Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 100)

b. Các tổng kết của nhóm nghiên cứu:

2.2.4.2Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

khẩu của Thành phố Hồ Chí Minh:

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 3 trung tâm thương mại điện tử lớn nhất nước: ở Việt Nam có 3 cổng Internet đi quốc tế (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng), tốc độ đường truyền thấp 50Mb, và từ tháng 7/2002, Công ty VDC đã đưa vào dịch vụ Internet tốc độ cao ASDL cho phép tốc độ đường truyền tăng 10 lần. Trong khi đó, Hàn Quốc - một đất nước dân số ít hơn Việt Nam, ở thời điểm tháng 3/2002 đã có 14 cổng và tốc độ đường truyền có dung lượng là 640Mb/s.

Sự phát triển mạng Internet và các ứng dụng của nó tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung rất nhanh, 90%/năm.

Ngày 5/3/1997, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 21/CP quy định Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập sử dụng mạng Internet tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 136/TTg ngày 5/3/1997 thành lập Ban Điều phối quốc gia về mạng Internet nhằm phối hợp hoạt động của các bộ, ngành hữu quan phát triển dịch vụ Internet tại Việt Nam.

Ngày 9/11/1997, Tổng cục Bưu điện công bố chính thức khai trương mạng dịch vụ Internet Việt Nam tại Hà Nội, Công ty VDC là nhà cung cấp truy nhập Internet (IAP) duy nhất tại Việt Nam. Hiện nay:

+ Có 10 ISP tại thị trường Việt Nam là:

- Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (mạng VNN)

- Viện Công nghệ thông tin Việt Nam (mạng NetNam)

- Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Saigon SPT (mạng Saigonnet)

- Công ty Điện tử viễn thông quân đội (mạng VietelNet)

- Công ty Điện tử viễn thông điện lực (ETC)

- Công ty cổ phần công nghệ (mạng Qtnet)

- Công ty Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ (Techcom)

- Công ty Điện tử tin học hoá chất (Elinco)

- Công ty cổ phần Điện tử viễn thông (Hanel)

+ Và 5 ICP là:

- Công ty VDC

- Công ty FPT

- Trung tâm tin học thuộc Bộ Văn hoá thông tin (Cinet)

- Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam (mạng Phương Nam)

- Công ty Pacrim

Qua khảo sát thực tế và nghiên cứu các tài liệu công bố mang tính tin cậy, nhóm đề tài có thể rút ra những đánh giá sau đây về tình hình sử dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn Thành phố.

Ưu điểm:

• Sự ứng dụng thương mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh. Nếu trước năm 1993, 99% máy tính điện tử nằm ở các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước, thì nay gần như các công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đều có sắm máy vi tính (với mức độ mới về kỹ thuật khác nhau) và khoảng 60% cán bộ công nhân viên có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu đều có khả năng sử dụng máy vi tính từ trình độ sơ cấp đến cao cấp.

• Các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố có liên quan đến hoạt động thương mại xuất nhập khẩu đều có trang web: Sở Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến Thương mại (của Bộ Thương mại), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh… để hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, và số doanh nghiệp truy cập ngày càng gia tăng. Đặc biệt, City Web của Thành phố được xếp hạng 49.027/100.000 website hàng đầu thế giới với khoảng 6,5 triệu lượt người truy

cập mỗi tháng. Từ nay đến 2005, City Web sẽ tiếp tục mở rộng 80 đầu mối cung cấp thông tin, thực hiện cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, Hoa, Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho nước ngoài truy cập.

• Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã lập bộ phận khai thác thông tin trên mạng (hoặc trực thuộc Ban Giám đốc hoặc nằm trong phòng kinh doanh) [khảo sát trên 250 doanh nghiệp tại Thành phố của nhóm nghiên cứu] để nắm những thông tin về cơ chế chính sách nhà nước có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; khai thác thông tin về thị trường, về cơ hội kinh doanh, về chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố; của Cục Thương mại; của VCCI…

• Những hiệp hội, ngành hàng lớn như Hiệp hội Thủy sản (VASEP); Hiệp hội Dệt may; Hiệp hội Giày da… đã xây dựng trang web và 100% hội viên đều cập nhật ở mức độ khác nhaụ

• Những tổ chức phi Chính phủ như JETRO, KOTRA (Hàn Quốc), EUROCHAM, AMCHAM, VCCI đều xây dựng trang web để cung cấp thông tin miễn phí cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam: nội dung phong phú, cập nhật, được các nhà kinh doanh đánh giá caọ

• Trên địa bàn Thành phố có khoảng 150 doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử (số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp năm 2003). Nhiều doanh nghiệp kinh doanh Internet cung cấp miễn phí thông tin cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp xuất nhập khẩụ

Ví dụ trang web www.vnn của VASC cung cấp miễn phí thông tin cho các doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trang vàng: cung cấp thông tin về các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực + VNN guide and shopping: cung cấp các thông tin về các dịch vụ (máy bay, taxi, giặt là, bệnh viện), về mua sắm…

+ Bản tin thị trường: cung cấp đầy các thông tin về giá cả các lạoi hàng hoá, dịch vụ; tỷ giá ngoại tệ, giá vàng…

+ Bất động sản: cung cấp thông tin về bất động sản tại các thành phố lớn trong cả nước

+ Tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư… và nhiều thông tin khác

Ngoài ra, hàng loạt trang web khác như: http://www.business.vnn.vn/,

http://www.tintuc.vnn.vn/, http://www.fpt.vn/, http://www.vitranet.vnn.vn/... cũng

cung cấp một nguồn thông tin rất phong phú cho các hoạt động kinh doanh.

• Internet được sử dụng rộng rãi ở các ngân hàng trên địa bàn Thành phố từ năm 2003 trở lại đây, đặc biệt khi ngân hàng thực hiện nối kết mạng SWIFT, khiến cho

hoạt động thanh toán quốc tế nhanh hơn, chính xác hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm chi phí thanh toán; tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn; lựa chọn phương thức thanh toán có lợi nhất.

• Trên địa bàn Thành phố có 3 trang web dịch vụ khá chuyên nghiệp miễn phí

nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu như:

- www.yes.com.vn: trang web này có đăng tải thông tin các doanh nghiệp và

thông tin khá lộn xộn, chưa được sắp xếp có trật tự lắm.

- www.vietetradẹcom: các chỉ mục được sắp xếp theo thứ tự và dễ tìm. Tuy

nhiên, thông tin về doanh nghiệp còn ít.

- www.vietnamcontact.com: hỗ trợ cho việc xuất khẩu sang Việt Nam.

và có 2 trang web khác hoạt động khá chuyên nghiệp nhưng doanh nghiệp

phải trả phí:

- www.bvom.com: hỗ trợ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thành

viên muốn tham gia phải đóng lệ phí.

- www.exim-prọcom: hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ phục vụ cho công tác tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước và hoạt động xuất nhập khẩụ

2 trang web kể trên thực hiện các chức năng dịch vụ sau:

+Giúp doanh nghiệp đăng thông tin quảng cáo trên mạng (có thu phí); +Tư vấn, cung cấp thông tin cho khách hàng theo yêu cầu;

+Dịch thuật các loại văn bản, chứng từ quan trọng ra ngôn ngữ mà khách hàng yêu cầu;

+Là người đại diện cho các doanh nghiệp, giúp thu gom và kiểm tra chất lượng sản phẩm, liên hệ với đối tác cho doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng trên mạng trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện tiến tới: bán buôn, bán lẻ ra thị trường nước ngoài:

Ngày 19/12/1998, Trung tâm Dịch vụ gia tăng giá trị (VASC) khai trương siêu thị điện tử đầu tiên tại địa chỉ http://203.162.5.45/cybermall/. Trên Cybermall bày bán khá nhiều mặt hàng và người xem có thể tự do dạo chơi trên siêu thị, chọn mua mặt hàng mà mình thích rồi đặt mua hàng. Siêu thị được thiết kế với đầy đủ các tính năng cần thiết để việc mua, bán hàng được thuận tiện.

Sau Cybermall, một số siêu thị khác của Việt Nam cũng đã ra đời như siêu thị máy tính tại http://www.blueskỵcom.vn/, siêu thị nhà đất http://www.nhadat.com.vn siêu thị điện máy http://www.nguyenkim.com, siêu thị sách

http://www.minhkhaịcom; http://www.fahasasg.com, siêu thị bán lẻ

http://www.tvc.com.vn cũng khá thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Một số công ty lớn cũng đã dần dần thương mại hoá website của mình, phục vụ nhu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mua hàng qua mạng như: Sony Việt Nam (www.sonỵcom.vn); Samsung Vina (www.samsungvn.com); Vĩnh Tiến (www.vinhtien.com.vn); Giày Biti’shipment (www.bitis.com.vn)...

Nếu như những năm trước đây, các siêu thị điện tử doanh số bán rất hạn chế vì thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống thì từ năm 2004 trở đi, sự phát triển thẻ ATM tăng nhanh sẽ hỗ trợ cho hoạt động bán hàng qua mạng.

Đến thời điểm tháng 6/2004, các ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hành 380.000 thẻ ATM và doanh số 6 tháng đầu năm 2004 thanh toán bằng thẻ ATM lên đến hơn 648.000 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển thuận lợi các hình thức thương mại điện tử.

Tóm lại, hoạt động thương mại điện tử của Thành phố đang trên đà phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn có những khó khăn:

Thứ nhất, sự phát triển thương mại điện tử so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn hạn chế:

- Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Thành phố Hồ Chí Minh yếu: ít cổng Internet; tốc độ đường truyền thấp; chi phí dịch vụ điện tử cao so với các nước trong khu vực từ 20-50% tuỳ vào từng loại hình dịch vụ (điều tra của JETRO công bố tháng 11/2003).

- Nguồn nhân lực thiếu: Hiện có 10 khoa công nghệ thông tin trong các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tổng số sinh viên là 9.980 và tổng số giáo viên là 160 ngườị Như vậy, trung bình hàng năm kể từ năm 2000, sẽ có 2000 cử nhân và kỹ sư công nghệ thông tin tốt nghiệp ra trường. Ngoài các đại học, còn có một số trường cao đẳng và các lớp cao đẳng tin học thuộc các khoa công nghệ thông tin ở các trường đại học. Hiện có khoảng 5000-7000 người có trình độ đại học công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong số này chỉ có khoảng 1000 người đang làm phần mềm chuyên nghiệp và có khoảng 2000 kỹ sư, cử nhân các ngành khác chuyên sang lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhưng lực lượng này chỉ mới đáp ứng 1/5 nhu cầu về số lượng, còn chất lượng đào tạo, đặc biệt các kỹ sư công nghệ thông tin am hiểu về thương mại quốc tế rất hạn chế.

- Thiếu luật giao dịch điện tử làm cản trở hoạt động thương mại điện tử vì giao dịch thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế không thể thiếu luật quy định về các vấn đề: chứng từ điện tử (khuôn dạng); chữ ký điện tử (khuôn dạng, xác thực); cơ quan xác thực chữ ký điện tử; các chế tài cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những người tham giạ

Ngành ngân hàng Việt Nam đang áp dụng nhiều hoạt động nghiệp vụ có giao dịch điện tử nhưng thiếu cơ sở pháp lý như xử lý chứng từ kế toán; các hợp đồng kinh tế; các giao dịch, chi trả tiền mặt, thanh toán giữa ngân hàng và khách hàng, các giao dịch bằng máy tự động, các hệ thống thông tin ngân hàng. Hiện nay, trên 80% nghiệp vụ ngân hàng đã tin học hoá, các giao dịch online, giao dịch một cửa… đang áp dụng giao dịch điện tử nhưng cơ sở pháp lý chưa đầy đủ.

Ngoài ra, những giao dịch hiện đại như Internet Banking; Home Banking; Ebanking; Telephone Banking; xử lý séc bằng hình ảnh; luân chuyển và lưu trữ chứng từ kế toán… sẽ không thể triển khai được do thiếu luật giao dịch điện tử. Do vậy, những yêu cầu chính đặt ra trong luật giao dịch điện tử trong ngành ngân hàng bao gồm: chứng từ điện tử (khuôn dạng); luân chuyển, kiểm soát, sử dụng, lưu trữ; chữ ký điện tử (khuôn dạng, xác thực); cơ quan xác thực chữ ký điện tử; các chế tài cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho ngân hàng và các khách hàng.

Nguồn: Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước

Thứ hai, tốc độ ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Thành phố còn chậm:

- Chỉ khoảng gần 60% doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế có kết nối mạng Internet (tỷ lệ này ở các nước công nghiệp phát triển là 100%, các nước trong khu vực là 100%). Trong số doanh nghiệp có kết nối mạng Internet thì 48% doanh nghiệp chỉ sử dụng những hoạt động điện tử đơn giản: gởi thư, nhận thư. Và có đến 33% doanh nghiệp đã kết nối Internet không dùng nó để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh quốc tế [khảo sát của tổ chức MPPF của UN đầu năm 2003].

- Số doanh nghiệp có trang web riêng còn ít: Khảo sát “Niên giám website” của Công ty FPT tại địa chỉ http://webdir.fptnet.com giới thiệu địa chỉ hàng ngàn doanh nghiệp nhưng chỉ có khoảng 150 doanh nghiệp có trang web và năm 2002, có 250 doanh nghiệp đạt hàng Việt Nam chất lượng cao, chỉ có 60 doanh nghiệp trong số này có địa chỉ trang web, trong đó có nhiều doanh nghiệp có tên tuổi không có trang web.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm phát triển thương mại điện tử,

biểu hiện:

- Như trên đã đề cập, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu xây dựng trang web còn ít với lý do tốn kém cho duy trì trang web và không tin tưởng hình thức quảng cáo và giao dịch qua mạng có hiệu quả và có thể thay thế các phương thức truyền thống. Ví dụ năm 2002, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) hỗ trợ các doanh nghiệp ngành hàng thủ công mỹ nghệ tham gia hội chợ trên mạng điện tử www.jetrọcojp nhưng sau 5 tháng chào mời chỉ có 27 doanh nghiệp tham giạ

- Nhiều doanh nghiệp xây dựng trang web (khoảng 80% doanh nghiệp) do bị các công ty điện tử thuyết phục chứ không phải do nhu cầu bức thiết của bản thân doanh nghiệp. Một số khác do chạy theo phong trào nên nội dung trang web không thể hiện chiến lược kinh doanh. Chính vì thiếu sự quan tâm thỏa đáng từ phía doanh nghiệp cho nên trang web làm xong ít người biết tới, nghèo nàn về nội dung, thông tin cũ, ít đổi mới nên trang web không mang lại kết quả.

- Nhiều trang web chỉ làm bằng tiếng Việt khiến đối tác nước ngoài không thể sử dụng được.

Thứ tư, nhiều trang web công như Cityweb của Thành phố thông tin cũ, chưa phục vụ doanh nghiệp có hiệu quả.

Thứ năm, ở Thành phố chưa có trang web nào (kể cả thuộc tổ chức công hoặc của các doanh nghiệp mang tính kinh doanh) phục vụ có hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp cho các nhà doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế như trang web www.yurdal.com.

Trang web www.yurdal.com là trang web được xây dựng dành riêng cho các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, giúp họ tiếp cận với các doanh nghiệp khắp thế giới và ngược lạị Tính chuyên nghiệp của trang web này thể hiện qua các dịch vụ cung cấp, bao gồm:

1. Dịch vụ môi giới:

- Liên lạc, sắp xếp những cuộc gặp gỡ với những nhà xuất khẩu, nhập khẩu tiềm năng được đề nghị cho sản phẩm.

- Trưng bày sản phẩm tại Thổ Nhĩ Kỳ, Anh cho người mua, người bán.

- Phiên dịch những chi tiết sản phẩm, những điều khoản, những tiêu chuẩn theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Anh theo yêu cầụ

- Giao, nhận hàng mẫu, hỗ trợ cho việc xét nghiệm hàng mẫu khi cần thiết.

- Giao, nhận những hoá đơn tạm, bảng báo giá từ người bán, cho người mua theo hướng dẫn.

- Theo dõi những công việc trong các văn phòng Chính phủ về những chính sách, xin giấy phép, những chứng nhận về tiêu chuẩn…

- Phiên dịch những thư tín liên quan đến đơn đặt hàng, phương thức thanh toán, vận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 100)