Cơ sở đề xuất giải pháp:

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 119)

b. Các tổng kết của nhóm nghiên cứu:

3.1.2Cơ sở đề xuất giải pháp:

3.1.2.1 Cơ sở mang yếu tố thực tiễn:

Nhóm nghiên cứu đề xuất những chính sách giải pháp phát triển dịch vụ xuất khẩu của Thành phố phải nhằm đạt được các yêu cầu thực tiễn sau:

Thực hiện được những mục tiêu định hướng phát triển xuất khẩu của Thành phố do Sở Thương mại xây dựng và Hội đồng Nhân dân Thành phố, UBND Thành phố phê duyệt.

Phải phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu kém của hệ thống dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu đã được nhóm nghiên cứu đánh giá phân tích ở Chương 2, bao gồm dịch vụ công và thương mại dịch vụ.

Chúng tôi xin tóm tắt những nét lớn về cơ sở thực tiễn đã phân tích ở Chương 2 như sau:

ạ DỊCH VỤ CÔNG:

v ĐIỂM MẠNH CẦN PHÁT HUY:

Qua phân tích 5 loại hình dịch vụ công có liên quan trực tiếp đến xuất khẩu: hoạt động hải quan, hoạt động xúc tiến thương mại (bằng ngân sách nhà nước), cấp hạn ngạch ở mặt hàng dệt may, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O, dịch vụ hoàn thuế VAT), nhóm nghiên cứu rút ra những điểm mạnh sau đây để đề xúât các giải pháp phát huy:

- Có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng đơn giản hoá thủ tục, nhanh về thời gian, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩụ

- Các cơ quan thực hiện dịch vụ hành chính đã quan tâm đến nguyện vọng của doanh nghiệp: thường xuyên gặp gỡ, giải đáp; thực hiện những ý nguyện của đa số doanh nghiệp (trường hợp phân bổ quota dệt may tháng 7/2004 vừa qua).

- Đa số dịch vụ công đã được cải tiến theo hướng hội nhập quốc tế: thủ tục, điều kiện; cách tính thuế…

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên được nâng lên đáng kể, mang tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn.

- Nhiều dịch vụ công đã ảnh hưởng tích tực đến doanh nghiệp về nhận thức; về am hiểu thị trường; về hoạch định chiến lược kinh doanh; quan hệ kinh doanh; về quảng bá sản phẩm… đây là những điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp hội nhập và thâm nhập vào thị trường thế giớị

v NHỮNG HẠN CHẾ CỦA DỊCH VỤ CÔNG:

- Cơ chế, chính sách liên quan đến dịch vụ công thay đổi nhanh, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong thực hiện các dự án kinh doanh dài hạn.

- Tính công khai, minh bạch của các chính sách chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập.

- Nhiều hoạt động hành chính công còn bất hợp lý, gây phiền hà, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tinh thần thái độ của một số công chức còn “hành” doanh nghiệp. Tham nhũng, vòi vĩnh tinh vi vẫn còn ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

- Tính chuyên nghiệp trong hoạt động dịch vụ công chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Nhiều hoạt động dịch vụ công hỗ trợ xuất khẩu còn chồng chéo, trùng lắp.

b. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ: TRÊN ĐỊA BAØN THAØNH PHỐ:

Sau khi nghiên cứu 5 loại hình thương mại dịch vụ liên quan nhiều nhất đến hoạt động xuất khẩu của Thành phố: dịch vụ tài chính –ngân hàng; dịch vụ vận tải – giao nhận – kho bãi; dịch vụ môi giới tư vấn xuất khẩu; dịch vụ điện tử; dịch vụ tư vấn pháp lý, nhóm nghiên cứu rút ra các kết luận sau đây để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển và hoàn thiện:

v NHỮNG THAØNH TỰU CẦN PHÁT HUY:

- Các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu phát triển nhanh về số lượng lẫn chủng loạị

- Hoạt động thương mại dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu mang tính thị trường rõ nét: tiếp cận khách hàng, khuyến mãi, cạnh tranh…

- Thương mại dịch vụ phát triển thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất tạo thói quen sử dụng dịch vụ bên ngoài, mang tính chuyên nghiệp hơn hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của mình: thuê Forwarder thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu; thuê cơ quan tư vấn lập hồ sơ khiếu nại, khởi kiện đối tác; thuê công ty dịch vụ gom hàng, đóng gói bao bì, thuê khai hải quan; thuê bên ngoài giúp tuyển dụng nguồn nhân lực cao cấp, quảng cáo ở nước ngoài…

- Nhiều phương tiện hiện đại đã được đưa vào sử dụng kinh doanh, đặc biệt ngành ngân hàng, vận tải hàng không, tàu biển, kinh doanh Internet, bưu chính viễn thông…

- Xuất khẩu dịch vụ đã có: trong ngành tin học, ngành hàng không, bưu chính viễn thông, ngân hàng… với doanh số ngày càng gia tăng.

v NHỮNG TỒN TẠI:

- Chất lượng dịch vụ chưa cao, chưa phát triển theo chiều sâu, chưa tác động có hiệu quả mạnh ngay đến khách hàng, khiến số doanh nghiệp sử dụng các loại hình dịch vụ hỗ trợ từ bên ngoài còn ít, có doanh nghiệp sử dụng ở lần kinh doanh này, lần sau không sử dụng nữạ

Đặc điểm của dịch vụ là hàng hoá vô hình: không có kích thước, mẫu mã, màu sắc, vị… để khách hàng có thề tiếp cận được,nắm bắt được ngay để lựa chọn, mà sự lựa chọn ban đầu chỉ do thuyết phục tính hữu ích hoặc do khách hàng không có đầy đủ kiến thức để thực hiện dịch vụ… cho nên thương hiệu của các đơn vị kinh doanh dịch vụ, uy tín và hiệu quả của dịch vụ cao sau này mới thuyết phục khách hàng tiếp tục bỏ tiền để sử dụng dịch vụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ sở vật chất của nhiều ngành kinh doanh dịch vụ còn thấp: kho tàng xúông cấp; cổng truyền Internet chưa nhiều, tốc độ truyền còn chậm…

- Tính chuyên nghiệp của dịch vụ đã có nhưng chưa cao, chưa thuyết phục các doanh nghiệp sử dụng.

- Chưa có công ty thương mại tầm cỡ có ảnh hưởng lớn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoàị

- Một số ít doanh nghiệp thương mại đã có mở văn phòng đại diện ở nước ngoài nhưng hiệu quả thấp và chủ yếu nhằm để kinh doanh hàng hoá của mình chứ không nhằm thương mại dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp khác để kiếm lờị

- Chi phí dịch vụ còn cao khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, ngại sử dụng.

- Trình độ người thực hiện dịch vụ còn nhiều hạn chế, ý thức dịch vụ chưa vì khách hàng.

NHỮNG CƠ HỘI:

Khi đề xuất giải pháp, nhóm nghiên cứu xác định: các giải pháp đề xuất phải nhằm vào nắm bắt các cơ hội sau đây:

- Tốc độ hội nhập gia tăng, hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động dịch vụ phát triển, bao gồm dịch vụ công và dịch vụ mang tính thương mạị

- Doanh nghiệp các thành phần kinh tế phát triển với tốc độ nhanh tạo một thị trường có dung lượng ngày càng lớn. Đây là điều kiện tốt để các hoạt động dịch vụ phát triển.

- Theo lộ trình mở cửa kinh tế, Chính phủ Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam và như vậy cạnh tranh sẽ lớn là động lực kích thích thương mại dịch vụ phát triển về chất và về lượng, phong phú về loại hình.

- Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn hỗ trợ thương mại dịch vụ phát triển: thực hiện cải cách sâu rộng đối với hành chính công; xây dựng chính sách ưu đãi đối với thương mại dịch vụ.

- Thành phố có vị trí lý tưởng để phát triển các loại hình dịch vụ, trong đó có dịch vụ xuất khẩụ

NHỮNG THÁCH THỨC:

Cần áp dụng các biện pháp để hạn chế:

- Hiện cơ sở lý luận về dịch vụ chưa được làm rõ dịch vụ là gì? Dịch vụ công là gì? Dịch vụ thương mại có phải là thương mại dịch vụ không? Phương pháp luận chưa rõ cho nên dẫn tới tổ chức phát triển dịch vụ chưa đúng: lập bộ phận dịch vụ hành chính cao cấp (làm hộ nhanh thu tiền nhiều) nằm trong các cơ quan dịch vụ công; phân loại các loại hình dịch vụ không đúng chuẩn mực quốc tế dẫn tới thống kê và phân tích tình hình dịch vụ saị

- Luật lệ để phát triển thương mại dịch vụ chưa đầy đủ và chưa mang tính hội nhập quốc tế: Luật Thương mại và chi tiết Luật Thương mại hiện hành mới chỉ chủ yếu đề cập đến thương mại hàng hữu hình, chứ hầu như chưa đề cập đến thương mại dịch vụ.

- Mảng thương mại dịch vụ chưa được các cấp có thẩm quyền quan tâm phát triển một cách thỏa đáng:

+Nhiều ngành xuất khẩu dịch vụ chưa được Nhà nước giao chỉ tiêu kim ngạch, đặt tốc độ phát triển cần đạt như ngành hàng không; ngành vận tải biển; xuất khẩu phần mềm…

+Chưa thực hiện thống kê xuất khẩu các loại dịch vụ để đưa ra các nhận định phát triển hay thụt lùi giúp đưa ra các giải pháp thích hợp.

+Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố, của Sở Thương mại chủ yếu mới đề cập đến mảng xuất nhập khẩu hàng hữu hình, chứ chưa đề cập đến xuất khẩu hàng vô hình.

+Hiện nay, chiến lược kinh tế trọng tâm của Thành phố đặt ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố sang lĩnh vực dịch vụ thương mại nhưng chưa có những giải pháp thực hiện cụ thể, theo lời của Ông Nguyễn Minh Triết trao đổi với Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư ngày 02/8/2004: “Chúng tôi có cả một nghị quyết để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – thương mại; cùng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động của các loại hình dịch vụ như tài chính, thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu… mà vẫn chưa xoay chuyển được, rất cần Bộ Kế hoạch Đầu tư góp ý thêm về các giải pháp cụ thể

để đẩy nhanh quá trình, nếu không sẽ bị tụt hậu trong vài năm tới”.

- Theo lộ trình của các cam kết thương mại đa phương và song phương, Việt Nam mở cửa mạnh thị trường dịch vụ trong vài năm tới và cạnh tranh sẽ quyết liệt, các nhà dịch vụ trong nước không mạnh sẽ trao thị trường dịch vụ cho các nhà kinh doanh nước ngoài, sản phẩm dịch vụ nhập khẩu sẽ đánh bại các loại dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp.

- Trình độ của “người” hưởng lợi dịch vụ còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn các loại dịch vụ về chất nên doanh nghiệp đông nhưng “người biết dùng” dịch vụ ít, đây cũng là khó khăn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Như Chương 1 đã đề cập, gần như quá trình cung ứng và tiêu thụ xảy ra đồng thời nên chất lượng dù tốt nhưng dịch vụ sẽ kém hiệu quả nếu như phía hưởng lợi dịch vụ không có trình độ hoặc không có phương tiện hưởng lợi dịch vụ thích hợp. Ví dụ thầy dạy tiếng Anh giỏi, người bản xứ nhưng tham gia giảng cho một đối tượng mới thoát khỏi trình độ A, B, C thì rõ ràng thầy nói trò không hiểu; hay đường truyền Internet tốt, chất lượng cao nhưng máy tính của công ty bị hỏng… hoặc ITPC tổ chức một buổi xúc tiến thương mại tốt, mời gọi được nhiều đối tác nước ngoài tới trao đổi ngành hàng nhưng công ty không sẵn sàng chuẩn bị tốt về giới thiệu công ty: không có Catalogue, không có name card, đưa người không biết sinh ngữ tới giao tiếp hoặc người được cử đến am hiểu về công ty có hạn… thì rõ ràng cuộc tiếp xúc sẽ không giúp ích cho doanh nghiệp mà ngược lại hình ảnh của công ty bị xấu đị

- Sau 10 năm nữa, việc di dời cảng biển và sân bay quốc tế ra khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, nếu không xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ toàn diện sẽ dẫn tới giảm doanh thu và tỷ trọng dịch vụ rất lớn ở Thành phố.

Tóm lại, nhóm nghiên cứu sẽ đề xuất các giải pháp dựa vào các yếu tố thực tiễn về tình hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trên địa bàn Thành phố như đã phân tích ở Chương 2 và tóm tắt ở các mục kể trên.

3.1.2.2 Cơ sở mang yếu tố quốc tế:

Khi xây dựng các giải pháp đẩy mạnh sự phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, nhóm nghiên cứu đã lĩnh hội những nội dung cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam theo tinh thần của các hiệp định song phương và đa phương. Tinh thần chủ yếu của các hiệp định ấy có liên quan đến hoạt động dịch vụ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ạ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ:

Sở dĩ phải tính đến lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ vì:

- Đây là hiệp định song phương đầu tiên Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ.

- Nội dung mở cửa được dựa vào các tiêu chuẩn của các hiệp định dịch vụ của WTO (GATS).

- Nội dung của hiệp định sẽ là cơ sở để chỉnh sửa và xây dựng luật quốc gia (tính thực thi pháp luật).

- Xây dựng Ủy ban Hỗi hợp Việt Nam – Hoa Kỳ giám sát thực thi hiệp định.

LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH BTA được thể hiện qua Phụ lục số 4.

b. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ (GATS) CỦA WTO:

Hiện nay, Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp vòng đàm phán thứ 8 của WTO và quyết tâm gia nhập WTO vào cuối năm 2005. Các cam kết cuối cùng của Việt Nam với các bên đàm phán của WTO về mở cửa dịch vụ chưa có, nhưng nhóm nghiên cứu cũng nắm được những nội dung chính sẽ thỏa thuận phải bao gồm những vấn đề sau:

Thứ nhất, phân loại dịch vụ của Việt Nam thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác nhau, và thực hiện đàm phán với các bên của WTO về lộ trình mở cửa hay không mở cửa cho các ngành và phân ngành dịch vụ này tùy vào khả năng của Việt Nam.

Lưu ý: Việt Nam là nước kém phát triển, thì khi xây dựng lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ được áp dụng phương pháp chọn – cho, tức là mở cửa lĩnh vực dịch vụ nào thì liệt kê lĩnh vực đó, còn các lĩnh vực không liệt kê là không cam kết. Tuy nhiên, việc chọn – cho không phải được thực hiện một cách tùy ý mà phải thông qua đàm phán.

Thứ hai, đàm phán về lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam với các bên thuộc WTO phải dựa trên Nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN). Theo nội dung của nguyên tắc này thì Việt Nam dành những ưu đãi và lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ thế nào, thì cũng phải dành những điều kiện tươg tự cho các nhà doanh nghiệp của các nước khác thuộc WTO vào Việt Nam kinh doanh dịch vụ không phân biệt đối xử. Đây là nguyên tắc Việt Nam phải áp dụng ngay lập tức và vô điều kiện (trừ một số ngoại lệ).

Thứ ba, Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) là nguyên tắc không bắt buộc, thường áp dụng có điều kiện. Nếu chấp nhận nguyên tắc này ở một số phân ngành dịch vụ nào đó thì có nghĩa là Việt Nam dành những đãi ngộ cho dịch vụ và nhà cung cấp trong nước thế nào thì cũng dành những đãi ngộ tương tự cho dịch vụ nhập khẩu và nhà kinh doanh dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ của quốc gia mình.

Thứ tư, cam kết thực hiện minh bạch hoá hệ thống chính sách để đảm bảo môi trường kinh doanh dịch vụ có luật lệ rõ ràng công khai, có thể tiên lượng trước.

Thứ năm,nguyên tắc công nhận lẫn nhau: Với nguyên tắc này, các hiệp định của GATS khuyến khích các thành viên công nhận lẫn nhau các giấy chứng nhận, bằng cấp có liên quan đến giáo dục, đào tạo, giấy kiểm tra chất lượng, số lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các thủ tục khác… để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động…

Thứ sáu, về độc quyền và đặc quyền cung cấp dịch vụ. Theo tinh thần các hiệp định GATS về dịch vụ thì Việt Nam có thể duy trì sự độc quyền và đặc quyền trong

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ cho đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM (Trang 119)