ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 149)

Nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng công chức chính là công tác cán bộ, mà chất lượng của công tác cán bộ lại được quyết định bởi bộ máy và con người làm công tác tổ chức cán bộ. Vì vậy, điều kiện thực hiện nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy làm công tác tổ chức cán bộ là đòi hỏi cấp thiết, khách quan trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

Bác Hồ đã nói, người làm công tác cán bộ phải là người hiểu cán bộ tức là khéo dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ, phê bình cán bộ. Do vậy, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý người làm công tác tổ chức cán bộ là công việc hệ trọng. Ngoài tiêu chuẩn chung của người làm công tác cán bộ đòi hỏi họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm giai cấp rõ ràng trong việc dùng người, phải thật sự trung thực, công tâm, trong sáng, có trình độ kiểm tra, quản lý, nhất là quản lý con người. Muốn vậy, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ công chức này, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành phục vụ công tác tổ chức cán bộ như kiến thức về khoa học tổ chức, về tâm lý học, xã hội học, xây dựng đảng, nói khái quát hơn, họ là người có "thuật dùng người" và "biết dùng người".

Cần có quy chế quy định trách nhiệm liên đới trong việc tiến cử, giới thiệu, đề bạt, cất nhắc cán bộ. Nếu tiến cử, giới thiệu sai, tức là tham mưu sai, thì cơ quan tổ chức cán bộ phải chịu trách nhiệm đến mức độ nào? nếu cấp uỷ, thủ trưởng quyết định dùng người không đúng với dự kiến của cơ quan tổ chức mà gây hậu quả xấu thì thủ trưởng và cấp uỷ cũng phải chịu trách nhiệm. Cần quan niệm dùng người không đúng, làm mai một nhân tài là có tội, là có khuyết điểm lớn. Thực tế trong những năm qua do thiếu quy chế trách nhiệm phối hợp đã không ít trường hợp tuỳ tiện vô trách nhiệm, lồng ý kiến cá nhân trong việc sử dụng công chức một cách tùy tiện, một người điều

khiển cả bộ máy, một người có thể thay thế phương án sắp xếp công chức của cả cơ quan.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng công chức trong hệ thống Chính trị nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị. Hiến pháp, đạo luật tối cao của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [40, tr.14]. Đối với công tác cán bộ, Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ vì đó là nhân tố quyết định đến việc thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Đảng, sự mất còn của chế độ.

Xác định vấn đề cán bộ nói chung, công chức nói riêng là then chốt trong công tác xây dựng Đảng, là nhân tố quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội ở địa phương, Tỉnh uỷ Phú Thọ đã có nhiều văn bản quán triệt và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ mới như: Kế hoạch số 05-KH/TU ngày 08/8/1997 về triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Thực hiện hướng dẫn số 17 ngày 23/4/2003 của Ban Tổ chức Trung ương, Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị, hướng dẫn số 47-HD/BTCTW ngày 24/5/2005 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Tỉnh uỷ Phú Thọ đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 16/3/2005 để chỉ đạo về công tác quy hoạch; kế hoạch số 31-KH/TU về việc triển khai công tác quy hoạch. Theo tinh thần Quyết định số 67, 68-

QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử Tỉnh uỷ Phú Thọ đã kịp thời ban hành Quyết định số 747, 509, 501 ngày 20/01/2012 về phân cấp quản lý tổ chức, cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử. Tỉnh uỷ Phú Thọ cũng đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU "Về xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", trong đó đã quan tâm, chú trọng đến nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Có thể nói sự phát triển Kinh tế - Xã hội mà tỉnh Phú Thọ đạt được hôm nay là có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề cán bộ, công chức và công tác cán bộ, công chức. Trong giai đoạn hiện nay tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Tỉnh uỷ Phú Thọ cần chú ý một số vấn đề sau:

- Kịp thời ban hành Chỉ thị, Nghị quyết, Thông báo, chương trình hành động về công tác cán bộ theo hướng dẫn của Trung ương.

- Cùng với việc chăm lo quán triệt các Nghị quyết của Đảng và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, các cấp uỷ Đảng tỉnh Phú Thọ phải chú trọng xây dựng các phương án, biện pháp phát triển Kinh tế - Xã hội nói chung, công tác tổ chức cán bộ nói riêng, để cấp uỷ cơ sở vận dụng vào việc xác định nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác của mình.

- Tiến hành tổng kết đánh giá về cán bộ và công tác cán bộ một cách thường xuyên. Thông qua đó phát hiện những nhân tố mới, những cách làm mới trong công tác cán bộ, một mặt vừa tìm ra nguyên nhân, vướng mắc, khó khăn trong công tác cán bộ của từng ngành, từng cấp để có giải pháp tháo gỡ, khắc phục khó khăn, phát huy những thành quả đạt được. Mặt khác có thể kiểm tra phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức để khẳng định cái đúng, nêu gương những cán bộ, công chức tốt, uốn nắn những sơ hở trong công tác

cán bộ, nhằm ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, thoái hoá, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức toàn tỉnh nói chung công chức cấp tỉnh nói riêng.

- Cần phải tăng cường sự lãnh đạo tập thể về công tác cán bộ, vì quyết định vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và ảnh hưởng đến sinh mệnh chính trị của từng cá nhân. Đồng thời phải đề cao tính chịu trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo.

Để thực hiện nâng cao chất lượng công chức tốt hơn nữa thì điều kiện quan trong là các nội dung liên quan đến công tác nâng cao chất lượng công chức cũng như các công tác khác phải được phổ biến rộng rãi đến từng công chức. Để thực hiện hiệu quả công việc này các phương tiện thông tin đại chúng là cách lựa chọn thông minh và phổ biến nhất. Hiện tại tỉnh Phú Thọ

các Sở, ban, ngành đều có trang web riêng mọi thông tin liên quan đến công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cũng như các công tác khác cần phổ biến cán bộ, công chức đều được đưa lên trang web. Không những thế các thông tin này khi cần thiết đều được đưa tin lên Đài truyền hình, Báo chí.

Để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp tỉnh trích kinh phí từ ngân sách nhà nước. Ngoài ra tỉnh Phú Thọ còn thực hiện các đề án đưa công chức có đủ điều kiện đi du học tại các trường đại học trên thế giới nhằm nâng cao trình độ và tiếp cận với các kiến thức mới trên thế giới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết Luận

Nâng cao năng lực đội ngũ công chức là vấn đề hết sức cấp bách trong công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để nâng cao năng lực đội ngũ công chức để phục vụ mục tiêu cải cách hành chính. Cần có chiến lược lâu dài và cả sách lược cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, và phù hợp với cả đặc thù kinh tế xã hội của mỗi địa phương trong cả nước.

Để góp phần đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính ở tỉnh Phú Thọ, trước hết cần nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp tỉnh, những người thực thi mọi chính sách, pháp luật của nhà nước đến người dân và phản ánh hiệu quả của công cuộc cải cách hành chính đến nhà nước. Với những nghiên cứu của mình trong khóa luận tác giả mong mỏi đóng góp một phần nâng cao năng lực đội ngũ công chức nhằm phục vụ công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

CHƯƠNG I, tác giả tìm hiểu những vấn đề lý luận chung nhất về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh. Trong đó đưa ra những so sánh về quan niệm của công chức Việt Nam. Ngoài ra còn cung cấp các cách phân loại công chức Việt Nam, các tiêu chí cơ quan đánh giá chất lượng công chức. Đặc biệt nhấn mạnh đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực công chức như chính sách pháp luật của nhà nước, điều kiện kinh tế xã hội, phong cách lãnh đạo.

CHƯƠNG II, tác giả tập trung vào phân tích thực trạng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ trong các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Phú Thọ, khái quát những điểm mạnh, điểm yếu. Từ những những quy định của pháp luật và thực tiễn, qua điều tra xã hội, tác giả đã luận giải những nguyên nhân dẫn đến những vấn đề của công chức tỉnh Phú Thọ để từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp ở Chương 3.

CHƯƠNG III, tác giả đã đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá công

chức, chính sách đãi ngộ. Đặc biệt nhấn mạnh giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ, hoàn thiện năng lực lãnh đạo, tạo môi trường làm việc thuận lợi, những giải pháp mang tính khả thi cao. Ngoài ra khóa luận cũng cung cấp kinh nghiệm của các địa phương khác trong cả nước đã có nhiều thành tựu trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Qua nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ” tác giả mong muốn góp một phần nhỏ vào công cuộc cải cách hành chính ở tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ công chức để đội ngũ cán bộ, công chức luôn yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ.

2. Chính quyền trong bất cứ thời kỳ lịch sử nào cũng có vị trí hết sức quan trọng cán bộ, công chức là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cấp cơ sở vững mạnh. Cán bộ, công chức và công tác liên quan đến cán bộ, công chức luôn là "khâu then chốt trong vấn đề then chốt" của toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ đã và đang là nhân tố quyết định sự phát triển Kinh tế - Xã hội.

3. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở tỉnh Phú Thọ. Để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới thì việc làm cần thiết là sử dụng một cách hài hòa và khoa học các nhân tố ảnh hưởng

đồng thời quan tâm đúng mức đến yếu tố con người mà cụ thể là cán bộ, công chức cấp tỉnh nếu đối tượng này được đào tạo, bố trí sử dụng, đánh giá và đãi ngộ tốt sẽ đem lại hiệu quả Kinh tế - Xã hội cao, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Phú Thọ phát triển hơn nữa.

Đội ngũ công chức các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Thọ nằm trong tổng thể đội ngũ công chức trong nền công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trong những nội dung của chương trình cải cách hành chính tổng thể ở Việt Nam. Công chức tỉnh Phú Thọ phải thực hiện các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến công tác quản lý và sử dụng công chức. Do đó, cần có giải pháp thống nhất từ trung ương đến địa phương để xây dựng và phát triển đội ngũ công chức trong tương lai, tỉnh Phú Thọ rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan trung ương và sự nỗ lực cố gắng của địa phương.

2. Kiến nghị

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

* Đối với Trung ương:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về công vụ, công chức.

- Hoàn thiện chính sách tiền lương đảm bảo cho công chức yên tâm công tác, thay vì trả lương theo ngạch, bậc thì nên trả lương theo kết quả công việc và mức độ cống hiến của công chức trong quá trình thực thi công vụ.

- Xây dựng và hoàn thiện khung năng lực chuẩn theo ngạch, bậc của công chức, xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí công việc chung, thống nhất trong cả nước.

- Quy định cụ thể, thống nhất về trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ đối với từng loại công chức; việc đào tạo kỹ năng bắt buộc đối với từng loại công chức và đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức lãnh đạo trước khi bổ nhiệm.

- Quy định về thái độ phục vụ nhân dân của công chức qua những tiêu chí cụ thể, cần có các quy định về quy tắc ứng xử của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước.

- Quy định cụ thể việc khen thưởng đối với những công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm tạo động lực làm việc cho mỗi cán bộ, công chức. Ngoài ra cần quy định cụ thể về xử lý vi phạm đối với những công chức trong quá trình thực thi công vụ.

* Đối với tỉnh Phú Thọ:

- Trên cơ sở các quy định chung, tỉnh Phú Thọ cần có chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước.

- Xây dựng, quy hoạch đội ngũ công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đó để các cơ quan hành chính có đủ về số lượng và đội ngũ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 149)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w