ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 81)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Nội (mới), phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hòa Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.

Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc. Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Với địa hình bị chia cắt, Phú Thọ được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, sông Lô, sông Đà. Có thể nói, toàn bộ diện tích đất đai của tỉnh Phú Thọ là diện tích gò đồi.

Tỉnh Phú Thọ gồm 13 huyện, thành, thị gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ; các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 275 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hoá của tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm về dân cư

Phú Thọ có dân số 1.351.224 người. Trong đó, lao động xã hội toàn tỉnh là 727.500 người, chiếm 59,8% dân số. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, chiếm 85,89% dân số của tỉnh. Dân số là người dân tộc thiểu số chiếm 14,11% số dân toàn tỉnh. Trong số các dân tộc thiểu số, dân tộc Mường chiếm 13,62%; dân tộc Dao chiếm 0,92%; dân tộc Sán Chay chiếm 0,22%; dân tộc Tày chiếm 0,15%; dân tộc Mông chiếm 0,05%; dân tộc Thái chiếm 0,04%; dân tộc Nùng chiếm 0,03%; dân tộc Hoa chiếm 0,02%; dân tộc Thổ chiếm 0,01%; dân tộc Ngái chiếm 0,008%.

Trình độ dân trí: Đến nay đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 13/13 huyện, thị, thành phố với 100% số xã; tỷ lệ người biết chữ đạt 98,3% dân số. Số học sinh phổ thông niên học 2006-2013 có trên 407.250 em, số giáo viên là 14.183 người. Số thầy thuốc có 2.597 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 206 người.

2.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Thời gian qua, nền kinh tế tỉnh Phú Thọ phát triển đúng hướng, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. GDP tăng bình quân đạt 8,4% năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 6,7%. Về GDP/người, tỉnh Phú Thọ đứng thứ 3 trong số các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ; đứng thứ 34 trong 61 tỉnh, thành của cả nước. Về GDP công nghiệp/người, tỉnh Phú Thọ đứng thứ 3 trong số các tỉnh trung du miền núi Bắc bộ; đứng thứ 10 trong 61 tỉnh, thành của cả nước.

Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển cơ bản đúng hướng tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Các ngành công nghiệp mũi nhọn tiếp tục phát triển khá, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm và sản xuất vật liệu xây dựng. Một số doanh nghiệp được tổ chức sắp xếp lại, đầu tư chiều sâu, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, được thị trường chấp nhận, như gạch CMC, bia Henninger, que hàn, giầy thể thao... Tiểu thủ công nghiệp được chú trọng, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, giá trị sản xuất tăng 42% so năm 1996, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Giá trị gia tăng nông lâm nghiệp có nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 5,6%/năm, chăn nuôi tiếp tục phát triển; Rừng tự nhiên, rừng trồng tăng lên cả số lượng và chất lượng, độ che phủ của rừng đạt 35,8%. Các ngành dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá, đạt khoảng 9,8%/năm. Mạng lưới thương mại, dịch vụ được quy hoạch, sắp xếp lại, kết hợp tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh trái phép, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng và nhà sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ. Ngành tài chính, ngân hàng, du lịch và các ngành dịch vụ khác đều có những khởi sắc góp phần xứng đáng vào sự ổn định và phát triển chung của nền kinh tế. Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 65,4 triệu USD, tăng bình quân 12,2%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới có uy tín được thị trường chấp nhận. Các mặt hàng truyền thống tiếp tục tăng khá và ổn định như chè chế biến, hàng may mặc. Các thành phần kinh tế được khuyến khích, phát triển, cũng đóng góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của nền kinh tế, đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, các mặt xã hội cũng có sự chuyển biến tích cực. Xây dựng mới 20 công trình thủy lợi, củng cố sửa chữa một số công trình đầu mối, trọng điểm khác, tăng thêm 3.673ha được tưới tiêu chủ động. Đầu tư đưa vào sử dụng

231,5km đường dây cao thế, 255 km đường dây hạ thế và 133 trạm biến áp, tăng thêm 77 xã có điện lưới. Làm mới và nâng cấp 329,2km đường nhựa, đường cấp phối, hàng chục km cấp thoát nước đô thị.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006-2013 TỈNH Ở TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006-2013

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nói chung, cán bộ và công chức lãnh đạo nói riêng của tỉnh Phú Thọ đã có sự đồng bộ cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng, nhất là trình độ chuyên môn và lý luận chính trị được nâng cao. Đa số cán bộ, công chức đã được rèn luyện, thử thách để trưởng thành qua thực tiễn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, tuyệt đối tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng; có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, giản dị, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; nhiều cán bộ, công chức có tư duy đổi mới, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và quyết đoán trong công việc được phân công; đội ngũ cán bộ và công chức lãnh đạo có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của cấp uỷ, chính quyền, có kinh nghiệm chỉ đạo công tác vận động quần chúng nhân dân, sáng tạo trong vận dụng, cụ thể hoá chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế, quốc tế. Cụ thể:

- Về phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức: Đa số cán bộ, công chức cấp tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và cống hiến; ý

thức tổ chức kỷ luật tốt, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Qua kết quả đánh giá cán bộ, công chức năm 2013 có trên 96% công chức UBND tỉnh cán bộ công chức cơ quan Đảng, đoàn thể tỉnh có phẩm chất đạo đức tốt. Đa số cán bộ, công chức lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh là những người ưu tú, luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác; 100% cán bộ, công chức lãnh đạo là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, phần lớn họ là những người đã trải qua hoạt động thực tiễn công tác đảng, công tác chính quyền các cấp. Do vậy, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Về trình độ chuyên môn: Kết quả thống kê cho thấy: 100% cán bộ, công chức lãnh đạo có trình độ đại học và trên đại học; có trình độ cao cấp và cử nhân chính trị; có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng và đều đã qua các khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức công tác đảng, công tác đoàn thể có liên quan đến chức vụ được giao đảm nhiệm.

Đội ngũ cán bộ và công chức lãnh đạo hiện nay có trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn quy định: Trong số 7 cán bộ lãnh đạo Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã có 2 cán bộ có trình độ Tiến sĩ, 3 cán bộ trình độ Thạc sĩ; 34 cán bộ, công chức là Giám đốc Sở, trưởng các cơ quan đảng, đoàn thể cấp tỉnh và cán bộ, công chức cấp phó của 34 cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh đã có.

Số công chức chuyên môn, nghiệp vụ các cơ quan cấp tỉnh có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm khoảng 82%, tỷ lệ này cao hơn so với công chức khối Đảng, đoàn thể và huyện, thị (so với năm 2004 tỷ lệ công chức có bằng đại học và trên đại học tăng 35%, mỗi năm tăng trên 10%). Mỗi năm số công chức có trình độ đào tạo Đại học và sau Đại học ngày càng tăng cao, đồng thời số công chức có trình độ Trung cấp, Sơ cấp không qua đào tạo ngày càng giảm. Có sở như: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài nguyên môi trường

không còn công chức có trình độ Trung cấp, nhiều sở chỉ còn 2 - 3% công chức loại B, C và đối tượng chủ yếu là nhân viên làm công việc đơn giản như: phục vụ, lái xe, thủ quỹ...

Số lượt công chức cấp tỉnh được bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý nhà nước tương đối cao chiếm tỷ lệ trên 60%, đa phần có trình độ quản lý nhà nước từ chuyên viên trở lên. Số công chức ngạch chuyên viên chính và chuyên viên chiếm tỷ lệ lớn, xấp xỉ 80%. Trong đó, 100% công chức ngạch chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính là lãnh đạo cấp tỉnh và lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh. Tỷ lệ công chức là Đảng viên cao đạt khoảng 90,6%. Thực tế cho thấy có sự chuyển biến tích cực trong công tác cán bộ. Nếu trước đây lựa chọn công chức chú trọng nhiều đến mối quan hệ quen biết, ít có điều kiện tuyển chọn những người đã được đào tạo đầy đủ; thậm chí nhận người, sắp xếp công việc rồi đưa đi đào tạo thì những năm gần đây, công tác tuyển chọn đã thay đổi theo hướng toàn diện hơn, chú trọng lựa chọn những người có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao, phù hợp với cương vị đảm trách; Chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch công chức lãnh đạo, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá công chức, tiến tới xây dựng và hoàn thiện luật công chức.

- Về độ tuổi : Công chức cấp tỉnh Phú Thọ có tuổi đời tương đối trẻ. Đặc biệt trong những năm gần đây, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút, bồi dưỡng cán bộ trẻ. Hiện tại có khoảng 56% công chức ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi; 22% công chức trong độ tuổi dưới 30; Số công chức từ 51 đến 60 tuổi không nhiều nhất là công chức nữ từ 53 đến 55, công chức năm từ 58 đến 60 còn rất ít, có sở không còn công chức nào ở độ tuổi này như : Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và công nghệ; Sở Tư pháp; Sở Tài chính; Sở Y tế. Những sở có công chức ở độ tuổi này chỉ còn khoảng 4 đến 5%. Nhờ có đội ngũ công chức trẻ, năng động nên bộ máy quản lý UBND tỉnh hoạt động hiệu quả.

- Về kỹ năng công tác: Đa số công chức cấp tỉnh đã có kỹ năng thiết lập các mục tiêu, tổ chức thực hiện công việc cá nhân. Công chức lãnh đạo có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước và tỉnh đề ra. Có khả năng dự kiến được khó khăn, trở ngại, những vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết. Nhiều công chức có sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, có kỹ năng giao tiếp tốt nên đã sớm xử lý các mâu thuẫn nội bộ; thương lượng khi giải quyết công việc, tiếp xúc với nhân dân, xử lý các tình huống khi thực thi công vụ.

- Về kết quả công tác: Theo báo cáo thống kê đánh giá công chức năm 2013, có 680/1973 công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm 34,4%, 1136 cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ 95 và 62 công chức chưa hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó nhiều cơ quan tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất cao như : Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra tỉnh; Sở Tài chính; Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hoá thể thao - du lịch đều trên 90%.

Trên đây là những số liệu phản ánh chất lượng công chức cấp tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh những ưu điểm có thể đo đếm được bằng con số có những yếu tố khác không thể đo đếm được mà chỉ có thể thấy được qua quan sát và tìm hiểu thực tế, đó là lập trường tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức giúp đỡ đồng nghiệp v.v.. Nhìn một cách tổng thể, đã số cán bộ, công chức cấp tỉnh có lập trường tư tưởng vững vàng, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan tốt.

Đánh giá chung về chất lượng công chức cấp tỉnh Phú Thọ thời gian qua cho thấy đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng công chức từ công chức lãnh đạo đến công chức chuyên môn nghiệp vụ đều được tăng cường trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Chất lượng tương đối phù hợp với sự phát

triển chung của xã hội, sự đổi mới cơ cấu kinh tế, bước đầu đáp ứng những yêu cầu của cơ chế quản lý mới.

2.2.1. Theo tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện và các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (thuế, thống kê, bảo hiểm xã hội...) tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh của tỉnh Phú Thọ hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Qua bảng 2.1 và 2.2 cho thấy, số công chức chưa qua đào tạo lý luận

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 81)