Tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 44)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "Cán bộ là gốc của mọi công việc". "Muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [30, tr.29]. Như vậy, người cán bộ, công chức luôn là nhân tố quan trọng và có vị trí quyết định mọi việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy cán bộ, đảng viên có tài phải có cả đức, trong đó đức là yếu tố quyết định. Cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân, phải có đủ cả đức lẫn tài, tức là phải có đủ cả phẩm chất và năng lực trong hoạt động xã hội cũng như trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Đó cũng chính là hai yếu tố nền tảng trong

tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức ở các giai đoạn khác nhau của mọi thời đại. Trong phạm vi đề tài này, tác giả xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tiêu chí thứ nhất về thể chất của cán bộ, công chức:

Theo Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1998 “thể chất” là cơ thể con người, về mặt sức khoẻ. Thể chất của cán bộ, công chức là một tiêu chí luôn phải có. Để thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ, cán bộ, công chức phải có sức khoẻ, nếu sức khoẻ kém sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, làm cho công việc bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến cả quá trình tham mưu, đề xuất và ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả, tiến độ công việc. Nói đến thể chất còn là nói đến hình thức bên ngoài của con người. Đội ngũ cán bộ, công chức giai đoạn hiện nay cần gồm những con người bình thường, lành lặn, không khuyết thiếu bộ phận, không dị dạng, tàn tật. Có như vậy mới góp phần tạo tiền đề dần tiến đến chính quy hoá, hiện đại hoá đội ngũ cán bộ, công chức công tác ở các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Tiêu chí thứ hai phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

Cán bộ, công chức phẩm chất người cán bộ, công chức chính là "đạo đức cách mạng". Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc, là động lực của sự phát triển xã hội, đó là đạo đức để hành động, đấu tranh cho lợi ích chung của xã hội và để tu dưỡng bản thân trong đời sống hàng ngày, không phải là đạo đức trừu tượng, thoát ly thực tiễn. Những cán bộ, công chức đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, lười biếng, tham nhũng, ức hiếp nhân dân; những người bàng quan đứng ngoài thời cuộc thì không thể là nhân tố tích cực trong việc góp phần xây dựng một xã hội mới. Đề cập đến tư cách của người cách mạng, Hồ Chủ tịch nêu ra ba mối quan hệ chủ yếu:

Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại (tự kiêu, tự đại là khờ dại, là thoái bộ); luôn cầu tiến bộ; luôn tự kiểm điểm, tự phê bình. Đối với người, trừ bọn

việt gian bán nước, phát xít thực dân ác quỷ, phải kiên quyết đánh đổ, còn đối với người khác phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ. Phải học người và giúp người tiến tới, chân thành, khiêm tốn, thật thà, đoàn kết. Đối với việc, phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó nhọc, không sự nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải quyết làm cho thành công [30, tr.263-264].

Phẩm chất chính là giá trị và tính chất tốt đẹp của con người [78]. Phẩm chất đó được biểu hiện ở mục tiêu, lý tưởng, đạo đức, lối sống, tinh thần, thái độ đối với xã hội, đối với con người. Là cán bộ, công chức, những con người "đặc biệt" trong xã hội thì đòi hỏi về phẩm chất đối với họ còn khắt khe hơn nhiều. Bởi lẽ, họ được quyền sử dụng quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng cầm quyền, sử dụng quyền lực của Nhà nước để phục vụ nhân dân, phụng sự tổ quốc. Đối với họ, phẩm chất không chỉ được xã hội đánh giá trên cơ sở những tiêu chuẩn đạo đức địa phương vùng miền họ sinh sống đặt ra mà những tiêu chuẩn ấy đã được điều lệ, pháp luật quy định cụ thể và bản thân họ bắt buộc phải thực hiện. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phẩm chất của cán bộ, công chức cấp tỉnh vẫn được thể hiện ở phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống.

Phẩm chất chính trị: Cán bộ, công chức được thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức chấp hành và kỹ năng vận dụng được những tư tưởng, đường lối chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước vào trong công việc cũng như trong đời sống xã hội. Cụ thể là nhận thức đúng đắn về đường lối xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó, biết vận dụng và phát huy những giá trị tư tưởng trên vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước và của tỉnh. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; sẵn sàng

chiến đấu hi sinh bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh tổ của đất nước, tin tưởng và ra sức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới hiện nay. Luôn vững vàng, kiên định trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững các quan điểm lý luận, am hiểu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước sẽ giúp mỗi cán bộ, công chức vững vàng trước những thách thức của cuộc sống.

Phẩm chất đạo đức, lối sống: Cán bộ, công chức được thể hiện thông qua đạo đức cá nhân và đạo đức công việc, công vụ. Nếu như đạo đức cá nhân là điều kiện không thể thiếu đối với một công dân tốt thì đạo đức công việc, công vụ còn là điều kiện không thể thiếu của một quốc gia phát triển, gắn liền với đạo đức phục vụ nhân dân. Hai mặt đạo đức này luôn gắn liền với cán bộ, công chức, nói đến đạo đức cá nhân là nói đến nguyên tắc sống và phẩm chất đạo đức tốt, tấm gương về lòng trung thực, nói đúng sự thật, lời nói đi đôi với việc làm, lối sống lành mạnh, trong sáng. Đạo đức công việc, công vụ là đạo đức cá nhân thực hiện nhiệm vụ một cách trung thực không vụ lợi, luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có thái độ cư xử đúng mực và phải luôn tự hoàn thiện mình. Đạo đức đó sẽ định hướng và điều chỉnh hành động của người cán bộ, công chức khi họ thực hiện công việc và thi hành công vụ. Bất cứ một nhà nước nào, đối với đội ngũ công chức của mình đều đặt ra những chuẩn mực đạo đức trong khi thi hành công vụ. Những chuẩn mực này được gọi là chuẩn mực pháp luật về đạo đức công vụ, được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau trong đó có Quyết định số: 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội Vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương. Nội dung của đạo đức công vụ thể hiện trên năm mối quan hệ; quan hệ với nhà nước, với nhân dân, với cấp trên, cấp dưới với đồng nghiệp (cùng cấp) trong thi hành công vụ.

Đạo đức với nhà nước,cơ quan: Được thể hiện ở ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành quy chế, nội quy của cơ quan, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong cơ quan. Trung thực, công bằng, thực hiện nhiệm vụ bằng hết khả năng với tinh thần tận tụy, nhiệt tình; luôn đúng giờ và tận dụng tối đa thời gian cho công việc; bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm tài sản công. Luôn cố gắng hết mình phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có lý tưởng nghề nghiệp, thái độ, niềm tin, tình cảm đối với công việc, lấy hiệu quả công việc là niềm vui, lẽ sống, là động cơ để phấn đấu.

Đạo đức trong quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên và cấp dưới: Thể hiện ở sự hợp tác, giúp đỡ, tư vấn, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; quan tâm thường xuyên với tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới; có tinh thần tương trợ lẫn nhau khi thi hành nhiệm vụ; có thái độ lịch sự nhã nhặn với mọi người; tham gia đóng góp ý kiến với đồng nghiệp một cách chân tình, thẳng thắn và trong sáng.

Đạo đức đối với nhân dân và xã hội: Được thể hiện ở sự phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự và công bằng, đáng tin cậy; giải quyết công việc đúng đắn không vụ lợi cá nhân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân quan tâm thiết thực đến đời sống nhân dân, thật sự gần gũi nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân. Sẵn sàng lắng nghe quần chúng phê bình, góp ý, thường xuyên tự phê bình hoà mình vào quần chúng. Đó là những biểu hiện cụ thể của phẩm chất cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp tỉnh nói riêng. Những chuẩn mực đạo đức cụ thể được quy định trong điều lệ, trong văn bản pháp luật và các văn bản pháp quy mà mỗi cán bộ, công chức đều bắt buộc phải thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người cán bộ, công chức được đặt lên hàng đầu, là tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn, đánh giá, xem xét đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Tiêu chí thứ ba trình độ đào tạo của cán bộ, công chức:

Là đội ngũ được tuyển dụng để thực thi công việc của Đảng, của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Chính trị - Xã hội và của Nhà nước, đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào đời sống, đến với nhân dân, chính vì vậy, cán bộ, công chức cấp tỉnh phải có tri thức, hiểu biết và trình độ học vấn nhất định. Trong hệ thống tri thức ngoài trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì tri thức lý luận đóng vai trò nền tảng. Trước hết đó là lý luận về Chính trị - Xã hội, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực tế ở tỉnh Phú Thọ và nhiều địa phương khác trong cả nước cho thấy chất lượng, hiệu quả công tác của không ít cán bộ, công chức yếu kém do trình độ đào tạo không bảo đảm. Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ tham mưu công tác xây dựng Đảng, vận động quần chúng và quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh, cán bộ, công chức phải đạt trình độ đào tạo như sau:

- Ngạch cán sự: Có trình độ trung cấp, nếu là trung cấp nghiệp vụ hoặc kỹ thuật thì phải qua một lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hành chính (nếu là cán sự cơ quan Ủy ban nhân dân tỉnh thì phải có trình độ trung cấp hành chính)- Ngạch chuyên viên: Ngoài việc tốt nghiệp một bằng đại học về chuyên môn, chuyên viên Ủy ban nhân dân cần học qua Học viện Hành chính quốc gia ngạch chuyên viên hoặc phải theo học một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính theo nội dung chương trình của Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên cơ quan Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tỉnh cần học qua lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác đảng hoặc công tác đoàn thể. Biết một ngoại ngữ trình độ B; Sử dụng thành thạo vi tính (tin học văn phòng).

- Ngạch chuyên viên chính: Có trình độ Đại học chuyên môn trung cấp chính trị và học qua Học viện Hành chính quốc gia, Học viện chính trị - hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh ngạch chuyên viên chính. Nếu đang là chuyên viên mà muốn nâng lên ngạch chuyên viên chính thì phải có thời gian tối thiểu ở ngạch chuyên viên là 5 năm. Biết một ngoại ngữ trình độ; sử dụng thành thạo vi tính.

- Ngạch chuyên viên cao cấp: Một công chức muốn được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp thì phải đang là chuyên viên chính, có thời gian tối thiểu ở ngạch là 5 năm và tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia, Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ở ngạch chuyên viên cao cấp, tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (đọc hiểu được sách chuyên môn) sử dụng thành thạo vi tính.

Tiêu chí thứ tư năng lực của cán bộ, công chức:

Năng lực chính là cái tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người từng dạy

"Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó", không có năng lực thì mọi điều tốt đẹp của con người chỉ dừng lại ở mong muốn, chỉ có năng lực mới biến những điều tốt đẹp trở thành hiện thực. Yêu cầu về trình độ kiến thức của người cán bộ, công chức trong thời kỳ mới phải toàn diện vừa rộng, vừa sâu. Phải giỏi về chuyên môn, hiểu biết những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, có khả năng nắm bắt và xử lý các thông tin, nắm bắt được các quy luật kinh tế xã hội, đặc biệt là quy luật về kinh tế thị trường, biết vận dụng các quy luật đó trong lãnh đạo, quản lý ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, ở từng cương vị một cách có hiệu quả. Trình độ của người cán bộ trong thời kỳ mới phải cao hơn so với mặt bằng dân trí trong phạm vi và trong lĩnh vực mà mình phụ trách.

Năng lực của người công chức trước hết là năng lực định hướng Chính trị, đảm bảo cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đường lối, nghị quyết của Đảng, của chính quyền mỗi cấp, ngành mình luôn chính xác và phù hợp phương hướng phát triển của đất nước. Đồng thời với năng lực định

hướng chính trị là năng lực tổ chức thực tiễn, tức là khả năng chuyển hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực trong cuộc sống, thành phong trào của quần chúng, thành lợi ích thực tế của nhân dân. Năng lực còn là khả năng tập hợp, lôi cuốn mọi người, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết tổ chức quần chúng tạo thành sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Năng lực còn là về kỹ năng xử lý, thực hiện công việc: Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ, do tính chất công việc tham mưu, đề xuất và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của cấp tỉnh, người cán bộ, công chức cấp tỉnh còn cần phải có một số kỹ năng xử lý công việc như:

- Kỹ năng quản lý: Bao gồm các kỹ năng hoạch định, tổ chức, điều hành cơ quan và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, người cán bộ, công chức cấp tỉnh nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết; đặc biệt là nhận thức và định hướng được về xu hướng và con đường phát triển của cơ quan, đơn vị, của ngành, của đất nước.

- Kỹ năng về ứng xử và giao tiếp: Đây là kỹ năng giúp cho người cán bộ, công chức nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị, nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Khả năng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 44)