Khuyến khích phát triển liên kết ở ngành dệt may:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 139)

Giải pháp này thực hiện ngay trong năm 2005 vì xu hướng phát triển của ngành dệt may thế giới sẽ được khắc họa qua con số 80/20, nghĩa là 20% các công ty lớn nhất sẽ chiếm lĩnh 80% thị phần của thị trường; còn 80% các doanh nghiệp nhỏ hơn chỉ chiếm 20% thị trường. Cho nên, Hiệp hội Dệt May Thêu Đan Thành phố xây dựng phương án liên kết kinh doanh qua các hình thức:

- Cổ phần hoá tìm kiếm nguồn vốn tăng quy mô.

- Thành lập tổng công ty, mà cách thức tổ chức là công ty mẹ và các công ty

- Thành lập tổng công ty hợp danh hoặc liên doanh (các công ty tham gia hợp danh có thể là đa thành phần…)

Ích lợi của phát triển liên kết ở ngành dệt may:

Thực hiện tốt phương án phân bổ hạn ngạch mới của Bộ trưởng Bộ Thương mại đề xuất – phương án 2, mà theo chúng tôi: nếu có sự chuẩn bị liên kết tốt thì đây là phương án có nhiều ưu việt mà Trung Quốc đang áp dụng tốt.

Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong giành được các hợp đồng lớn lẫn nhỏ.

Giảm được chi phí trung gian: tiếp thị, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, lập văn phòng đại diện ở nước ngoàị

Giảm bớt gánh nặng phân bổ hạn ngạch cho Bộ Thương mạị

Tóm lại, về lâu, về dài nên ủng hộ phương án mới về phân bổ hạn ngạch dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng trước khi thực hiện được phương án này, cần thiết phải thực hiện “tích tụ và tập trung” doanh nghiệp, và công việc này không thể thực hiện thông qua biện pháp hành chính mà phải bằng biện pháp kinh tế

yếu tố tự nguyện của doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầụ

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 139)