Các chính sách của nhà nước và hành lang pháp lý còn thiếu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động định giá bất động sản tại công ty cổ phần sàn giao dịch bất động sản Châu Á (Trang 84)

- Khoảng cách tới phố chính: 1,5 km Nội thất Hiện đại Đường/phố chính gần nhất Trường Lâm Sàn ốp lát Gỗ + Đá

2.3.3.2.5Các chính sách của nhà nước và hành lang pháp lý còn thiếu

3 Tường Còn tốt, chưa có hiện tượng thấm dột 98% 18% 18%

2.3.3.2.5Các chính sách của nhà nước và hành lang pháp lý còn thiếu

Tại Việt Nam, hệ thống các văn bản pháp luật quản lý và điều tiết thị trường bất động sản chưa đầy đủ, chưa thống nhất tạo ra sự liên kết và còn bị chồng chéo. Các quy định chưa có tính hợp lý và tính thực tiễn đã kìm hãm sự phát triển chung đối với thị trường bất động sản và hoạt động định giá ở nước ta. Cụ thể như:

+ Chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể phát triển ngành định giá dài hạn nên chưa có lộ trình cụ thể. Việc hoạch định chính sách liên quan đến các nội dung

xây dựng văn bản pháp quy, thị trường thẩm định giá, phát triển nguồn nhân lực… còn ở mức ngắn hạn, sơ khai

+ Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá còn thiếu và chưa đồng bộ, các hướng dẫn còn chung chung, chưa cụ thể về phương pháp tính các chỉ tiêu như xác định lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, thương hiệu của doanh nghiệp,...

+ Hệ thống văn bản pháp luật quy định về hoạt động thẩm định giá còn nhiều bất cập, chưa có sự chưa nhất quán, thậm chí còn mâu thuẫn nhau gây nhiều lúng túng, đôi khi không biết áp dụng theo văn bản nào, dẫn đến làm theo kinh nghiệm là chính. Mặt khác các văn bản này còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác chuyên sâu như: xây dựng, đất đai, quy hoạch, kiến trúc… trong khi đó các Nghị định, thông tư hướng dẫn lại chưa thực sự cụ thể nên rất khó áp dụng. Cụ thể là quy định về thẩm định giá tài sản theo quy định của Pháp lệnh giá và Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của chính phủ về thẩm định giá không đồng nhất với việc quy định giá bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS và Nghị định 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS. Hoặc như Nhà nước quy định các phương pháp định giá BĐS, nhưng cụ thể từng phương pháp được áp dụng trong trường hợp như thế nào thì lại chưa có quy định. Điều đó làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn cũng như tiến hành các phương pháp định giá.

+ Việc thể chế hóa các quy định trong pháp lệnh giá vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế.

+ Chính sách Nhà nước về khung giá đất thay đổi liên tục và chưa hợp lý, chưa sát với giá thị trường nên việc xác định giá bất động sản cho mục đích mua bán là rất khó khăn. Mặt khác, thời gian điều chỉnh giá đất là rất chậm so với sự biến động giá của thị trường BĐS. Khung giá đất chỉ dùng để làm cơ sở xác định thuế, khi làm sổ đỏ hay làm giá để đền bù giải phóng mặt bằng, thanh lý tài sản

+ Nhà nước có quy định rõ trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người định giá nhưng khi người định giá vi phạm những quy định liên quan đến nghề nghiệp thì chưa có quy định nào yêu cầu trách nhiệm phải bồi thường của người định giá đã dẫn đến chất lượng định giá BĐS còn kém. Bên cạnh đó nhà nước cũng chưa kiểm soát được mức độ tin cậy của các chứng thư định giá.

+ Thêm vào đó, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thường có một độ trễ nhất định. Với những biến động liên tục trên thị trường BĐS và quá trình phát triển kinh tế thì nhiều nghị định ngay từ khi ra đời đã không còn phù hợp với thực tế nữa, cũng có một số nghị định ra đời sắp hết hiệu lực thì mới có thông tư hướng dẫn.

Để giải quyết những bất cập này, nhà nước cần phải có các biện pháp nhằm tạo ra một hành lang pháp lý và cơ chế vận hành phù hợp để có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội và thích hợp với điểu kiện hiện nay của thị trường BĐS

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động định giá bất động sản tại công ty cổ phần sàn giao dịch bất động sản Châu Á (Trang 84)