Để đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên ASEAN, 10 nước đã ký Hiệp định hải quan (Việt Nam ký vào tháng 3/1997).
Hiệp định có mục đích:
- Xây dựng một cơ cấu đảm bảo các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có liên quan đến việc áp dụng Chương trình CEPT trong AFTA;
- Tăng cường hợp tác ASEAN trong công tác hải quan như là phương tiện tạo thuận lợi cho thương mại và đảm bảo thực hiện đúng các biện pháp ngăn cấm hạn chế và kiểm soát hàng hoá.
- Thúc đẩy các công tác chính yếu trong việc tiến hành công tác hải quan ở các nước ASEAN theo các nguyên tắc của Hiệp định này;
- Hài hoà danh mục thuế và trị giá, thủ tục hải quan trong các nước ASEAN. Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan ASEAN tập trung trong 3 nội dung chủ yếu sau:
• • •
• Thực hiện thống nhất phương pháp định giá tính thuế hải quan giữa các nước
ASEAN.
• • •
• Thực hiện hài hoà các thủ tục hải quan. Xây dựng mẫu khai báo CEPT chung;
thủ tục xuất nhập khẩu chung: thủ tục khai báo xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra hàng hoá; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hồi tố, hoàn thuế…
• • •
• Thực hiện áp dụng một danh mục biểu thuế hài hoà thống nhất của ASEAN.
Tóm lại, Việt Nam đã ký tất cả những công ước và hiệp định về hải quan, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để hoạt động hải quan thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giớị
2.1.1.2 Tác động của hải quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:
ạ Sự đồng hành phát triển:
Nếu như trước 1990, cả Thành phố Hồ Chí Minh có trên dưới 10 doanh nghiệp được thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp và chỉ có các doanh nghiệp này mới là đầu mối tiếp xúc với hải quan để làm thủ tục hải quan; chức năng của hải quan lúc bấy giờ mang nặng tính quản lý hành chính doanh nghiệp, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc “Nhà nước XHCN thực hiện độc quyền về hoạt động ngoại thương”.
Thì nay 6/2004, riêng tại các cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh có đến 18.142 doanh nghiệp đăng ký mã số làm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Trị giá hàng hoá qua các cửa khẩu hải quan trong cả nước năm 1990 là gần 5 tỷ USD, thì nay (năm 2003) là trên 45 tỷ USD. Năm 1990, qua các cửa khẩu hải quan Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có vài ngàn tờ khai hải quan, thì chỉ 6 tháng đầu năm 2004 có 49.191 tờ khai hải quan nhập khẩu và 52.975 tờ khai xuất khẩu (số liệu do Cục Hải quan Thành phố cung cấp).
Về trình độ của nhân viên hải quan:
Trước năm 1986, trước thời điểm mở cửa kinh tế, gần 80% nhân viên hải quan chỉ có trình độ cấp I và II (đa số là bộ đội, công an chuyển ngành). Năm 1994, toàn ngành hải quan Việt Nam chỉ có 6 người biết sinh ngữ và tin học (lúc bấy giờ doanh nghiệp muốn làm thủ tục hải quan phải tự dịch hợp đồng và các chứng từ xuất nhập khẩu sang tiếng Việt), thì nay, gần 65% cán bộ nhân viên ngành hải quan biết sinh ngữ và qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan.
Tóm lại, ngành hải quan lớn mạnh và củng cố cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.