Thường xuyên thực hiện việc rà soát, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh làm cơ sở cho quy hoạch, bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm chức danh phù hợp với năng lực, sở trường (về quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ). Quy định cụ thể tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của từng chức danh cán bộ, công chức cấp tỉnh; xác định số lượng, nhu cầu, vị trí việc làm đúng với từng chức danh; việc bổ nhiệm, đề bạt đúng với quy hoạch, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm và cơ chế giám sát của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp tỉnh.
Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp uỷ tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên về công tác để bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh, tạo cơ sở thực hiện tốt các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ. Phải nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, cơ quan, đơn vị và từng cán bộ, đảng viên, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh, đưa công tác đề bạt và bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh trở thành việc làm nền nếp, thường xuyên. Các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị cần quán triệt sâu sắc các quan điểm và mục tiêu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức lãnh đạo, cách làm; khắc phục có kết quả những tồn tại, hạn chế, nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, cơ cấu phù hợp, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Hai là, thực hiện tốt việc luân chuyển gắn với quy hoạch bố trí, sắp xếp, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ các cấp uỷ, cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức theo quy hoạch. Xác định số lượng và dự kiến danh sách cán bộ, công chức luân chuyển trong cả nhiệm kỳ và từng năm. Tiến hành luân chuyển cán bộ, công chức từ tỉnh xuống huyện, từ huyện xuống cơ sở, và ngược lại; giữa các phòng, ban, cơ quan, đơn vị. Đối tượng luân chuyển phải phải thực sự có năng lực, triển vọng, trong quy hoạch lãnh đạo, quản lý; làm tốt công tác tư tưởng cho công luân chuyển cả nơi đi và đến; xây dựng kế hoạch cụ thể nơi cán bộ, công chức đến luân chuyển và sau khi luân chuyển về.
Ba là, công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn yêu cầu, toàn tâm, toàn ý với công việc, có khả năng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực chuyên môn của mình nhưng bố trí, sử dụng trong lĩnh vực hoàn toàn khác chuyên môn thì khó có thể hoàn thành nhiệm vụ.
Bốn là, việc bố trí sử dụng đề bạt, luân chuyển công chức là vô cùng quan trọng, lựa chọn được người tài, đặt người tài vào đúng chỗ để họ phát huy hết năng lực, cống hiến tối đa cho Tổ quốc, cho nhân dân. Vì vậy trong công tác đối với công chức nói chung, công chức tỉnh Phú Thọ nói riêng hơn lúc nào hết chúng ta phải tiếp tục đổi mới, đảm bảo việc bố trí, sử dụng, luân chuyển công chức ngày càng đúng tiêu chuẩn, phù hợp năng lực, sở trường. Đề bạt công chức phải đúng lúc, đúng người, đúng việc, phải căn cứ yêu cầu nhiệm vụ tiêu chuẩn của từng chức danh mà lựa chọn công chức ngang tầm, phù hợp. Đây là điều kiện quyết định để công chức có khả năng hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở quy hoạch và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo quy hoạch, nhất thiết khi bố trí, sử dụng, luân chuyển công chức, phải lựa chọn người trong quy hoạch, đúng tiêu chuẩn, không châm trước cho "nợ tiêu chuẩn" rồi đi học trả sau như trước đây.
Năm là, bố trí, đề bạt công chức phải đúng lúc, đúng người, đúng việc; bổ nhiệm khi công chức đang sung sức phát triển có khả năng cống hiến tốt nhất, tránh đề bạt công chức khi không còn khả năng phát triển hoặc có biểu hiện tụt hậu. Kiên quyết khắc phục tình trạng công chức bị kỷ luật hoặc không hoàn thành tốt nhiệm vụ ở địa phương này, lĩnh vực công tác này lại được bố trí đảm nhận nhiệm vụ tương đương hoặc nhiệm vụ cao hơn ở địa phương khác, lĩnh vực công tác khác. Đề cao tính trách nhiệm của người có thẩm quyền sử dụng công chức, tránh tình trạng bố trí, sử dụng công chức (đặt người) không đúng chỗ nhưng đến nay chưa có trường hợp nào phải chịu trách nhiệm.
Sáu là, để đảm bảo đội ngũ công chức cấp tỉnh có chất lượng tỉnh Phú Thọ vừa phải quan tâm tính ổn định, kế thừa; đồng thời kết hợp đổi mới với luân chuyển công chức. Muốn vậy cần bố trí kết hợp ba độ tuổi, kết hợp hài hoà giữa công chức trẻ với công chức lớn tuổi để bổ sung cho nhau một tập
thể lãnh đạo mạnh. Công chức trẻ tuy chưa có nhiều ưu điểm như công chức lớn tuổi nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập nên có kiến thức và tiến bộ nhanh. Phải rèn luyện họ khiêm tốn học hỏi các công chức lớn tuổi có kinh nghiệm. Những công chức lớn tuổi giàu bản lính và kinh nghiệm công tác có trách nhiệm giúp đỡ, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, xử lý tình huống, phương pháp công tác cho công chức trẻ. Khéo léo kết hợp công chức như vậy sẽ tạo thành sức mạnh tổng lực "trẻ xông pha, già kinh nghiệm", đồng thời làm tốt công tác quy hoạch công chức, chuẩn bị công chức kế cận một cách chủ động cho cơ quan. Bên cạnh đó cần thực hiện trẻ hoá đội ngũ công chức cấp tỉnh hơn nữa.
Có thể nói còn rất nhiều cách thức để phát huy tối đa năng lực của công chức tuy nhiên trở lại vấn đề mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém nên chỉ cần chúng ta thực hiện được đúng lời dạy của Bác về công tác cán bộ, công chức vừa "hồng", vừa "chuyên".