Ích lợi mang lại khi thực thi kiến nghị:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 155)

KCX Tân Thuận sẽ làm nòng cốt kích thích sự phát triển kinh doanh kho vận, giao nhận ngoại thương của Thành phố (mà thực chất là phát triển hoạt động logicstic) để góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu của Thành phố từ công nghiệp sang thương mại dịch vụ.

Biến Thành phố làm cầu nối đưa hàng hoá của khu vực phía Nam ra nước ngoài và là địa điểm trung chuyển phân phối hàng hoá đi các nước.

Giúp các doanh nghiệp nội địa mua nguyên vật liệu, máy móc, trang thiết bị kịp thời với chi phí thấp.

3.3.2.3 MỞ RỘNG DỊCH VỤ MÔI GIỚI TƯ VẤN XUẤT KHẨU:

Qua phân tích ở Chương 2 về vấn đề này, nhóm nghiên cứu khi đưa ra giải pháp quán triệt đặc điểm sau đây:

- Đa só doanh nghiệp xuất khẩu Thành phố có quy mô vừa và nhỏ.

- Thụ động trong tìm kiếm thị trường và khách hàng.

- Hầu hết các doanh nghiệp chưa có văn phòng đại diện.

- Chưa có công ty thương mại mang tầm cỡ quốc tế xây dựng hệ thống phân phối tiếp cận trực tiếp với thị trường.

Với đặc điểm cơ bản như vậy, nhóm nghiên cứu kiến nghị:

ạ Hỗ trợ để xây dựng các tập đoàn thương mại mạnh của Thành phố:

Có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, cửa hàng ở nước ngoài để làm chỗ dựa cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố thâm nhập nhanh vào thị trường thế giớị

Doanh nghiệp thương mại đề nghị: Tổng Công ty Thương mại Saigon; Tổng Công ty Bến Thành; Saigon-Coop.

Phương pháp hỗ trợ:

- Hỗ trợ tài chính để các doanh nghiệp này thuê ở các trung tâm thương mại của Việt Nam được Nhà nước thành lập tại Nga, Hoa Kỳ, Dubai… Thời gian hỗ trợ tài chính 3 năm.

- Miễn thuế và cho vay vốn ưu đãi từ các quỹ, ngân hàng dưới hình thức tài trợ xuất khẩụ

- Hỗ trợ các thông tin cần thiết để các doanh nghiệp thiết lập đề án triển khai chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc mở công ty thương mại tại nước ngoài (Trung tâm ITPC thực hiện).

- Hỗ trợ kinh phí để đi khảo sát, tham quan, thuê tư vấn…

Chức năng hoạt động: tuỳ vào hình thức tổ chức lựa chọn mà cơ chế hoạt động khác nhau, tuy nhiên gồm các chức năng sau:

- Nghiên cứu thị trường, đối tác

- Tìm kiếm cơ hội thương mại và đầu tư

- Thay mặt khách hàng ký kết các hợp đồng thương mại và theo dõi tổ chức thực hiện hợp đồng

Yêu cầu đối với hoạt động của các công ty thương mại khi mở ở nước ngoài:

- Phải cử và tuyển lựa nhân viên giỏi có nghiệp vụ làm việc

- Tính chuyên nghiệp cao

- Tạo lập uy tín với khách hàng

- Có phương tiện và điều kiện hoạt động tốt

- Có mối quan hệ trong và ngoài nước tốt

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chưa có tổng công ty thương mại nào làm được chức năng “cõng” các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Agifish An Giang.

Câu lạc bộ Bè cá ở An Giang có trên 100 doanh nghiệp thành viên. Câu lạc bộ đứng ra ký kết với Agifish thỏa thuận:

- Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm và thỏa thuận lịch giao hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thuộc Câu lạc bộ tìm đối tác để xuất khẩu sản phẩm.

- Hợp tác để tổ chức xuất khẩu các hợp đồng lớn.

Và sau khi thua kiện vụ cá basa ở Hoa Kỳ, Agifish tìm thị trường mới, tạo sản phẩm mới làm chỗ dựa cho Câu lạc bộ Bè cá.

(Thông tin Bộ Thương mại – 2003)

Tính chất hoạt động: Dù đại diện của các tổng công ty, công ty thương mại được tổ chức dưới hình thức nào ở hải ngoại, thì sự hoạt động vẫn mang tính chất kinh doanh dịch vụ thương mạị Phí dịch vụ sẽ chủ yếu do hai bên thỏa thuận căn cứ vào kết quả hoạt động: tính trên tỷ lệ % so với kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc công việc được ủy quyền cụ thể. Và như vậy, chất lượng và giá cả dịch vụ là những yếu tố hàng đầu thu hút các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ môi giới, hỗ trợ kinh doanh xuất nhập khẩu và đầu tư.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 155)