hoá giao sau (xây dựng dự án ngay trong năm 2005 và tổ chức thực hiện từ năm 2006):
Đây là hình thức mua bán rất phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển có lịch sử hơn 150 năm. Các nước lập nên nhằm thực hiện mua bán lớn trên thị trường, mà ở thời điểm giao dịch người bán chưa có ngay hàng, người mua chưa nhận ngay hàng mà tạo ra một sự đảm bảo chắc chắn: người bán sẽ bán được hàng, người mua
sẽ mua được hàng trong một thời hạn nào đó với khối lượng và giá cả đã xác định. Có 3 loại hình thị trường hàng hoá giao sau:
- Thị trường triễn hạn (Forward Market) - Thị trường kỳ hạn (Future Market) - Thị trường tự chọn (Option Market) (xem Phụ lục 7)
b1. Cơ sở đề xuất giải pháp:
Nhiều loại nông sản của khu vực phía Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn và có khả năng ảnh hưởng đến thị trường thế giới về cung cầu, giá cả:
-Hồ tiêu xuất khẩu đứng đầu thế giớị
-Cà phê, gạo xuất khẩu đứng thứ hai thế giớị Riêng cà phê Robusta đứng đầu Châu Á về xuất khẩụ
-Cao su, điều nhân đứng thứ ba thế giớị
-Thủy sản đứng thứ tám thế giớị
-Việt Nam là một trong 20 nước xuất khẩu dầu thô nhiều của thế giớị
Bộ Thương mại đã làm xong đề án nghiên cứu về thị trường hàng hoá giao sau, đang chuẩn bị báo cáo trình Chính phủ phê quyệt, nhưng đề án không nêu rõ dự kiến sẽ triển khai tại đâủ Có liên doanh, liên kết với ai hay tự thực hiện?
Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế so sánh tốt nhất để triển khai dự án (cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý…)
Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mở cửa nhanh thị trường dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và chuẩn bị gia nhập WTỌ
b2. Hình thức đầu tư:
Phía Việt Nam, Thành phố chỉ định một tổng công ty thương mại liên doanh hoặc liên kết với các chủ sàn giao dịch hàng hoá ở Chicago hoặc London. Sở dĩ lựa chọn hình thức liên doanh vì đây là loại hình dịch vụ quá mới với Việt Nam hoặc khu vực. Việc điều hành thành công sàn giao dịch rất khó, hầu như mới chỉ đạt được hiệu quả ở các nước công nghiệp phát triển.
Thái Lan quan tâm và đầu tư nghiên cứu Sở giao dịch hàng hoá, trong đó có thị trường hàng hoá giao sau, 20 năm nay, thì đến đầu năm 2003 mới đưa vào vận hành thí điểm Sở giao dịch hàng hoá đầu tiên.
Ở Ấn Độ có tới hơn 15 Sở giao dịch hàng hoá nhưng hiệu quả vận hành thấp, chưa làm tốt chức năng bảo hiểm đối với các rủi ro về giá cả trên thị trường đối với hàng hoá giao dịch có kỳ hạn.
Sàn giao dịch SICOM của Singapore chỉ mới giao dịch thành công ở mặt hàng cao su thiên nhiên, còn sàn giao dịch cà phê Robusta bị thất bạị
(Nghiên cứu tổng kết của Bộ Thương mại)
Khi chào mời liên kết đầu tư để kinh doanh dịch vụ thị trường hàng hoá giao sau tại Thành phố sẽ đảm bảo sự vận hành của sàn giao dịch thuận lợi, còn các doanh nghiệp Thành phố có thể tiếp thu công nghệ, bí quyết, kinh nghiệm điều hành mà ta chưa có.
b3. Điều kiện để xây dựng thị trường hàng hoá giao sau:
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho loại hình dịch vụ này bằng cách hoàn thiện Luật Thương mạị Đưa vào trong luật hướng dẫn về tổ chức và chức năng hoạt động, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật: tổ chức kinh doanh, đối tượng và phạm vi kinh doanh, thủ tục hải quan, thuế, hoàn thuế…
- Cử cán bộ đi tham quan và học hỏi cách thức điều hành bằng cách tham gia các lớp huấn luyện đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoàị
- Phát triển các hoạt động logicstic trên địa bàn Thành phố để tạo cơ sở hạ tầng và môi trường cần thiết để thị trường hàng hoá giao sau ra đờị
b4. Lập tổ công tác để chuẩn bị thành lập thị trường hàng hoá giao sau:
Sở Thương mại phối hợp với ITPC lập tổ công tác để chuẩn bị:
Làm việc với Bộ Thương mại để đưa dự án về triển khai trên địa bàn Thành phố.
Lập lịch trình triển khaị
Xác định tổng công ty thương mại tham gia dự án. Xúc tiến đầu tư tìm kiếm đối tác liên kết.
Đào tạo cán bộ.
b5. Những ích lợi khi xây dựng thị trường hàng hoá giao sau tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Đối với Thành phố:
- Biến Thành phố thành trung tâm giao dịch hàng hoá của khu vực phía Nam Việt Nam và thế giớị
- Giúp các ngành dịch vụ khác của Thành phố phát triển: dịch vụ vận tải, kho, dịch vụ Internet…
- Cho ra đời một lớp thương nhân mới chuyên kinh doanh dịch vụ thương mại hiện đạị
- Giúp dịch chuyển nhanh cơ cấu từ sản xuất sang dịch vụ thương mạị
Đối với nền nông nghiệp phía Nam:
- Xác định khả năng thương mại trước khi sản xuất.
- Bổ sung hoặc giảm trừ sản xuất căn cứ một phần vào kết quả thị trường hàng hoá giao saụ
- Giảm thiểu rủi ro về giá cả khi thị trường có biến động.
- Tác động để nâng cao tính hàng hoá của nông sản Việt Nam.
Tạo hình ảnh của Thành phố, của nền nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.