Thực trạng kho bãi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 75)

Thừa kế một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Đánh giá hhiện trạng sử dụng kho bãi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất biện pháp quản lý, phát triển và hiện đại hoá kho bãi” do Kỹ sư Võ Thị Hồng chủ trì, nhóm nghiên cứu chúng tôi có thực hiện khảo sát thêm các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và rút ra những đánh giá sau đây về hệ thống kho bãi Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu:

VỀ THẾ MẠNH CỦA HỆ THỐNG KHO BÃI

• • •

Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống kho bãi lớn nhất Miền Nam: năm 2000, Sở Địa chính – Nhà đất (bây giờ là Sở Tài nguyên – Môi trường) tiến hành rà soát kiểm tra, kê khai theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ thì có 367 đơn vị được Nhà nước giao hoặc ký hợp đồng cho thuê đất với tổng diện tích 3.101.373 m2. Nhìn chung, các kho có quy mô diện tích lớn (bảng 2.17)

Bảng 2.17: Quy mô kho bãi của Thành phố Hồ Chí Minh

ĐVT: m2/1 kho

STT Diện tích kho bãi Tỷ trọng (%)

1 Dưới 500m2 6,5

2 Từ 500 – 1000m2 9,5

3 Trên 1000m2 8,5

Nguồn: Sở Địa chính – Nhà đất TPHCM năm 2000

• • •

Vị trí kho bãi nằm ở địa điểm thuận lợi cho hoạt động giao nhận ngoại thương: Đa số hệ thống kho đều nằm ở cảng, sân bay, dọc tuyến sông thuận lợi cho kinh doanh kho bãi và cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

• • •

Về lý thuyết, năng lực của hệ thống kho bãi lớn: Nếu biết tổ chức khai thác thì Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm phát triển dịch vụ hậu cần kho bãi chẳng những cho các tỉnh phía Nam mà còn cả cho các nước trong khu vực.

Về mặt lý thuyết, hệ thống kho bãi công cộng do Nhà nước quản lý trên địa bàn có năng lực chứa trữ tương đối lớn, đặc biệt là các kho bãi do các bộ, ngành đang quản lý và khai thác. Theo số liệu khảo sát năm 2000 của Viện Kinh tế, kho bãi có năng lực chứa trữ hiện nay như sau:

1. Năng lực của kho: 433.624 m2 x 3tấn/m2 x 6lần/năm = 7.805.232 tấn 2. Năng lực của bãi: 562.736 m2 x 1,5tấn/m2 x 6lần/năm = 5.064.624 tấn

• • •

Nhiều kho bãi được đầu tư lớn, mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt các kho bãi do các nhà kinh doanh nước ngoài đầu tư tại ga Sóng Thần, tại các KCX… đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất khẩụ

• • •

Sự cho phép hoạt động hệ thống kho hàng ngoại quan (Bonded Warehouse) từ năm 1999 là tiền đề quan trọng để Việt Nam phát triển dịch vụ logicstic, để hỗ trợ gia tăng trị giá hàng xuất khẩu và xuất khẩu dịch vụ của Thành phố Hồ Chí Minh.

Kho ngoại quan là nơi gởi hàng hoá của nước ngoài để nhập khẩu vào trong nước hay chuyển khẩu đi nước thứ ba hay hàng hoá trong nước để xuất khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan. Tính riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, có 6 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kho ngoại quan. Đó là kho ngoại quan của Công ty Thương mại Dịch vụ Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Công ty xuất nhập khẩu Đại Việt, Công ty Transimex Sài Gòn, Công ty xuất nhập khẩu Y tế II (Vimedimex II) và Công ty TNHH Tân Tạo (KCN Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh).

Theo đánh giá của Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua các kho ngoại quan ở Thành phố hoạt động không đều: có kho ngoại quan hoạt động rất mạnh, thu hút được đông đảo khách hàng, nhưng cũng có kho ngoại quan hầu như không hoạt động xuất nhập kho mà chỉ làm nhiệm vụ lưu giữ hàng tồn đọng từ những năm trước. Cũng theo Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2003 kho ngoại quan của Công ty Thương mại Dịch vụ Cảng Sài Gòn ký được 212 hợp đồng, đạt kim ngạch nhập kho 21,4 triệu USD, 15 triệu Yên Nhật và 206.000 DM; kho ngoại quan của Công ty XNK Đại Việt ký được 33 hợp đồng, đạt kim ngạch nhập kho 3,4 triệu USD và hơn 48,8 triệu Yên Nhật; Công ty Vimedimex II ký được 8 hợp đồng, đạt kim ngạch nhập kho trên 1,19 triệu USD. Trong khi đó, kho ngoại quan của Cảng Bến Nghé lại không hoạt động, chỉ lưu giữ hàng tồn những năm trước.

NHỮNG TỒN TẠI CỦA HỆ THỐNG KHO BÃI THAØNH PHỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU:

- Thứ nhất, hệ thống kho phát triển mang tính tự phát, không có quy hoạch,

nằm phân tán ở nhiều cơ quan, ban, ngành quản lý: Trung ương, Thành phố, Quận huyện, doanh nghiệp…

- Thứ hai, khai thác kho bãi phần nhiều mang tính bao cấp, ví dụ giá cho thuê kho bãi do UBND phê duyệt: một thời gian dài biểu giá cho thuê kho bãi rất thấp, không đủ bù đắp chi phí, kko đảm bảo tích lũy để phát triển.

Kho bãi có vai trò chiến lược trong hoạt động kinh tế của một đô thị, nhưng về mặt hệ thống, do sự rời rạc, phân tán trong quản lý theo chuyên ngành trên địa bàn nên cho đến nay, kho bãi vẫn chưa được hình thành như một chuyên ngành kinh tế – kỹ thuật. Hơn thế nữa, việc chuyển một công ty quản lý kho bãi chuyên ngành đang hạch toán độc lập của Thành phố thành doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn cần được xem xét lại vì việc chuyển này thể hiện một bước lùi trong quản lý kinh tế đô thị.

Về cơ chế hoạt động, mỗi ngành quản lý theo kiểu của mình, cơ chế hoạt động không thống nhất, tùy thuộc vào tính chất hoạt động của cơ quan chủ quản. Cùng có một bản chất là ngành kinh doanh trong khối thương mại – dịch vụ, nhưng tổ chức rất khác nhau: ngành giao thông công chánh tổ chức theo loại hình doanh nghiệp nhà nước công ích; ngành thương mại tổ chức theo loại hình doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh; ngành nhà đất lại tổ chức theo kiểu sản xuất kinh doanh nhưng cơ chế tài chính lại không hoàn toàn phù hợp; ngành tài chính tổ chức theo các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự lộn xộn trong kinh doanh, không thống nhất trong cơ chế quản lý, gây ra mất mát, lãng phí tài sản nhà nước, thất thoát cho ngân sách.

- Thứ ba, đa số chất lượng kho bãi thấp, không đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt nhu cầu xuất khẩu và các dịch vụ xuất khẩu, biểu hiện:

+Theo khảo sát của Thành phố năm 2000, giá trị còn lại của các kho bãi trên địa bàn Thành phố chỉ khoảng 40-50% so với nguyên giá, thậm chí có kho bãi chất lượng chỉ còn 20-25%, nên công suất sử dụng thấp. Ngoài ra, nhiều kho nằm ở khu vực triều cường, nằm ở vùng thấp ngập lụt về mùa mưa, hệ thống thoát nước kém, đơn vị chủ quản lại không có tiền nâng cấp khiến nhiều kho bỏ không.

+Nhiều kho bãi sử dụng sai mục đích: cho thuê bán quán, làm văn phòng, bãi đậu xe, làm xưởng sản xuất khiến khả năng kinh doanh kho thấp.

Theo kết quả khảo sát của Viện Kinh tế Thành phố năm 2000, do chủ yếu kho xây dựng trước năm 1975, vào những năm 1960-1965, điển hình có những kho xây dựng từ trước năm 1954 như kho xăng dầu Nhà Bè, kho thuộc Quận 4, các kho dọc kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hủ; bãi tỷ lệ bán kiên cố chiếm tương đối caọ Qua nhiều năm khai thác sử dụng, thiếu duy tu sửa chữa, xây dựng kho, bãi đúng mức, do đó, hệ thống kho xuống cấp trầm trọng, bãi đất vẫn còn tỷ lệ lớn. Tính đến thời điểm tháng 4/2000, giá trị còn lại của tổng diện tích kho, bãi còn khoảng trên dưới 50% giá ban đầu, ước tính 239,45 tỷ đồng. Trong đó, đặc biệt kho bãi do Thành phố quản lý chỉ còn lại 40%, tương ứng gần 81 tỷ đồng; kho bãi do trung ương quản lý, đặc biệt là kho bãi trong khu vực các cảng được đầu tư nâng cấp, trang bị hiện đại cho quy trình xếp dỡ nên giá trị còn lại tương đối cao, khoảng 158,6 tỷ đồng.

- Trang thiết bị của các kho bãi đầu tư rất thấp, trừ một số kho bãi của các đơn vị kinh doanh kho bãi chuyên nghiệp hoạt động ở cảng và sân bay được đầu tư. Còn lại, trong các kho bãi do cả bộ, ngành trung ương lẫn Thành phố quản lý, công

nghệ làm hàng vẫn chủ yếu là thủ công, bãi chủ yếu là bãi đất trống để chứa hàng, thiếu các trang thiết bị bảo quản hàng hoá theo yêu cầu từng loại hàng khác nhau như kho lương thực, nông sản thiếu băng chuyền, thiếu xilo chứa; kho hàng bách hoá nhưng thiếu palet, kệ phân loại theo chủng loại hàng; kho dược phẩm thiếu thiết bị bảo quản nhiệt độ cho thuốc…

Lao động bốc vác trong kho là lao động thuê mướn bên ngoài, không có bảo hiểm và cũng không có hợp đồng lao động.

Máy móc thiết bị cho bốc xếp thuê ngoài, tùy theo yêu cầu từng hợp đồng sử dụng khọ

Tóm lại, cơ sở hạ tầng của hệ thống kho bãi lạc hậu, còn thua xa so với các nước trong khu vực như HongKong, Singapore và tạo nên trở ngại để biến Thành phố thành trung tâm hậu cần dịch vụ và thương mại của các tỉnh phía Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung.

- Thứ tư, tình hình kinh doanh kho bãi vừa mang tính tự phát, vừa mang tính bao cấp làm giảm hiệu quả kinh doanh, Nhà nước bị thất thu ngân sách, biểu hiện:

+Do phát triển thiếu quy hoạch, mạnh ai nấy làm nên đến nay kho bãi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang có nguy cơ vừa thừa lại vừa thiếụ Thừa ở các cảng do các doanh nghiệp cảng cạnh tranh, đua nhau xây dựng kho bãi, trang bị các phương tiện bốc xếp có năng lực lớn. Nhưng do năng lực chứa trữ bị phân tán theo ngành, nên gây ra lãng phí trong đầu tư.

+Không có một quy chế hoạt động thống nhất, đã nảy sinh cạnh tranh dịch vụ cho thuê kho bãi như hạ giá thuê kho bãi giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân, giữa các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩụ Hiện nay, đang có tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cảng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Việc hạ giá các dịch vụ kho bãi trong các cảng góp phần làm cho hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào thị trường nội địa thuận lợi hơn, nhưng lại gây thiệt hại cho doanh nghiệp cảng Việt Nam và giảm thu ngân sách Nhà nước.

+Việc giá biểu cho thuê kho bãi do UBND Thành phố quy định mang tính bao cấp, nhưng giá biểu cho thuê chưa theo kịp thị trường nên có sự chênh lệch, tạo ra thu nhập vượt trội trên diện tích kho bãi cho thuê đối với những doanh nghiệp được thuê giá rẻ.

+Tỷ lệ kho bãi trống, không sử dụng còn cao, khiến nếu tính trên biểu giá cho thuê kho bãi mang tính bao cấp của UBND Thành phố phê duyệt, thì hiện tượng kho bãi để trống làm thiệt hại cho ngân sách Thành phố mỗi năm 6.180 triệu đồng.

Có thể khái quát về tỷ lệ kho bãi bị bỏ trống nhu sau:

-Khoảng 30% tổng số diện tích kho bãi hiện đang bỏ trống do không đủ tiêu chuẩn tiếp tục làm kho, đang xin chuyển công năng sử dụng thành nhà ở.

-Khoảng 21% tổng số diện tích kho bãi hiện đang bỏ trống do nằm trong phạm vi phải giải toả cho các dự án xây dựng chỉnh trang đô thị.

-Còn lại là do các điều kiện bất lợi khác như kho bãi chất lượng quá kém, đang chờ sửa chữa khoảng 16-17%; do có hộ dân chiếm khoảng 10%.

- Thứ năm, hầu như chưa đơn vị nào áp dụng phương thức kinh doanh kho bãi hiện đại: phát triển kinh doanh logicstic, tham gia nối kết giữa thị trường Thành phố với khu vực và thế giớị

Tóm lại, hệ thống kho bãi của Thành phố rất lạc hậu, còn xa mới đáp ứng yêu cầu của sự phát triển của Thành phố trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để biến Thành phố trở thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của khu vực.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)