Nhóm yếu tố thuộc về môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 66)

* Yếu tố nhận thức của cán bộ, công chức cấp tỉnh

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất đến nâng cao chất lượng của mỗi cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức nói chung bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ, công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ

để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

Ngược lại, khi cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dùi mài tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc phải bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tư lự, tư lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiều, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Như vậy, nhận thức là vấn đề đầu tiên cần quan tâm trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cũng như các cấp khác trong bộ máy Nhà nước hiện nay.

* Yếu tố tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong giai đoạn kinh tế phát triển nhanh, các đơn vị hành

chính nhà nước cấp tỉnh phải thay đổi về chất và lượng cho phù hợp với nền kinh tế phát triển do vậy cần phát triển chất lượng cán bộ, công chức, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng công cán bộ, công chức, đồng thời đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải tuyển thêm công chức có năng lực, trình độ buộc cơ quan này phải tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện là việc để thu hồi nhân tài. Ở Việt Nam từ khi áp dụng chính sách mở cửa, đất nước ta phải đối mặt với nhiều yếu tố mang tính chất nước ngoài làm cho nền kinh tế biến động không ngừng làm ảnh hưởng lớn tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, để thu hút nguồn cán bộ, công chức có trình độ có năng lực, các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp chính sách ưu đãi. rõ ràng khung cảnh kinh tế có ảnh hưởng lớn đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

* Yếu tố Văn hoá - Xã hội

Trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và biến động không ngừng, để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng và biến động không ngừng của nền kinh tế yêu cầu cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng phải có trình độ văn hoá cao. Cán bộ, công chức trong thời buổi công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt là đối tượng cán bộ trẻ phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và sử dụng một cách khoa học những thành tựu của khoa học công nghệ và cập nhật những kiến thức mới liên quan đến công tác chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân và tiết kiệm tối đa các nguồn lực. Để làm được điều này yêu cầu cán bộ, công chức phải có trình độ văn hoá cao thông qua đào tạo, bồi dưỡng và trao dồi kinh nghiệm. Vì vậy trình độ văn hoá có ảnh hưởng gián tiếp đến công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Nền văn hóa của một địa phương được kết tinh từ nhiều yếu tố. Đó là những giá trị, niềm tin, những thói quen, trong đó không thể không kể đến những truyền thống tốt đẹp của địa phương đặc biệt là truyền thống hiếu học. Nền văn hóa địa phương tuy không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó gián tiếp ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tế là ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, nguồn nhân lực có trình độ cao, ở đâu có nền văn hóa lạc hậu, an phận thủ thường thì ở đó sẽ chậm đổi mới, không tiếp thu được những văn minh của xã hội hiện đại, chậm tiến. Nền văn hóa như vậy cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen, tâm lý ỷ lại, bảo thủ trì trệ của các nhà lãnh đạo, nó làm cản trở tiến trình phấn đấu nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh. Chính những giá trị văn hóa tốt đẹp đó đã hình thành nên một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có trình độ cao vừa có phẩm chất đạo đức tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 66)