Hệ thống xúc tiến thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 35)

c. Những tồn tại của ngành hải quan gây trở ngại đối với doanh nghiệp:

2.1.2.1 Hệ thống xúc tiến thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Hệ thống xúc tiến thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua Sơ đồ 2.1.

ạ Đánh giá chung về bộ máy xúc tiến thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh:

Không có một tỉnh thành nào trong cả nước lại có bộ máy tổ chức hoạt động Marketing hùng hậu như của Thành phố:

• ••

• Riêng các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư chuyên đã lên đến gần 50 tổ chức.

• ••

• Các phòng xúc tiến thương mại ở các Sở, Ban, Ngành.

• ••

• Các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế: KOTRA (Hàn Quốc ); JETRO (Nhật Bản); EUROCHAM (EU); AMCHAM (Hoa Kỳ).

• ••

• Bộ phận City Web.

• ••

• Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.

• ••

• Các công ty hội chợ – triển lãm.

• ••

• Hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài (trên 20 hiệp hội).

• ••

• Hiệp hội các doanh nghiệp: Hiệp hội Công thương và các hiệp hội ngành hàng: trên 30 hiệp hội nhưng mạnh nhất là Hiệp hội Thủy sản; Hiệp hội Dệt May Thêu Đan; Hiệp hội Giày dép; Hiệp hội Mây Tre Lá; Hiệp hội Trái cây…

Sơ đồ 2.1: Hệ thống các cơ quan nhà nước tham gia xúc tiến xuất khẩu

Bộ phận CityWeb Hiệp hội Công

thương Các phòng

XTTM các Sở Trung tâm XTTM-

ĐT TP (ITPC)

Quan hệ chỉ đạo trực tiếp Quan hệ tác nghiệp UBND TPHCM Các công ty hội chợ – triển lãm Phòng TM và CN VN, chi nhánh TPHCM Cục Xúc tiến – Bộ TM, chí nhánh TPHCM Hiệp hội các ngành hàng xuất khẩu Hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài Các trung tâm XTTM quốc tế Phòng, bộ phận tiếp thị của các doanh nghiệp

Ưu điểm của mạng lưới xúc tiến thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh:

- Thành phố có gần như đủ các loại hình tổ chức thực hiện quảng cáo xúc tiến xuất khẩụ

- Nhiều tổ chức đã thực hiện khá bài bản đưa hình ảnh của Thành phố, tiềm năng xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu ra thị trường thế giớị

- Mỗi tổ chức đều có những cách riêng quảng cáo xúc tiến thương mại phục vụ cho mục tiêu hoạt động của mình và như thế, hình ảnh hàng hoá xuất khẩu bằng nhiều cách đến với thế giớị

Hạn chế của mạng lưới xúc tiến thương mại xuất khẩu:

- Mạng lưới trên không thể gọi là tổ chức vì dường như các đơn vị trong mạng lưới ít có mối quan hệ trên dưới, dọc ngang, mà mỗi cơ quan, đơn vị được thành lập phục vụ cho yêu cầu riêng, chứ không phải do nhu cầu của một hệ thống tổ chức. Hậu quả mạnh ai nấy làm, xúc tiến Marketing ít có sự phối hợp, khiến hiệu quả xúc tiến thấp, chi phí caọ

- Do thiếu một nhạc trưởng thực hiện phối hợp giữa các cơ quan xúc tiến thương mại sử dụng ngân sách nhà nước và địa phương, cho nên sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong hưởng lợi sự tài trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này bị hạn chế.

- Các cơ quan xúc tiến trong nước chưa khai thác có hiệu quả các cơ quan xúc tiến quốc tế đóng trên địa bàn Thành phố (mặc dù vẫn có một số hợp tác nhất định mà chúng tôi sẽ phân tích ở những phần dưới, nhưng sự hợp tác này không mang tính thường xuyên và mang tính chiến lược).

b. Đánh giá về nguồn nhân lực phục vụ trong hệ thống xúc tiến thương mại:

• ••

• Đối với các đơn vị tham gia xúc tiến thương mại thuộc các tổ chức quốc tế và các văn phòng đại diện nước ngoài thì nguồn nhân lực tham gia xúc tiến khá chuyên nghiệp, có bài bản và được tổ chức chặt chẽ vì bản thân các tổ chức này có mục tiêu hoạt động rõ ràng và có cơ chế tuyển chọn nguồn nhân lực khắt khẹ

• ••

• Còn ở các tổ chức xúc tiến trong nước, nhìn chung, cán bộ ở các cơ quan xúc tiến thương mại chủ yếu tổ chức hoạt động Marketing địa phương dựa vào phương pháp kinh nghiệm, chứ hầu hết chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp về hoạt động Marketing địa phương. Đây cũng là một trong những nhân tố làm giảm hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mạị

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)