Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 100)

Xác định công tác đào tạo, bồi dưỡng là hoạt động ảnh hưởng lớn mang tính quyết định đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức nên thời gian qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết về công tác đào tạo, bồi dưỡng và đã thể chế hoá thành các chương trình hành động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền. Căn cứ vào quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Quyết định số: 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số: 40/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2010-2015, đã ban hành quyết định, quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh, theo Quyết định này tỉnh Phú Thọ đã chi một khoản kinh phí không nhỏ để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Tất cả cán bộ, công chức, công chức dự bị đang công tác tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ không chuyên trách cấp xã đều được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng. Những cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hỗ trợ tiền giáo trình, viết luận văn, được hỗ trợ kinh phí đi học tập, nghiên cứu thực tế. Sau khi tốt nghiệp được

hỗ trợ thêm lần nữa theo chính sách khuyến khích tài năng đào tạo và thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao của tỉnh. Riêng cán bộ, công chức nữ được cử đi đào tạo Trung cấp, Cao cấp, Cử nhân lý luận Chính trị; Đại học chuyên môn; học sau đại học còn được hỗ trợ thêm một khoản kinh phí nữa từ 10 đến 52 triệu đồng. Về mặt chính sách tỉnh Phú Thọ đã đi trước một bước để thúc đẩy đội ngũ cán bộ, công chức say mê nghiên cứu học tập, nâng cao trình độ Chính trị, chuyên môn đảm bảo chất lượng công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song một bộ phận công chức vẫn chưa ý thức được vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng, vẫn coi việc đi học là để thụ hưởng chế độ, chính sách, học cốt để lấy văn bằng, chứng chỉ, hoàn thiện bộ hồ sơ, đối phó với tổ chức nên thường xuyên lý do vắng lớp hoặc có đến lớp không tích cực học hỏi, nghiên cứu, chưa tôn trọng và có biểu hiện xem nhẹ đội ngũ giảng viên. Thực tế ở nhiều lớp diễn ra tình trạng học viên luôn thể hiện "biết rồi, khổ lắm giảng viên nói mãi" nhưng khi giảng viên hỏi vấn đề cụ thể lại lúng túng, thậm chí không thể giải thích vì không hiểu rõ ràng cả lý luận cũng như thực tiễn.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được tỉnh ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ điển hình là trường Chính trị tỉnh, số lớp, số học viên đều tăng cao về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn dạy và học.

Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trường Chính trị tỉnh, các trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố đã mời đội ngũ giảng viên, báo cáo viên là các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên các đơn vị : Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia; Ban Tuyên giáo; Ban Tổ chức tỉnh; Sở Tư pháp; Sở Nội vụ. Những báo cáo viên, giảng viên được mời đều là những người có kiến thức chuyên môn, trình độ hiểu biết, năng lực sư phạm truyền đạt sâu sắc giúp học viên nắm vững kiến thức bài giảng. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng còn bộc lộ không ít những hạn chế và nhược điểm.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng đã có những cải tiến nhất định về nội dung chương trình nhưng vẫn nặng về lý thuyết, chưa thật sự bám sát những đòi hỏi của cuộc sống và công việc hàng ngày của cán bộ, công chức. Thông tin nhiều khi thiếu cập nhật, ít thiết thực và thiếu độ sâu khoa học. Việc mở rộng kiến thức đào tạo có tình trạng dàn trải và còn nặng về hình thức.

- Nhiều cơ quan cử cán bộ đi học vẫn thiếu sự quan tâm, phó mặc cán bộ, công chức cho cơ sở đào tạo; chưa có động thái tích cực trong phối kết hợp với cơ sở đào tạo quản lý cán bộ, công chức trong thời gian cử cán bộ, công chức của mình đi học. Thậm chí có cơ quan còn yêu cầu công chức nghỉ học để giải quyết công việc, tình trạng vắng học, nghỉ học thường xuyên.

- Đội ngũ giảng viên ở một số cơ sở đào tạo chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, phần nhiều còn thiếu kiến thức thực tế, phương pháp giảng dạy chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Một số lĩnh vực khoa học nghiệp vụ công tác lãnh đạo, quản lý còn thiếu giảng viên giỏi. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ cao là nguồn kế cận dồi dào nhưng kinh nghiệm cuộc sống, công việc đều thiếu và yếu điển hình trường Chính trị tỉnh, đội ngũ giảng viên trẻ từ 35 tuổi trở xuống chiếm khoảng 60%; ở độ tuổi 35 đến 50 có khoảng 15%, còn lại là những giảng viên đang sắp bước sang tuổi nghỉ hưu, điều này tạo sự hẫng hụt giữa các thế hệ giảng viên, kinh nghiệm của lớp trước truyền lại cho lớp sau không nhiều.

- Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức không được xây dựng thành chương trình, kế hoạch dài hạn trong đó quy định cụ thể các giai đoạn và nội dung đào tạo cho mỗi giai đoạn mà thường xây dựng kế hoạch theo từng năm, do vậy việc đào tạo, bồi dưỡng không mang tính liên tục, không nâng cao được trình độ, kiến thức cho công chức.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy đã gắn với quy hoạch và sử dụng nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chưa sát đòi hòi thực tiễn gây nhiều lãng phí sau đào tạo, làm người học thiếu hứng thú với việc học tập. Vì vậy, tỉnh

đã đầu tư rất lớn về tổ chức, kinh phí nhưng hiệu quả đạt được còn thấp so với mong đợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 100)