Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 26)

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp, đặc biệt phần xuất khẩu do doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý.

Những mặt hàng xuất khẩu mang tính lệ thuộc cao (nguyên vật liệu nhập

khẩu hoặc khai thác từ địa phương khác trong nước).

Hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, ít qua chế biến chưa khai thác thế

mạnh của Thành phố là trung tâm dịch vụ hậu cần lớn nhất nước, do vậy trị giá xuất khẩu thấp.

Phương thức xuất khẩu lạc hậu làm giảm khả năng tiếp cận thị trường.

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế còn hạn chế.

Theo nhóm nghiên cứu, những ưu thế kể trên sẽ được phát huy và những hạn chế vừa nêu của Thành phố có thể khắc phục nếu có chiến lược phát triển và khai thác các loại hình dịch vụ trên địa bàn Thành phố. Và để xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ trên địa bàn Thành phố rất cần thiết phải phân tích thực trạng phát triển chúng.

1.2.3 Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển hệ thống các loại hình dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Để phát huy những điểm mạnh, khai thác những lợi thế, khắc phục những điểm yếu về thực trạng hoạt động xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu ở các mục 1.2.1 và 1.2.2 thì nhiệm vụ cấp bách trước mắt của các cấp quản lý Thành phố đặt ra về phát triển dịch vụ là:

Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện các hoạt động dịch vụ trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh và phải quán triệt quan điểm vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng của Thành phố có lợi thế nhiều nhất ở phát triển các loại hình dịch vụ.

Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để không những khai thác lợi thế của

Thành phố mà còn khai thác nguồn nguyên liệu xuất khẩu của các tỉnh bạn ở phía Nam.

Nâng cao chất lượng dịch vụ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ, giảm thiểu xuất khẩu dưới dạng thô, ít qua chế biến.

Các loại hình dịch vụ mang tính thương mại cũng phải được coi là sản

phẩm, phải được Thành phố quan tâm, có chiến lược hỗ trợ phát triển, coi các hoạt

lực của Thành phố, tương tự sản phẩm hữu hình khác (mà Thành phố đã hỗ trợ trên 100 sản phẩm phát triển thuận lợi, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế).

Dịch vụ phải phát triển hỗ trợ các sản phẩm hữu hình của Thành phố tăng

sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, cụ thể:

- Với dịch vụ công phải hoàn thiện thủ tục hành chính, xoá bỏ tham nhũng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí “ngầm”, từ đó giảm giá thành sản phẩm.

- Thương mại dịch vụ phải phát triển theo hướng góp phần tăng giá trị sản phẩm, đưa sản phẩm của Thành phố ra thị trường thế giới có hiệu quả, góp phần tạo chỗ đứng cho các sản phẩm của Thành phố trên thị trường quốc tế.

Yêu cầu đặt ra đối với phát triển dịch vụ của Thành phố là tác động để đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu của Thành phố:

• ••

• Chuyển dịch từ cơ cấu công nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sang cơ cấu dịch vụ có tỷ trọng caọ

• ••

• Chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp.

• ••

• Chuyển từ xuất khẩu qua trung gian là chủ yếu sang tiếp cận để thâm nhập trực tiếp các thị trường.

• ••

• Chuyển từ xuất khẩu sản phẩm thô sang xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng caọ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• ••

• Chuyển từ xuất khẩu hàng hoá hữu hình sang nâng dần tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VAØ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ

ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ CÔNG CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN XUẤT KHẨU: LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN XUẤT KHẨU:

2.1.1 Hoạt động hải quan:

2.1.1.1 Khái quát chung về hoạt động hải quan:

Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ… qua biên giớị

Với chức năng cơ bản như vậy, hoạt động của hải quan tác động mạnh đến hoạt động thương mại quốc tế:

- Bảo hộ hàng hoá sản xuất và kinh doanh hợp pháp;

- Chống gian lận thương mại quốc tế;

- Thúc đẩy sự phát triển giao lưu hàng hoá quốc tế;

- Làm tăng hoặc làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá;

- Góp phần tăng thu ngân sách quốc gia, nguồn tài chính quan trọng để phát triển thương mại nước nhà đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Với những ảnh hưởng tới hoạt động thương mại quốc tế như thế, nên hầu hết các hiệp định thương mại song phương và đa phương quốc tế đều đề cập đến vấn đề hoạt động hải quan. Sau đây là một số công ước, hiệp định quốc tế về hải quan đã và sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hải quan Việt Nam và sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh khi làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá:

ạ Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan:

Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto vào năm 1997 nhằm từng bước cải tổ hoạt động hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Như tên gọi của nó, mục tiêu của Công ước Kyoto là đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan nhằm từng bước giảm nhẹ các thủ tục hải quan, tạo ra sự thống nhất tương đối về thủ tục hải quan của các nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mạị

31 bản phụ lục của Công ước Kyoto thực chất là sự hệ thống hoá các thủ tục hải quan mang tính chất phổ biến. Hầu như hải quan nước nào cũng áp dụng ít hoặc nhiều trong số đó nhưng không được thể chế hoá một cách có hệ thống và đầy đủ như Công ước Kyotọ Việt Nam cũng ở trong tình trạng như vậỵ

Nếu áp dụng tốt Công ước Kyoto sẽ có tác dụng thúc đẩy thương mại, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách và tăng cường khả năng chống buôn lậu và gian lận thương mạị

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 26)