thác nhằm thực hiện chức năng sớm hoàn trả thuế cho doanh nghiệp khi đến hạn giải quyết hoàn thuế. Việc này giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của mình.
Nguồn vốn hình thành để xây dựng quỹ tài chính:
- Quỹ phát triển xuất khẩu
- Các khoản tạm khấu trừ thuế VAT, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… (thay vì nộp vào kho bạc).
ẹ Xây dựng cơ chế mang tính luật nhằm thực thi khai thuế và hoàn thuế:
Nội dung cơ chế này nêu rõ:
- Thời gian: làm thủ tục khai thuế; thủ tục hoàn thuế.
- Cơ chế phạt nặng gian lận thuế ở các doanh nghiệp hoặc trì hoãn làm chậm thủ tục hoàn thuế cho doanh nghiệp ở các cơ quan thuế. Mức phạt phải có tác dụng răn đẹ
- Nghiên cứu áp dụng cơ chế tự chuyển “ngược” thuế được hoàn cho doanh nghiệp. Với cơ chế này, các khoản thuế tạm khấu trừ đưa vào quỹ được quản lý độc lập. Nếu quá thời hạn giải quyết hoàn thuế, cơ quan thuế chưa làm xong thủ tục hoàn thuế mà không có lý do thì thuế VAT được hoàn sẽ tự động đưa lại về tài khoản của doanh nghiệp. Với cơ chế chuyển ngược thuế này, đảm bảo nghĩa vụ và quyền của doanh nghiệp về thuế.
Tóm lại, vấn đề hoàn thuế VAT trong hoạt động xuất khẩu là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nếu có giá trị thuế VAT được hoàn vài ba triệu, nhưng do thủ tục hoàn thuế phức tạp mà họ bỏ luôn, đây là hiện tượng đáng suy ngẫm về thủ tục hành chính của ngành thuế, mà muốn thay đổi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mà nhóm nghiên cứu đã đề xuất ở trên.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẰM PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN XUẤT MẠI DỊCH VỤ NHẰM PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
3.3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI HÌNH: 3.3.1.1 Mục tiêu của các giải pháp: 3.3.1.1 Mục tiêu của các giải pháp:
Tạo hành lang pháp lý cho các loại hình thương mại dịch vụ phát triển.
Thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố từ công nghiệp sang dịch vụ thương mạị
Biến Thành phố trở thành trung tâm phát triển thương mại dịch vụ không những nhất của Việt Nam mà còn của khu vực.
Gợi ý các phương án phát triển các loại hình dịch vụ ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động xuất khẩu của Thành phố.
3.3.1.2 Các giải pháp chung để phát triển các loại hình thương mại dịch vụ: vụ:
ạ Hoàn thiện Luật Thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế:
Luật Thương mại ban hành năm 1997 và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật Thương mại chủ yếu mới điều tiết mảng thương mại hàng hoá, còn thương mại dịch vụ chưa được đề cập tớị Ngay cả từ thương mại dịch vụ chưa được định nghĩa phù hợp với WTO và các hiệp định thương mại song phương ta đã ký kết, dẫn tới pháp luật về thương mại của Việt Nam mang tính manh mún, rải rác, không đồng bộ, bất cập so với thông lệ quốc tế.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị để cho hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh có sự hỗ trợ của hoạt động dịch vụ thì Luật Thương mại phải có chỉnh sửa, bổ sung, phải
đưa thêm vào Luật Thương mại những vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ
sau đây:
Định nghĩa chuẩn mực thương mại dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại dịch vụ song phương và đa phương. Các phương thức thương mại dịch vụ quốc tế (xuất nhập khẩu dịch vụ)…
Các hình thức dịch vụ (theo Hiệp định Dịch vụ (GATS) của WTO có 12 nhóm ngành dịch vụ lớn, 155 phân ngành dịch vụ).
Lưu ý: Việc chỉnh sửa Luật Thương mại tất yếu sẽ dẫn tới chỉnh sửa các luật
và văn bản dưới luật khác: dịch vụ tài chính, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ giáo dục…