3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ
Qua hơn 20 năm đổi mới đất nước, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước, trọng tâm là đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về công vụ, công chức nhà nước. Điểm mốc mang tính bước ngoặt là Pháp lệnh cán bộ, công chức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1998. Sau khi pháp lệnh này đi vào thực tiễn đã bộc lộ những điểm không phù hợp nên lần lượt được sửa đổi, bổ sung vào năm 2000 và 2003. Thực hiện các quy định mới, đội ngũ công chức từng bước được xây dựng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cải cách hành chính. Các nội dung quản lý công chức như: tuyển dụng, nâng ngạch công chức hầu hết đều được tiến hành qua các kỳ thi; bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá công chức được thực hiện theo quy chế, quy trình. Việc sử dụng, bố trí và quản lý sử dụng công chức bước đầu đã căn cứ vào nhu cầu công việc và gắn với tiêu chuẩn chức danh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động công vụ, công chức vẫn không tránh khỏi những hạn chế, chưa đổi mới và theo kịp sự đổi mới về vai trò của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Nhận thức về hoạt động công vụ và quản lý công chức vẫn mang dấu ấn của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Trong hoạt động công vụ, mối quan hệ giữa hành chính với chính trị, hành chính với sự nghiệp công; giữa hoạt động quản lý nhà nước mang tầm vĩ mô với hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phân định triệt để. Trên nhiều lĩnh vực, hoạt động công vụ còn thiếu thống nhất và thông suốt; kỷ luật, kỷ cương của công chức chưa nghiêm; việc phân loại công chức chưa mang tính khoa học, khách quan dẫn đến việc bố trí, sử dụng, quy hoạch, đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng công chức chưa phát huy hết hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Nhà nước đặt ra trong từng giai đoạn. Các quy định pháp luật hiện hành chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ cũng như quản lý công chức; chưa quy định rõ mục tiêu, nguyên tắc hoạt động công vụ trong quá trình phục vụ nhân
dân và xã hội; chưa chú trọng đúng mức quyền lợi của công chức như chính sách tiền lương, nhà ở và các chính sách đãi ngộ khác. Các điều kiện đảm bảo cho công chức thực thi công vụ chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả, thông suốt. Ngoài ra, một số quy định về quản lý công chức chưa được thống nhất trong cách hiểu và vận dụng trong thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân xây dựng một nền hành chính trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày 09/12/2008, Quốc hội ban hành Luật cán bộ, công chức năm 2008 thay thế pháp lệnh cán bộ, công chức. Sau nhiều lần thảo luận, đóng góp ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và đông đảo nhân dân, dường như Luật cán bộ, công chức đã phần nào đáp ứng những yêu cầu đổi mới nền hành chính? Luật đã phân định rõ cán bộ, công chức; quy định thanh tra công vụ; các điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. Mặc dù luật chưa đi vào thực tế nhưng đã và đang có rất nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Với việc phân định cán bộ và công chức nhiều người thích được là cán bộ hơn là công chức, phạm vi cán bộ rộng mở, linh hoạt hơn dường như làm cán bộ không phải vượt qua các kỳ thi phức tạp mà vẫn hưởng các ưu đãi như công chức. Việc tuyển dụng công chức vẫn phải theo chỉ tiêu biên chế chưa phù hợp với yêu cầu xây dựng nền hành chính hiện đại. Luật cũng đã dành riêng để đánh giá công chức và có quy định gây nhiều tranh cãi đó là: công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc 2 năm liên tiếp trong đó có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Công chức 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Vấn
đề đặt ra ai đánh giá? đánh giá theo tiêu chí nào? người đánh giá có đủ tư cách đức, tài, công tâm, khách quan? khi sắp xếp, sử dụng cán bộ, công chức có phù hợp với chuyên môn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ rõ ràng hệ thống pháp luật về công vụ, công chức cần làm cụ thể những nội dung sau:
- Xác định địa vị pháp lý của công chức nhà nước, cùng với ghi nhận trong quyền của mọi công dân có đủ điều kiện để có thể trở thành công chức nhà nước. Xác định khái niệm chức vụ và các loại chức vụ, quy định việc thi tuyển cạnh tranh đối với các chức vụ lãnh đạo không phải do bầu cử. Những người tham gia thi tuyển công chức, lãnh đạo phải có đủ các điều kiện về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học; ưu tiên cho các đối tượng thâm niên trong ngành, có nhiều hơn một bằng Đại học, hoặc có trình độ sau đại học. Những người trúng tuyển được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
- Xác định rõ cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức. Quy định việc tuyển dụng công chức được thực hiện bằng hình thức thi tuyển cạnh tranh, việc xét tuyển chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện chính sách xã hội. Đối với những người đã được tuyển dụng công chức định kỳ 5 năm một lần tổ chức các kỳ kiểm tra sát hạch năng lực, trình độ. Kỳ thi này không phải cạnh tranh nhưng công chức nào không đạt yêu cầu sẽ được chuyển công tác khác có mức lương thấp hơn hoặc có thể bị buộc thôi việc.
- Xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống chức danh, tiêu chuẩn theo ngạch công chức phù hợp với thực tiễn và yêu cầu chuyên môn của từng đối tượng công chức; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp công chức. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn theo chức danh công chức lãnh đạo. Xây
dựng chức trách, nhiệm vụ của từng loại công chức và chế độ chính sách đối với mỗi loại công chức.
- Quy định chế độ thưởng phạt nghiêm minh để đảm bảo kỷ cương hành chính và hiệu quả công tác quản lý; quy định trách nhiệm công chức nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
- Quy định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động công vụ nhà nước, bảo hiểm cho công chức đã hoàn thành nghĩa vụ phục vụ hoặc vì lý do chính đáng phải thôi việc.
- Xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, nguồn nhân lực được coi là thực lực của nền kinh tế, là yếu tố quyết định thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ, công chức cấp tỉnh trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định.
- Phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặt ra yêu cầu đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh có tầm nhìn xa, lâu dài và toàn diện; phải căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế xã hội của vùng của tỉnh của thành phố. Từ đó hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn 2010-2015, chuẩn bị xúc tiến công tác quy hoạch cán bộ giai đoạn tiếp theo.
- Việc đổi mới đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, nhà nước phải thể chế hoá đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ công chức, công vụ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính xây dựng và hoàn thiện các cơ quan trong hệ thống chính trị. Phải tạo được sự đổi
mới căn bản, toàn diện về chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh; bảo đảm có đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh chuyên môn giỏi ở tất cả các lĩnh vực, một bộ phận cán bộ, công chức cấp tỉnh thành thạo ngoại ngữ có thể làm việc trực tiếp với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và nền kinh tế tri thức.
- Phát triển nguồn nhân lực trong đó có xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị với vai trò đặc biệt quan trọng của sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, quản lý của chính quyền các cấp. Không ngừng tạo môi trường thuận lợi để phát huy tốt nhất năng lực, tri thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh cho phát triển Kinh tế - Xã hội.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ