Đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉn hở tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 113)

ở tỉnh Phú Thọ

2.4.2.1. Điểm mạnh

Công tác tuyển dụng công chức làm việc tại cơ quan chính quyền cấp tỉnh cơ bản đủ về số lượng, có quy trình cụ thể tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật cũng như đáp ứng về điều kiện tuyển dụng cũng như quy định về xét tuyển được quy định trong luật, công chức được tuyển mới đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và được trả lương theo kế hoạch quỹ lương được tỉnh phê duyệt. Thông qua tuyển dụng tỉnh Phú Thọ có cơ hội thu hút được lao động trẻ tài năng, năng động và nhiệt huyết.

Một điều đáng ghi nhận là việc bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh trong thời gian vừa qua không có tình trạng điều động công chức bị kỷ luật sang làm vị trí khác tương đương. Những tiêu cực trong quá trình thực hiện bổ nhiệm được cải thiện đáng kể. Hầu hết công chức sau khi được bổ nhiệm đều giữ vững bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, nỗ lực phấn đấu thực hiện chương trình hành động đã đề ra và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh cũng có những thành tựu đáng kể, cụ thể: Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức đã quán triệt tư tưởng chỉ đạo trong các văn bản của nhà nước, số lượng cán bộ có trình độ văn hóa trung cấp, cao đẳng, đại học tăng cao và có xu hướng tăng theo các

năm góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Không những đạo tạo chuyên môn được coi trọng mà đào tạo nâng cao lý luận chính trị cũng ngày càng được quan tâm số lượng công chức tham gia học các lớp về lý luận chính trị tăng theo các năm góp phần từng bước chuẩn hoá về chuyên môn, lý luận chính trị, học vấn cho cán bộ, công chức cấp tỉnh.

Công tác đánh giá khen thưởng và kỷ luật công chức được thực hiện một cách thường xuyên và được coi là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan chính quyền cấp tỉnh. Tất cả công chức đều được đánh giá xếp loại theo nhưng tiêu chí cụ thể được công khai một cách minh bạch và đúng với các quy định hiện hành. Công chức được hưởng các mức phụ cấp tương ứng với kết quả xếp loại của công chức đó điều nãy góp phần tạo nên tinh thần cầu thị, phấn đấu hết mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Công tác đãi ngộ công chức cũng có những chuyển biến đáng ghi nhận cán bộ, công chức cấp tỉnh có chế độ làm việc và được hưởng các chính sách. Kỷ cương hành chính được bảo đảm, tính kỷ luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao của công chức có tiến bộ theo hướng sát dân và có trách nhiệm hơn với dân góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03/4/2007 của Tỉnh uỷ Phú Thọ về xây

dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chỉ thẳng khuyết điểm, tồn tại của đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Phú Thọ: "Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn nhiều bất cấp; cơ cấu chưa hợp lý, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn thấp, tuổi đời bình quân cao, thiếu cán bộ giỏi, cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật", "cán bộ có trình độ sau đại học còn quá ít, đội ngũ cán bộ nhìn chung vẫn trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu", "một bộ

phận cán bộ lãnh đạo kể cả cán bộ chủ chốt chưa tận tụy với công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao, phương pháp công tác chậm đổi mới, thiếu chủ động trong công tác tham mưu, né tránh trách nhiệm, thiéu tính quyết đoán, chưa năng động, sáng tạo, thiếu sâu sát, cụ thể; khả năng nhận thức và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực công tác được phân công còn hạn chế; một số ít lười suy nghĩ, lười học tập, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật kém, phiền hà, sách nhiễu, vi phạm chính sách pháp luật; việc học tập lý luận chính trị của một số cán bộ chất lượng thấp".

Công tác cán bộ bộc lộ những thiếu sót: Việc đánh giá cán bộ chưa được thực hiện thường xuyên, nề nếp, có biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm; bố trí cán bộ có nơi chưa quan tâm đến chất lượng, còn nặng về cơ cấu; quy hoạch cán bộ còn có biểu hiện khép kín, chưa coi trọng phát hiện, tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, mới chỉ chú ý đến quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, chưa chú trọng đến quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng công chức chuyên môn, chuyên gia đầu ngành chưa kiên quyết thay thế kịp thời những cán bộ tín nhiệm thấp, năng lực, phẩm chất đạo đức không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

2.4.2.2. Điểm yếu

Điểm yếu trong hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh Phú Thọ như sau:

Trong quá trình tuyển dụng cán bộ, công chức cấp tỉnh biên chế ở cơ quan, số lượng hồ sơ đăng ký cao nhưng nhu cầu thi tuyển lại thấp, quá trình thi tuyển chưa gắn với kế hoạch hoá nguồn nhân lực, nhu cầu thực sự của cơ quan không những thế quy trình thực hiện còn rườm rà. Bố trí công chức sau khi tuyển dụng bắt buộc phải đúng chuyên môn tuy nhiên trong quá trình làm

việc, công chức bị luân chuyển sang vị trí khác không đúng với chuyên môn của bản thân gây lãng phí và giảm hiệu quả công việc.

Công tác đề bạt, bổ nhiệm công chức ban hành quy định về phân cấp quản lý công chức, quy chế về bổ nhiệm công chức và giới thiệu công chức đối với cơ quan chính quyền cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đề bạt, bổ nhiệm công chức còn chậm chễ. Số lượng công chức nữ và công chức trẻ còn thấp, chưa hình thành được ba độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức còn gặp phải một số vướng mắc như: Quy hoạch đào tạo để xây dựng đội ngũ công chức cấp tỉnh đảm bảo cơ cấu, chức danh đồng bộ, hợp lý chưa được định hướng rõ. Đào tạo bồi dưỡng chưa gắn với sử dụng, đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích chưa được định hướng rõ ràng. Nhiều nơi còn mang tính hình thức, phiến diện, chưa gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng với bố trí xắp xếp dẫn đến tình trạng một số người được đào tạo nhưng không được bố trí sử dụng. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn trùng lặp, mang nặng tính khái quát chung chung, còn mang nặng tính lý thuyết, chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật công chức, các tiêu chí, nội dung đánh giá còn mang tính chung chung và cho nhiều đối tượng mà không có yêu cầu đơn vị, tổ chức cụ thể cho phù hợp với đối tượng được quản lý. Đánh giá công chức chưa bám vào kết quả thực hiện công việc, các tiêu chí đánh giá còn mang nặng định tính tập trung nhiều vào nội dung tư tưởng mà ít căn cứ vào kết quả công việc cụ thể. Coi nhẹ đánh giá thường ngày, trong đánh giá chưa đưa ra các tiêu chí đánh giá thường ngày. Việc đánh giá còn mang tính khép kín, thiếu sự đánh giá từ bên ngoài, chủ yếu tập trung vào đánh giá cá nhân mà không quan tâm xem xét mối quan hệ cá nhân với tổ chức, đơn vị mà công chức đang làm việc. Trong đánh giá còn thiếu đánh giá

độc lập, không có cán bộ chuyên trách đánh giá cũng như không có sự tách bạch giữa các cấp trong việc đánh giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 113)