Hỗ trợ các hiệp hội ngành hàng trên địa bàn Thành phố lập thêm các kho

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 160)

ngoại quan ở nước ngoài để dự trữ và cung cấp hàng hoá xuất nhập khẩu:

Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Thành phố: đồ gỗ, chế biến điều nhân, may mặc, giày dép… sử dụng nguyên vật liệu nhập khẩụ Nếu mỗi doanh nghiệp tự mua hàng với khối lượng nhỏ, chi phí kinh doanh sẽ cao, hơn nữa giá cả nguyên liệu biến động theo mùa vụ doanh nghiệp không lường trước được. Nếu lập ra kho ngoại quan tại thị trường cung cấp nguyên liệu giúp mua một lúc với khối lượng lớn phục vụ cho nhiều doanh nghiệp chẳng những doanh nghiệp trong nước mà còn đầu cơ phân phối sang các nước khác khi có hiệu quả.

Ba doanh nghiệp ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương đã bỏ vốn xây dựng một kho ngoại quan tại Nam Phi để kinh doanh gỗ, nhằm tổ chức đưa khối lượng gỗ lớn về Việt Nam có hiệu quả. Sự tổ chức đưa hàng của họ chẳng những về Thành phố Hồ Chí Minh mà còn tham gia cung cấp cho thị trường Miền Trung, Miền Bắc với giá cạnh tranh. Theo tính toán của người trong cuộc, trong vòng 5 năm các nhà đầu tư sẽ thu hồi vốn (Thông tin của Bộ Thương mại – 6/2004).

Hay Hiệp hội các doanh nghiệp KCN Thành phố Hồ Chí Minh đang thành lập dự án công ty cổ phần kinh doanh kho ngoại quan tại Châu Âu gần Dusseldorf (Đức). Việc lập ra kho ngoại quan tạo thành một cứ điểm nối kết và mở rộng các kênh phân phối hàng hoá.Và theo Ông Nguyễn Thanh Lâm – Chủ tịch Công ty Viet – Euro, đơn vị xúc tiến dự án: tại kho ngoại sẽ có văn phòng đại diện hoặc đại diện liên lạc, xúc tiến thương mại lo việc cung cấp thông tin, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng và nối kết với trong nước. Đây cũng là hình thức xuất khẩu dịch vụ để hỗ trợ các sản phẩm của Thành phố thâm nhập trực tiếp vào thị trường Châu Âu (Thời báo Kinh tế Saigon 20/5/2004, trang 9).

ẹ Quan tâm đến hoạt động tiếp thị dịch vụ đến các nhà kinh doanh xuất khẩu

Hiện nay, trở ngại lớn nhất cho việc phát triển dịch vụ môi giới, tư vấn xuất khẩu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố nói riêng, cả nước nói chung là chưa có thói quen sử dụng dịch vụ bên ngoài mà tự doanh nghiệp đảm nhiệm hết. Cho nên vấn đề quảng cáo tiếp thị sản phẩm dịch vụ mang ý nghĩa quan trọng để tạo thị trường có nhu cầụ Và cách thức tiếp thị tốt nhất nên được coi trọng, đó là: tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ, chất lượng và giá cả dịch vụ tạo ra những “tấm gương” điển hình đã sử dụng dịch vụ có hiệu quả sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dịch vụ nhiều hơn trong việc tổ chức đưa hàng của mình ra thị trường thế giớị

f. Thành phố nên xây dựng chính sách khuyến khích Việt kiều đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ xuất khẩu:

Môi giới, kinh doanh logicstic xuyên lãnh thổ, thương mại xuất khẩu… tạo ra một kênh quan trọng đưa hàng hoá vào thị trường thế giớị

Lợi thế của Việt kiều:

• Có nhiều thương nhân có kinh nghiệm.

• Am hiểu thị trường: cung cầu, phương thức kinh doanh, hệ thống pháp luật.

• Có cơ sở kinh doanh tại nước ngoài (giảm chi phí thuê mướn…).

Xin nêu 3 ví dụ điển hình:

Ví dụ 1: Một Việt kiều Mỹ về Việt Nam bỏ hàng chục triệu USD đầu tư nuôi tôm theo mô hình công nghiệp tại Miền Trung và Cà Maụ Ngoài sản phẩm của mình, ông còn thu mua tôm của nông dân và tự tổ chức đưa hàng vào Hoa Kỳ. Giá xuất khẩu của ông cao hơn so với giá của các doanh nghiệp Việt Nam khác. Ở vụ kiện tôm tại Hoa Kỳ đầu năm 2004 vừa qua, tôm của ông cũng bị phán quyết đã bán phá giá và ông đã bỏ tiền thuê luật sư riêng để khởi kiện các cơ quan đã đưa ra phán quyết và do biết luật, thuế đánh vào tôm của ông bị đánh mức thuế chống bán phá giá thấp nhất so với các doanh nghiệp khác. Và ông dự kiến sẽ tiếp tục đeo đuổi kiện vì tính phi lý của các phán quyết do Hoa Kỳ đưa rạ

Lời bình: Chắc chắn không một doanh nghiệp nào ở Việt Nam am hiểu luật của Mỹ để thực hiện khởi kiện riêng rẽ, tạo ra lợi thế riêng cho mình so với các đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ 2: Hiện nay, một tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu không nhỏ sang thị trường Nga và Đông Âu do thân nhân của những người đang định cư tại các nước này thực hiện. Ở đây xuất khẩu hàng, bên kia nhận hàng và tổ chức phân phốị Đây cũng là phương pháp tốt khi điều kiện thanh toán quốc tế ở Nga và các nước Đông Âu (cũ) khó khăn.

Ví dụ 3: Hiện nay, việc tổ chức bán hàng của Trung Quốc mạnh ra thị trường thế giới có vai trò không nhỏ của Hoa kiều đang định cư tại nước ngoàị Tại Hoa Kỳ, gần như các thành phố lớn đều có các trung tâm thương mại của người Hoa (China Town) chuyên bán hàng đưa từ Trung Quốc sang và sự thiết lập hệ thống phân phối hàang Trung Quốc tại các nước có vai trò không nhỏ của các Hoa kiềụ

Tóm lại, sự phát triển dịch vụ môi giới tư vấn xuất khẩu rất cần thiết cho hoạt động tổ chức đưa hàng hoá ra thị trường thế giới của Thành phố mang tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

3.3.2.4 PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ XUẤT KHẨU:

ạ Nhà nước sớm soạn thảo luật giao dịch điện tử (cần được thông qua trong năm 2005):

Nhà nước sớm soạn thảo luật giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý cho việc các ứng dụng của hoạt động thương mại điện tử trong hỗ trợ xuất khẩu nói

riêng và phục vụ đời sống kinh tế – xã hội nói chung. Các vấn đề sau đây cần thể chế hoá bằng luật:

- Các hình thức tổ chức kinh doanh thương mại điện tử.

- Chứng từ điện tử, xác nhận chứng thực các chứng từ điện tử, hợp đồng ký kết qua mạng.

- Chữ ký điện tử.

- Bảo mật và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

- Thuế các loại dịch vụ thương mại điện tử.

- Xử lý tội phạm xâm nhập bất hợp pháp như thu thập thông tin bí mật, thay đổi các trang web gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh…

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 160)