Bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 97)

Đề bạt là cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “cất nhắc” cán bộ thay cho thuật ngữ “đề bạt”, còn “bổ nhiệm” thường chỉ loại cán bộ do bầu, rồi được cấp trên “bổ nhiệm” bằng văn bản chính thức. Bổ nhiệm lại cán bộ là danh từ thường được dùng trong lĩnh vực tổ chức - cán bộ và thường được hiểu là giao cho ai giữ một trọng trách, một vị trí trong cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Nếu chỉ hiểu theo cách đơn giản đó thì chưa

hiểu hết nội dung sâu xa của bổ nhiệm cán bộ và dễ đánh đồng với khái niệm đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ.

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia thì “bổ nhiệm cán bộ” có nghĩa: “Cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Điều này có nghĩa là giao giữ một chức vụ có thể là cao hơn nhưng cũng có thể là tương đương.

Như vậy, bổ nhiệm công chức là quyết định cử hoặc giao cho công chức một chức vụ, một trọng trách trong cơ quan, đơn vị có thể là đề bạt, cất nhắc nhưng cũng có thể chỉ là bố trí công chức cho phù hợp. Giữa bổ nhiệm với đề bạt, cất nhắc, bố trí công chức có mặt thống nhất nhưng không đồng nhất. Bổ nhiệm là bước tiếp theo của đề bạt, cất nhắc, bố trí công chức.

Quy trình đề bạt, bổ nhiệm công chức cấp tỉnh được thực hiện như sau: cơ quan, đơn vị có nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm công chức cấp tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, trong đó nêu rõ số lượng và dự kiến phần công tác đới với chức vụ sẽ bổ nhiệm. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

Tập thể lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn công chức cấp tỉnh hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ trong cơ quan, đơn vị.

Tập thể lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của công chức trong cơ quan, đơn vị và người dân tại địa phương (khi cần bổ nhiệm 01 chức danh có thể lựa chọn giới thiệu nhiều hơn 01 người).

Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm của lãnh đạo chủ chốt và cán bộ làm việc tại phòng ban hoặc vị trí công chức được bổ nhiệm để trao đổi thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn của công chức cấp tỉnh được bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ công chức được giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

Tập thể lãnh đạo và cán bộ làm việc tại phòng ban hoặc vị trí tại đơn vị mà công chức được bổ nhiệm tại cơ quan hành chính nhà nước thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

Bảng 2.5: Cơ cấu cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ theo công tác đề bạt, bổ nhiệm

Stt Nội dung Tổng số Trong đó

Tổng số CBCC đề Trong đó Cán bộ nữ Tuổi đời đến dưới 50 tuổi 1 Công chức 2006 1518 949 352 1115 2 Công chức 2007 1656 978 411 1152 3 Công chức 2008 1734 976 441 1182 4 Công chức 2009 1792 989 466 1217 5 Công chức 2010 1807 982 454 1253 6 Công chức 2011 1863 986 511 1341 7 Công chức 2012 1927 1017 557 1464 8 Công chức 2013 1973 1017 586 1536

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức khối cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số hạn chế như: Ban hành quy định về phân cấp quản lý công chức, quy chế về bổ nhiệm công chức và giới thiệu công chức ứng cử đối với công chức cơ quan, đơn vị quản lý, mà vận dụng các quy định của cấp trên để thực hiện, dẫn đến thiếu rõ ràng, chặt chẽ trong xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ. Có đơn vị khi khuyết chức danh lãnh đạo chậm kiện toàn; chưa xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức và chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của

chức danh, nhất là tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị đã tiến hành bổ nhiệm. Trong khi đó, mối quan hệ giữa cấp có thẩm quyền bổ nhiệm công chức hàm trưởng, phó phòng với Ban Tổ chức cấp uỷ chưa được xác định rõ, nên công tác quản lý, nắm tình hình và xử lý sai sót khi bổ nhiệm cán bộ còn chậm trễ. Số lượng cán bộ nữ, cán bộ trẻ được bổ nhiệm còn ít và chưa thật sự mạnh dạn trong bổ nhiệm cán bộ trẻ. Nhiều chức danh độ tuổi cán bộ đương nhiệm liền kề nhau, chưa hình thành được ba độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w