HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU TRÊN

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 120)

TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ:

Sau khi nghiên cứu 5 loại hình thương mại dịch vụ liên quan nhiều nhất đến hoạt động xuất khẩu của Thành phố: dịch vụ tài chính –ngân hàng; dịch vụ vận tải – giao nhận – kho bãi; dịch vụ môi giới tư vấn xuất khẩu; dịch vụ điện tử; dịch vụ tư vấn pháp lý, nhóm nghiên cứu rút ra các kết luận sau đây để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển và hoàn thiện:

v NHỮNG THAØNH TỰU CẦN PHÁT HUY:

- Các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu phát triển nhanh về số lượng lẫn chủng loạị

- Hoạt động thương mại dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu mang tính thị trường rõ nét: tiếp cận khách hàng, khuyến mãi, cạnh tranh…

- Thương mại dịch vụ phát triển thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tạo thói quen sử dụng dịch vụ bên ngoài, mang tính chuyên nghiệp hơn hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của mình: thuê Forwarder thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu; thuê cơ quan tư vấn lập hồ sơ khiếu nại, khởi kiện đối tác; thuê công ty dịch vụ gom hàng, đóng gói bao bì, thuê khai hải quan; thuê bên ngoài giúp tuyển dụng nguồn nhân lực cao cấp, quảng cáo ở nước ngoài…

- Nhiều phương tiện hiện đại đã được đưa vào sử dụng kinh doanh, đặc biệt ngành ngân hàng, vận tải hàng không, tàu biển, kinh doanh Internet, bưu chính viễn thông…

- Xuất khẩu dịch vụ đã có: trong ngành tin học, ngành hàng không, bưu chính viễn thông, ngân hàng… với doanh số ngày càng gia tăng.

v NHỮNG TỒN TẠI:

- Chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa phát triển theo chiều sâu, chưa tác động có hiệu quả mạnh ngay đến khách hàng, khiến số doanh nghiệp sử dụng các loại hình dịch vụ hỗ trợ từ bên ngoài còn ít, có doanh nghiệp sử dụng ở lần kinh doanh này, lần sau không sử dụng nữạ

Đặc điểm của dịch vụ là hàng hoá vô hình: không có kích thước, mẫu mã, màu sắc, vị… để khách hàng có thề tiếp cận được,nắm bắt được ngay để lựa chọn, mà sự lựa chọn ban đầu chỉ do thuyết phục tính hữu ích hoặc do khách hàng không có đầy đủ kiến thức để thực hiện dịch vụ… cho nên thương hiệu của các đơn vị kinh doanh dịch vụ, uy tín và hiệu quả của dịch vụ cao sau này mới thuyết phục khách hàng tiếp tục bỏ tiền để sử dụng dịch vụ.

- Cơ sở vật chất của nhiều ngành kinh doanh dịch vụ còn thấp: kho tàng xúông cấp; cổng truyền Internet chưa nhiều, tốc độ truyền còn chậm…

- Tính chuyên nghiệp của dịch vụ đã có nhưng chưa cao, chưa thuyết phục các doanh nghiệp sử dụng.

- Chưa có công ty thương mại tầm cỡ có ảnh hưởng lớn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoàị

- Một số ít doanh nghiệp thương mại đã có mở văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng hiệu quả thấp và chủ yếu nhằm để kinh doanh hàng hoá của mình chứ không nhằm thương mại dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác để kiếm lờị

- Chi phí dịch vụ còn cao khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, ngại sử dụng.

- Trình độ người thực hiện dịch vụ còn nhiều hạn chế, ý thức dịch vụ chưa vì khách hàng.

NHỮNG CƠ HỘI:

Khi đề xuất giải pháp, nhóm nghiên cứu xác định: các giải pháp đề xuất phải nhằm vào nắm bắt các cơ hội sau đây:

- Tốc độ hội nhập gia tăng, hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động dịch vụ phát triển, bao gồm dịch vụ công và dịch vụ mang tính thương mạị

- Doanh nghiệp các thành phần kinh tế phát triển với tốc độ nhanh tạo một thị trường có dung lượng ngày càng lớn. Đây là điều kiện tốt để các hoạt động dịch vụ phát triển.

- Theo lộ trình mở cửa kinh tế, Chính phủ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam và như vậy cạnh tranh sẽ lớn là động lực kích thích thương mại dịch vụ phát triển về chất và về lượng, phong phú về loại hình.

- Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn hỗ trợ thương mại dịch vụ phát triển: thực hiện cải cách sâu rộng đối với hành chính công; xây dựng chính sách ưu đãi đối với thương mại dịch vụ.

- Thành phố có vị trí lý tưởng để phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ xuất khẩụ

NHỮNG THÁCH THỨC:

Cần áp dụng các biện pháp để hạn chế:

- Hiện cơ sở lý luận về dịch vụ chưa được làm rõ dịch vụ là gì? Dịch vụ công là gì? Dịch vụ thương mại có phải là thương mại dịch vụ không? Phương pháp luận chưa rõ cho nên dẫn tới tổ chức phát triển dịch vụ chưa đúng: lập bộ phận dịch vụ hành chính cao cấp (làm hộ nhanh thu tiền nhiều) nằm trong các cơ quan dịch vụ công; phân loại các loại hình dịch vụ không đúng chuẩn mực quốc tế dẫn tới thống kê và phân tích tình hình dịch vụ saị

- Luật lệ để phát triển thương mại dịch vụ chưa đầy đủ và chưa mang tính hội nhập quốc tế: Luật Thương mại và chi tiết Luật Thương mại hiện hành mới chỉ chủ yếu đề cập đến thương mại hàng hữu hình, chứ hầu như chưa đề cập đến thương mại dịch vụ.

- Mảng thương mại dịch vụ chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm phát triển một cách thỏa đáng:

+Nhiều ngành xuất khẩu dịch vụ chưa được Nhà nước giao chỉ tiêu kim ngạch, đặt tốc độ phát triển cần đạt như ngành hàng không; ngành vận tải biển; xuất khẩu phần mềm…

+Chưa thực hiện thống kê xuất khẩu các loại dịch vụ để đưa ra các nhận định phát triển hay thụt lùi giúp đưa ra các giải pháp thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, của Sở Thương mại chủ yếu mới đề cập đến mảng xuất nhập khẩu hàng hữu hình, chứ chưa đề cập đến xuất khẩu hàng vô hình.

+Hiện nay, chiến lược kinh tế trọng tâm của Thành phố đặt ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố sang lĩnh vực dịch vụ thương mại nhưng chưa có những giải pháp thực hiện cụ thể, theo lời của Ông Nguyễn Minh Triết trao đổi với Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư ngày 02/8/2004: “Chúng tôi có cả một nghị quyết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – thương mại; cùng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động của các loại hình dịch vụ như tài chính, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu… mà vẫn chưa xoay chuyển được, rất cần Bộ Kế hoạch Đầu tư góp ý thêm về các giải pháp cụ thể

để đẩy nhanh quá trình, nếu không sẽ bị tụt hậu trong vài năm tới”.

- Theo lộ trình của các cam kết thương mại đa phương và song phương, Việt Nam mở cửa mạnh thị trường dịch vụ trong vài năm tới và cạnh tranh sẽ quyết liệt, các nhà dịch vụ trong nước không mạnh sẽ trao thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài, sản phẩm dịch vụ nhập khẩu sẽ đánh bại các loại dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.

- Trình độ của “người” hưởng lợi dịch vụ còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn các loại dịch vụ về chất nên doanh nghiệp đông nhưng “người biết dùng” dịch vụ ít, đây cũng là khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Như Chương 1 đã đề cập, gần như quá trình cung ứng và tiêu thụ xảy ra đồng thời nên chất lượng dù tốt nhưng dịch vụ sẽ kém hiệu quả nếu như phía hưởng lợi dịch vụ không có trình độ hoặc không có phương tiện hưởng lợi dịch vụ thích hợp. Ví dụ thầy dạy tiếng Anh giỏi, người bản xứ nhưng tham gia giảng cho một đối tượng mới thoát khỏi trình độ A, B, C thì rõ ràng thầy nói trò không hiểu; hay đường truyền Internet tốt, chất lượng cao nhưng máy tính của công ty bị hỏng… hoặc ITPC tổ chức một buổi xúc tiến thương mại tốt, mời gọi được nhiều đối tác nước ngoài tới trao đổi ngành hàng nhưng công ty không sẵn sàng chuẩn bị tốt về giới thiệu công ty: không có Catalogue, không có name card, đưa người không biết sinh ngữ tới giao tiếp hoặc người được cử đến am hiểu về công ty có hạn… thì rõ ràng cuộc tiếp xúc sẽ không giúp ích cho doanh nghiệp mà ngược lại hình ảnh của công ty bị xấu đị

- Sau 10 năm nữa, việc di dời cảng biển và sân bay quốc tế ra khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, nếu không xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ toàn diện sẽ dẫn tới giảm doanh thu và tỷ trọng dịch vụ rất lớn ở Thành phố.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp dựa vào các yếu tố thực tiễn về tình hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trên địa bàn Thành phố như đã phân tích ở Chương 2 và tóm tắt ở các mục kể trên.

3.1.2.2 Cơ sở mang yếu tố quốc tế:

Khi xây dựng các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, nhóm nghiên cứu đã lĩnh hội những nội dung cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam theo tinh thần của các hiệp định song phương và đa phương. Tinh thần chủ yếu của các hiệp định ấy có liên quan đến hoạt động dịch vụ như sau:

ạ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ:

Sở dĩ phải tính đến lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ vì:

- Đây là hiệp định song phương đầu tiên Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.

- Nội dung mở cửa được dựa vào các tiêu chuẩn của các hiệp định dịch vụ của WTO (GATS).

- Nội dung của hiệp định sẽ là cơ sở để chỉnh sửa và xây dựng luật quốc gia (tính thực thi pháp luật).

- Xây dựng Ủy ban Hỗi hợp Việt Nam – Hoa Kỳ giám sát thực thi hiệp định.

LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH BTA được thể hiện qua Phụ lục số 4.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 120)