Đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 105)

Công tác đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của cơ quan, tổ chức.

Phương tiện để thực hiện công tác đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh là bao gồm hệ thống chính sách liên quan đến đãi ngộ cán bộ, công chức. Chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức cấp tỉnh bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: tiền lương, thưởng; phụ cấp chức vụ, khu vực, làm thêm giờ, trợ cấp khó khăn; phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhà công vụ và các dịch vụ xã hội được bao cấp một phần hoặc toàn bộ; lương hưu, nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ phép hàng năm, tham quan du lịch; sự tôn vinh qua các danh hiệu của cơ quan, ngành và Nhà nước trao tặng.

Trong hệ thống chính sách đãi ngộ nêu trên, chính sách khuyến khích bằng lợi ích vật chất là cơ bản, chủ yếu và quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong

nhiều trường hợp, lợi ích vật chất và tinh thần đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, ngay cả mức lương cũng chứa đựng sự đánh giá của xã hội đối với những cống hiến của cá nhân. Cũng có trường hợp đặc biệt, lợi ích về tinh thần còn quan trọng hơn cả về lợi ích vật chất.

Triển khai thực hiện công tác đãi ngộ cán bộ, công chức bao gồm các bước sau

Bước 1: Xây dựng hệ thống đánh giá thành tích công tác cho cán bộ, công chức bằng cách xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và thu thập thông tin đánh giá.

Bước 2: Thiết lập các quy định, quy tắc, thủ tục hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách đãi ngộ

2.4. ĐÁNH GIÁ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 105)