* Yếu tố pháp luật về chế độ, chính sách cán bộ, công chức.
Chế độ, chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý xã hội, chế độ, chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người, chế độ, chính sách có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi con người, nhưng cũng có thể kìm hãm hoạt động của con người, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình trách nhiệm của mỗi người. Vì vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Có thể nói trong tình hình hiện nay việc đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách đối với cán bộ, công chức là khâu có tính đột phá.
Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách hướng về cán bộ, công chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức để có thể đảm đương được nhiệm vụ trong thời
kỳ mới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách đối với cán bộ chất lượng cán bộ, công chức chung hiện nay vẫn còn một số bất cập.
Tất cả những bất hợp lý về chính sách cán bộ, công chức dẫn đến kết quả nhiều cán bộ, công chức có năng lực thực sự không muốn tham gia vào công tác địa phương hoặc nếu tham gia có quan điểm nay làm mai nghỉ, hoặc cán bộ, công chức đương chức cửa quyền chỉ bố trí người thân thiếu các chức danh này dẫn đến cán bộ, công chức thiếu đồng bộ về cơ cấu, độ tuổi, giới tính và non kém về năng lực, không biết làm. Đây là vấn đề cản trở rất lớn cho sự nghiệp CNH, HĐH.
* Yếu tố quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức.
Kiểm tra, giám sát và quản lý là hoạt động nhằm làm cho chính quyền cấp tỉnh nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, công chức giúp cho chính quyền cấp tỉnh phát hiện vấn đề nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động, làm cho cán bộ, công chức luôn hoạt động đúng hướng, đúng nguyên tắc.
Qua đó để có thưởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn cái xấu, cái tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực; đồng thời nắm vững thực trạng của cán bộ, công chức và là cơ sở để làm tốt công tắc cán bộ từ quy hoạch cho đến đào tạo và sử dụng bố trí cán bộ, công chức.
Thực tế cho thấy, đối với cán bộ, công chức và một số cán bộ, công chức khi mới được đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành, tận tụy, liêm khiết, có uy tín đối với đồng bào nhân dân địa phương song trong quá trình hoạt động vốn dĩ đã hạn chế về trình độ năng lực so với cán bộ các vùng khác nhưng lại thiếu tu dưỡng, rèn luyện độc lập, không được quản lý tốt dần dần thoái hóa, biến chất, sa ngã. Trong điều kiện có nhiều đầu tư của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế vào khu vực này nhưng vì lòng tham, do không có một dây cương cần thiết nên đã biến chất, vi phạm
vào lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Điều đó có phần thiếu sót của công tác kiểm tra, giám sát và quản lý cán bộ, công chức. Mặt khác, một số cán bộ, công chức hiện nay còn trẻ, năng lực có, phẩm chất có, tuy nhiên họ lại chưa tận tâm với công việc, họ ngại làm, ham chơi nên khi được cấp trên giao nhiệm vụ họ thường lơ là, không tập trung giải quyết công việc, lại không được giám sát, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên dẫn đến công việc không hoàn thành nhưng chất lượng không cao. Điều này cũng do một phần thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức. Qua đây cho thấy công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và bảo vệ cán bộ có ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.