Thực trạng cấp C/O:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 54)

Như phần hải quan đã đề cập, hàng tháng chỉ riêng tại các cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh làm thủ tục xuất khẩu cho 3-4 nghìn bộ hồ sơ xuất khẩu; trong số này, khoảng 90% chủ hàng xuất khẩu đòi hỏi cấp C/O các loạị

Tính phức tạp của thủ tục xin cấp phụ thuộc vào loại C/O cấp: Những loại C/O cấp nhằm mục đích để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi hoặc minh chứng hàng nhập khẩu theo hạn ngạch thường quy định điều kiện để được cấp rất phức tạp (do đối tác yêu cầu), thậm chí nơi cấp phải kiểm tra trực tiếp điển hình để xác định tính trung thực của người xin cấp C/Ọ Còn các loại C/O khác, thủ tục không phức tạp.

Qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu đúc kết các tồn tại sau đây của việc cấp C/O đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp:

Thứ nhất, tính công khai và minh bạch của cấp C/O còn hạn chế: vì mỗi loại mặt hàng, mỗi thị trường cùng loại C/O có thủ tục cấp khác nhaụ Ví dụ C/O Form A ở mặt hàng giày dép, thủ tục cấp ở thị trường EU khác với Nhật Bản, khác với Canada… Ban Quản lý các KCX và KCN, Văn phòng II Bộ Thương mại, VCCI đều không có cẩm nang hướng dẫn, không xây dựng website giúp doanh nghiệp tra cứu… khiến nhiều doanh nghiệp muuốn làm đầy đủ thủ tục cấp C/O rất khó khăn, hồ sơ phải bổ sung nhiều lần.

Thứ hai, quy trình cấp C/O chậm cải tiến: chưa có đơn vị cấp C/O nào áp dụng các mô hình quản lý hành chính công tiên tiến như áp dụng ISO 9000; xếp hàng làm thủ tục bằng máy (theo kiểu dịch vụ ở ngân hàng như hiện nay) khiến cho nhiều nơi hoạt động quá tải gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất khẩụ

Thứ ba, nghiệp vụ nhân viên còn yếu, cộng thêm nhũng nhiễu doanh nghiệp: doanh nghiệp nào chi nhiều, không đủ tiêu chuẩn vẫn được cấp C/O; doanh nghiệp nào không chi, thủ tục bị làm chậm. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến môi trường xuất khẩu: việc Chính phủ Hoa Kỳ cắt giảm hạn ngạch tương đương 80 triệu USD đối với hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2004 một phần do cấp C/O không đúng cho các doanh nghiệp có hiện tượng gian lận thương mại (mua hàng của HongKong, Trung Quốc gắn mác Việt Nam, lấy C/O của Việt Nam để làm thủ tục nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ); hoặc cách đây vài năm: EU đòi lập quy trình kiểm tra kép (Việt Nam và EU cùng kiểm tra) trước khi cấp C/O giày dép vào EU do có sự nghi ngờ các cơ quan Việt Nam cấp C/O không đúng tiêu chuẩn, bán C/O Việt Nam cho nước khác. Việc này khiến hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu giày dép vào EU gặp khó khăn do chi phí nhiều hơn để thực hiện kiểm tra, thời gian xuất khẩu hàng hoá chậm lại, vòng quay vốn xuất khẩu thấp.

Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến C/O còn yếu: như cơ quan hải quan, nơi cấp C/O, cơ quan thuế… dẫn tới cấp C/O chậm nhưng vẫn để lọt những hiện tượng gian lận thương mạị

Để chứng minh cho các kết luận rút ra ở trên, nhóm nghiên cứu tổng kết khảo sát về khó khăn của doanh nghiệp khi xin cấp C/O xuất khẩu (bảng 2.8).

Bảng 2.8: Tổng kết khó khăn của các doanh nghiệp khi xin cấp C/O xuất khẩu

Loại khó khăn DNNN DNFDI DNTN HTX CHUNG

Thủ tục xin cấp C/O phức tạp 6.20 6.15 6.25 6.50 6.28

DN minh chứng không đủ hồ sơ 6.40 5.57 6.50 6.75 6.31

NV cấp C/O nghiệp vụ yếu 3.60 3.20 3.57 3.50 3.47

Thái độ nhân viên đòi hối lộ 3.52 3.50 3.58 3.27 3.47

Nơi cấp C/O quá tải 5.60 5.80 6.10 6.25 5.94

Câp C/O không kịp thời 3.35 3.42 3.71 3.85 3.58

Quy trình cấp C/O không hợp lý 4.82 4.91 4.75 4.88 4.84

Những khó khăn khác 4.50 4.62 4.17 4.51 4.45

* Số tăng từ 1 đến 7: nói lên sự gia tăng của khó khăn từ ít đến rất khó khăn

Nguồn: Khảo sát của nhóm nghiên cứu từ hơn 200 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hai năm 2002-2003

2.1.5 Thực trạng hoàn thuế trị giá gia tăng (VAT) trong xuất khẩu: 2.1.5.1 Ý nghĩa của việc hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu: 2.1.5.1 Ý nghĩa của việc hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu:

ạ Khái niệm:

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tất cả hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng không chịu thuế đều là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 54)