2007):
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cần xây dựng chiến lược kinh doanh của mình, mà tập trung vào:
- Xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu vừa và nhỏ xúc tiến quảng bá sản phẩm.
- Xây dựng chiến lược xuất khẩu phần mềm.
- Xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng cáo sản phẩm dịch vụ thương mại (bao gồm thương mại nội địa và thương mại quốc tế) cho doanh nghiệp vì như ở Chương 2, nhóm nghiên cứu khảo sát thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ít biết đến tiện ích của điện tử (chủ yếu dùng đánh máy, nhận và gởi email, chat, đánh cờ, game…). Cho nên để tạo ra thị trường thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ điện tử phải
quảng bá doanh nghiệp của mình thông qua các hình thức: +Quảng bá qua mạng.
+Tổ chức hội thảo về thương mại điện tử chuyên đề riêng cho hoạt động thương mại có sự tham gia của các doanh nghiệp.
+Mở các lớp tập huấn (có sự phối hợp với ITPC hoặc Sở Thương mại) cho các đối tượng: cán bộ lãnh đạo, cán bộ nhân viên phòng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
+Quảng bá tiện ích thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông. +Thiết lập những sản phẩm phần mềm phục vụ cho kinh doanh thương mạị
- Liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc thương mại nội địa tổ chức giao dịch trực tuyến, khai thác hợp đồng qua mạng, lập triển lãm ảo, hoặc tạo một website cung cấp thông tin khách hàng có nhu cầu mua hàng…
- Nên tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiềm năng vì sự thành công của các doanh nghiệp này chính là hình ảnh quảng bá tốt, lôi kéo các doanh nghiệp khác vào sử dụng dịch vụ thương mại điện tử.
Với chiến lược này, cần phải có sự tham gia hỗ trợ của các công ty kinh doanh điện tử chuyên nghiệp. Lúc đầu có thể miễn phí hoặc lấy phí tượng trưng của các doanh nghiệp xuất khẩu, sau đó mới nâng lên khi doanh nghiệp xuất khẩu thấy được tính hữu ích của chương trình.