Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 61)

Đào tạo bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là cán bộ công chức làm việc trong tổ chức. Đào tạo bồi dưỡng tác động đến con người trong tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

Đào tạo bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức. Nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, công chức hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của tổ chức. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức là thực hiện nhiệm vụ lấp đầy khoảng trống giữa một bên là những điều đã đạt được, đã có trong hiện tại với một bên là những yêu cầu cho những thứ cần ở tương lai, những thứ mà cần phải có theo chuẩn mực

Quy trình đào tạo bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ công chức hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ công chức đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức.

Những thứ hiện có

- Những kết quả đạt được - Những kiến thức và kỹ năng có được

-Thực hiện công việc thực tế của các cá nhân Những thứ cần phải có - Các tiêu chuẩn đề ra - Những kiến thức và kỹ năng yêu cầu -Những chuẩn mực cho thực hiện công việc

Xác định nhu cầu đào tạo

Thực hiện kế hoạch đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo Đánh giá đào tạo

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: mục tiêu kế hoạch? nội dung là gì? ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành? cách thức thực hiện? kinh phí? kiểm tra đánh giá như thế nào.

Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi cơ bản như: Có những hoạt động cụ thể nào? phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả? tổ chức sao cho chi phí phù hợp để kết quả cao? do đó, để thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, cần phân tích kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thành các công việc cụ thể, từ ra quyết định tổ chức khóa học, triệu tập học viên, in ấn tài liệu, mời giảng viên, tổ chức chọn địa điểm, điều phối chương trình, theo dõi các hoạt động giảng dạy, chi phí thanh toán, đánh giá, báo cáo sơ tổng kết, thanh quyết toán.

Đánh giá đào tạo bồi dưỡng cần trả lời các câu hỏi chính như: đào tạo bồi dưỡng có đạt mục tiêu không? nội dung có phù hợp không? chương trình có phù hợp không? giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo bồi dưỡng không? học viên có tham gia vào quá trình đào tạo bồi dưỡng không? công tác tổ chức có tốt không? học viên học được những gì và họ áp dụng được những điều đã học vào thực tế công việc không? hiệu quả của chương trình đào tạo bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 61)