Tình hình hoạt động tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng trên địa bàn Thành

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 63)

phố Hồ Chí Minh:

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, các ngân hàng trên địa bàn Thành phố đều tham gia tài trợ cho hoạt động xuất khẩụ

Nhóm ngành hàng được tài trợ:

- Thu mua, chế biến và xuất khẩu gạo, cà phê, thủy hải sản, cao su, hạt điều, hồ tiêu, dừa, long nhãn, hoa quả khác.

- Sản xuất và gia công hàng may mặc, giày dép.

- Sản xuất và chế biến gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ.

- Các nhóm hàng khác.

Các ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự huy động trên thị trường để tài trợ xuất khẩu cho doanh nghiệp. Phương thức là cho vay vốn theo dự án để thu mua nguyên vật liệu chế biến hàng xuất khẩụ Đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến hàng nông lâm hải sản xuất khẩu có hiệu quả và có thị trường ổn định. Mặt khác, các ngân hàng tập trung vốn trung và dài hạn cho đầu tư đổi mới công nghệ dây chuyền thiết bị nhà xưởng, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và nâng cao năng lực xuất khẩu ở những ngành hàng dệt may, giày, cao su, đồ gỗ…

Đối tượng được tài trợ xuất khẩu:

Nhìn chung, các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều lấy tiêu chí hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp để thực hiện tài trợ xuất khẩu, giảm thiểu việc xem xét thành phần kinh tế của doanh nghiệp để tài trợ xuất khẩụ Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, thì doanh nghiệp nhà nước vẫn là đối tượng chính nhận được nguồn tài trợ từ ngân hàng thương mại quốc doanh do có những ưu đãi riêng, nhất là tài sản thế chấp, các doanh nghiệp này đều được cho vay dưới hình thức tín chấp. Chỉ tính riêng Ngân hàng Công thương, Sở giao dịch II, đến trung tuần tháng 9/2002, dư nợ về tài trợ xuất khẩu đạt 600 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước cần các nguồn tài trợ lớn như Công ty xuất khẩu hạt điều Lafooco vay 140 tỷ đồng, Công ty XNK dệt may Bình Dương (Protrade) 120 tỷ đồng, Casumina cũng đạt đến dư nợ 120 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đang hoạt động tại 12 KCN và KCX của Thành phố cũng là đối tượng được hệ thống ngân hàng thực hiện tài trợ. Và theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thì cứ 1%

tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng 0,88% kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các KCN – KCX. Khi nhận thức các doanh nghiệp hoạt động tại các KCX và KCN là những khách hàng tiềm năng có khả năng xuất khẩu lớn mà các ngân hàng đã vào cuộc: từ chỗ cách đây 3 năm chỉ 17 ngân hàng tham gia cho vay với tổng dư nợ khoảng 1.989 tỷ đồng, nay đã có 40 ngân hàng tham gia dịch vụ cho vay với số dư nợ tăng 4,7 lần (9.189 tỷ đồng) so với cách đây 3 năm (xem bảng 2.12).

Bảng 2.12: Tình hình vay vốn tại các KCX - KCN

ĐVT: Triệu đồng

2004/2001 (lần) Năm Dư nợ cho

vay Số ngân hàng cho vay Tỷ lệ dư nợ tăng so với năm qua (%) Tỷ lệ số NH cho vay tăng so năm qua (%) Dư nợ cho vay Ngân hàng cho vay 12/2001 1.975.455 17 12/2002 4.207.944 35 213,01 205,88 12/2003 8.189.410 40 194,62 114,29 03/2004 9.189.600 40 112,21 100,00 4,7 2,4

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TPHCM

Và chính sự gia tăng tín dụng của hệ thống ngân hàng tại các KCX và KCN của Thành phố đã góp phần làm cho mức tăng trưởng xuất khẩu ở các KCX và KCN Thành phố tăng caọ

Bảng 2.13: Tình hình xuất khẩu tại các KCX và KCN Thành phố Hồ Chí Minh

ĐVT: Triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu (%) 1997 253,26 - 1998 405,38 +60,06 1999 554,21 +36,71 2000 741,40 +33,78 2001 812,43 +9,58 2002 943,87 +16,18 2003 1.154,45 +22,31 Nguồn: HEPZA

Các hình thức tài trợ xuất khẩu:

Hiện nay, có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong lôi kéo khách hàng xuất khẩu, nên hình thức tài trợ xuất khẩu ở các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khá giống nhau:

- Tài trợ thông qua cho vay với lãi suất ưu đãi: Các ngân hàng chỉ áp dụng mức lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp có thực hiện thanh toán L/C, cam kết thanh toán tiền hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ thu được thường xuyên cho mình. Cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu khác với lãi suất cao hơn một chút nhưng vẫn thấp hơn lãi suất cho vay thông thường. Để thấy được sự ưu đãi này, chúng ta biết rằng hiện nay các ngân hàng đang thực hiện nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn từ bên ngoài với lãi suất chỉ thấp hơn 0,02- 0,03%/tháng. Riêng với ngoại tệ, các ngân hàng thường áp dụng theo lãi suất SIBOR cộng với tỷ lệ % nhất định, thường trong khoảng 1,0-1,5%/năm.

- Tài trợ thông qua giảm phí dịch vụ ngân hàng: Ngân hàng áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu có số dư tiền gởi lớn, kim ngạch xuất khẩu caọ

- Tài trợ qua các dịch vụ ưu đãi khác: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cần ngoại tệ thanh toán sẽ được chi nhánh ưu đãi quyền ưu tiên mua trước, kịp thời và đầy đủ. Một số ngân hàng còn miễn phí bán ngoại tệ.

- Thời hạn tài trợ xuất khẩu: Đối với tài trợ xuất khẩu, thời hạn cho vay phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-Thời hạn thực hiện hợp đồng xuất khẩu nhưng không quá 180 ngàỵ

-Thời hạn thanh toán của L/C. Đối với chiết khấu thì thời gian thỏa thuận là 60 ngày từ ngày chiết khấu chứng từ hoặc sau ngày đáo hạn đối với chứng từ của L/C trả chậm.

Tuy nhiên, trong tài trợ xuất khẩu, các ngân hàng đều dừng lại ở việc tài trợ các khoản thu xuất khẩu ngắn hạn (xuất khẩu thu tiền ngay). Các khoản xuất khẩu trả chậm chưa được các ngân hàng đưa vào danh sách tài trợ. Theo phiếu điều tra thu được, trong tương lai, các ngân hàng vẫn chưa có ý định phát triển thêm các dịch vụ tài trợ mớị

- Tài trợ thông qua dịch vụ cho thuê tài chính: Dịch vụ cho thuê tài chính đã được đưa vào và chính thức tồn tại ở Việt Nam từ cuối năm 1995, sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 64/CP ngày 9/10/1995. Việt Nam hiện có 8 công ty cho thuê tài chính hoạt động, trong đó có 5 đơn vị thuộc hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương; một đơn vị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đầu tư nước ngoài và hai đơn vị liên doanh: VILC, Kexim Vietnam và ANZ-Vtrac. Hoạt động của các công ty này chủ yếu phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tảị

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chỉ có 4 công ty cho thuê tài chính còn hoạt động, đó là Công ty cho thuê tài chính quốc tế VILC – đơn vị liên doanh với Ngân hàng Công thương Việt Nam; Kexim Vietnam (100% vốn nước ngoài); Công ty cho thuê tài chính II – Ngân hàng Nông nghiệp và Công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với các thị phần tương ứng là 24%, 10%, 42% và 24%. Các doanh nghiệp này đã đầu tư cho thuê các máy móc thiết bị cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua kênh dẫn vốn cho thuê tài chính, các doanh nghiệp đã tận dụng được các cơ hội kinh doanh, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩụ

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, trong 6 tháng đầu năm 2004, các công ty cho thuê tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng vốn từ 466 tỷ đồng lên 2.349 tỷ đồng và dư nợ cho thuê cũng tăng mạnh từ 1.643 tỷ đồng lên 2.349 tỷ đồng.

Ưu điểm của hình thức cho thuê tài chính trong hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu:

Để cạnh tranh, các công ty cho thuê tài chính đang giới thiệu miễn phí cho khách hàng những nhà cung cấp máy móc, thiết bị có uy tín kèm theo chương trình hậu mãi dài hạn và giá cả hợp lý. Các doanh nghiệp được lựa chọn trước những tài sản cần thuê phù hợp với nhu cầu của mình và đàm phán về giá cả, cách thức giao nhận, lắp đặt, bảo hành, bảo trì và thừa hưởng dịch vụ hậu mãi ưng ý. Các công ty cho thuê tài chính đều thực hiện cam kết mua tài sản theo đúng điều kiện mà doanh nghiệp yêu cầu để cho thuê, đồng thời nắm quyền sở hữu tài sản cho thuê trong suốt thời hạn thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê phải thanh toán tiền thuê cả vốn gốc lẫn lãi với thời hạn thuê tối thiểu một năm và tối đa 10 năm. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được toàn quyền sở hữu tài sản đã thuê với giá mua lại tượng trưng. Ông Lê Văn Phú, Phó Tổng Giám đốc VILC cho biết, lãi suất sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính nhỉnh hơn lãi suất vay trung và dài hạn củ ngân hàng, do đó nếu đầu tư xây dựng cơ bản thì doanh nghiệp chọn vay vốn ngân hàng, còn để đổi mới máy móc thiết bị thì doanh nghiệp chuộng dịch vụ cho thuê tài chính nhiều hơn. Lãi suất mà các công ty cho thuê tài chính áp dụng hiện nay là lãi suất cho vay của thị trường cộng thêm 0,2% - 0,3%. Nhưng bù lại là thủ tục cho thuê đơn giản và công ty cho thuê tài chính không chỉ tài trợ đến 100% giá trị tài sản thuê, mà còn hỗ

trợ làm thủ tục nhập khẩu nhanh chóng và giúp dự án đầu tư của doanh nghiệp được triển khai đúng tiến độ.

Hạn chế:

+ Lãi suất và chi phí còn cao so với lãi suất trung và dài hạn của ngân hàng đến 0,2 – 0,3%/năm.

+ Cho thuê tài chính chỉ bó hẹp trong phạm vi máy móc thiết bị.

+ Quảng bá cho thuê tài chính còn hạn chế nên ít doanh nghiệp biết tớị

2.2.1.3 Những kết luận rút ra về dịch vụ tài chính ngân hàng phục vụ cho xuất khẩu: khẩu:

ạ Những kết luận rút ra từ khảo sát trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu của Thành phố:

Để khách quan đánh giá tác động từ hoạt động ngân hàng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu phát phiếu điều tra và tổng kết lại qua 2 bảng 2.14 và 2.15 sau đây:

Bảng 2.14: Hình thức doanh nghiệp khai thác nguồn vốn từ ngân hàng

Các hình thức DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Thế chấp tài sản để vay vốn 3.80 4.20 4.50 5.20 4.43

Tín chấp để vay vốn 5.60 5.00 6.50 7.00 6.03

Thế chấp L/C để vay vốn 5.00 6.00 6.60 7.00 6.15

Chiết khấu chứng từ 4.80 3.50 6.50 6.60 5.35

Vay vốn ưu đãi của Chính phủ 5.00 7.00 6.80 6.50 6.33

Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 5.50 7.00 6.00 6.10 6.15

Các hình thức vay vốn khác 4.50 4.70 4.80 4.85 4.71

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên sự khó khăn từ ít đến rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn

* Doanh nghiệp FDI thường dịch vụ ở ngân hàng có vốn nước ngoài nên sử dụng chế độ tín chấp dễ hơn

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

Qua bảng này ta thấy dường như doanh nghiệp nhà nước tiếp cận với nguồn vốn chính thức phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình dễ dàng hơn các khu vực kinh tế khác, khó khăn nhất là khu vực kinh tế tập thể.

Những khó khăn của doanh nghiệp khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng thể hiện qua bảng 2.15

Bảng 2.15: Những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng

Loại khó khăn DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Thủ tục vay vốn phức tạp 5.20 4.80 5.30 5.40 5.18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vay được ít trên số tài sản thế chấp 6.20 5.80 6.50 6.54 6.26

Lãi suất cao 2.20 2.40 2.00 2.00 2.15

Thời gian vay vốn ngắn 3.00 3.50 3.52 3.60 3.41

Hình thức cho vay chưa đa dạng 5.60 6.00 6.40 6.35 6.09

Bị phân biệt đối xử khi vay vốn 3.00 4.00 5.60 5.93 4.63

Thông tin ít khi tiếp cận nguồn vốn

vay ưu đãi 4.82 5.80 6.45 6.60 5.92

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên

ngân hàng yếu 3.00 3.60 3.56 3.42 3.40

Thái độ của NV ngân hàng tham

nhũng, đòi hối lộ Không trả lời Những khó khăn khác (thế chấp quyền

sử dụng đất…) 4.80 5.20 5.50 5.40 5.23

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên mức độ ít khó khăn đến rất khó khăn ảnh hưởng mạnh đến doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu 2003-2004

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 63)