NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 54)

1.3.1. Khái niệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức

Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao trí tuệ, thể chất, năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu ngày càng tốt hơn đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức.

1.3.2. Vai trò nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức với số lượng phù hợp, chất lượng ngày càng nâng cao, cơ cấu hợp lý, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự thay đổi chức năng nhiệm vụ của nhà nước nói chung, phân công, phân cấp quản lý nền hành chính nói riêng đòi hỏi đội ngũ công chức phải có những thay đổi tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất cũng như phẩm quyền đề thực thi việc quản lý hành chính của nhà nước.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến hệ thống kỹ thuật trong tổ chức hành chính cần phải hiện đại hóa tổ chức hành chính, hoàn thiện cơ cấu pháp lý, cải cách bộ máy hành chính, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin và đặc biệt là những ứng dụng trong công tác quản lý, với sự ra đời của chính phủ điện tử đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng phải hoàn thiện nâng cao hơn nữa về chất lượng, có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu mới trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của cải cách nền hành chính nhà nước. Việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ, công chức không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi bên trong của nguồn nhân lực mà còn là nhân tố quyết định trong việc thực hiện chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước. Các mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức cũng như các kết quả đạt được phải đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với mục tiêu chung của cải cách nền hành chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất

nước. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi các thế lục thù địch dùng mọi cách đề chia rẽ, diễn biến hòa bình đối với Đảng và Nhà nước.

1.3.3. Hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh.

1.3.3.1. Công tác tuyển dụng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Tuyển dụng là quá trình đảm bảo cho tổ chức có đủ số lượng và chất lượng công chức cần thiết để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức, là một trong những chức năng cơ bản của quản lý nguồn công chức. Với bất cứ tổ chức nào, hoạt động tuyển dụng công chức cũng đóng một vai trò quan trọng.

Nguyên tắc tuyển dụng công chức:

- Nguyên tắc tuyển dụng theo nhu cầu thực tiễn: Nhu cầu này do các đơn vị cấp dưới đề nghị với đơn vị cấp trên có thẩm quyền thông qua thực trạng và tình hình hoạt động đơn vị nhằm đáp ứng kịp thời về trước biến động của thị trường

- Nguyên tắc tuyển dụng theo vị trí, chức danh công tác của công chức: Nguyên tắc này đảm bảo tính hệ thống của tổ chức các cơ quan hành chính Nhà nước đồng thời phát huy hết năng lực của cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức được tuyển dụng ở những vị trí phù hợp với năng lực của bản thân sẽ làm nâng cao hiệu quả công việc tạo động lực cho đơn vị phát triển bền vững.

- Nguyên tắc dân chủ công bằng mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất tài năng của mình. Đối với bất kỳ một vị trí, cương vị nào đang tuyển dụng, các yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết đều được công khai rộng rãi để mọi người đều được bình đẳng trong việc tham gia ứng cử.

- Nguyên tắc có điều kiện và tiêu chuẩn rõ ràng: áp dụng nguyên tắc này nhằm tránh việc tùy tiện trong quá trình tuyển dụng, hoặc chủ quan, cảm tính trong quá trình nhận xét đánh giá các ứng viên. Tiêu chuẩn tuyển chọn

của công chức là tùy vào từng vị trí công việc mà đặt ra những tiêu chuẩn khác nhau về trình độ và kinh nghiệm.

Quy trình tuyển dụng công chức được thể hiện qua sơ đồ sau:

Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần

tuyển xét theo chỉ tiêu biên chế và nhu cầu đối với từng vị trí đặt ra trong năm để đưa ra yêu cầu đối với tuyển dụng. Tùy vào từng vị trí cần trình độ chuyên

Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển

Công chức trên địa bàn đăng ký chức

danh cần tuyển dụng tại: Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ

Thu hút người tham gia tuyển dụng

Hội đồng tuyển dụng tiến hành sơ tuyển

Hội đồng tuyển dụng tiến hành thi tuyển

Thông báo kết quả thi tuyển, tập sự và bổ nhiệm người đạt yêu cầu vào ngạch công chức

môn ra sao và một số yêu cầu khác. Sau khi họp xét xác định được nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển. Xây dựng các chỉ tiêu và yêu cầu đối với vị trí cần tuyển gửi danh sách lên Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ.

Giai đoạn 2: Các cơ quan đăng ký chức danh cần tuyển tại Ban Tổ

chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ sau khi xác định nhu cầu và vị trí cần tuyển, các cơ quan trên địa bàn sẽ gửi đơn đăng ký lên Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ. Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ sẽ tổng hợp nhu cầu của tất cả các cơ quan, làm tờ trình lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh, cơ quan này sẽ quyết định có tổ chức tuyển dụng hay không. Quyết định tuyển dụng và quyết định thành lập hội đồng tuyển dụng đều do Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên cơ sở tham mưu của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội Vụ, ra thông báo tuyển dụng công chức đối với toàn tỉnh.

Giai đoạn 3: Thu hút người tham gia quá trình tuyển dụng đây là giai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoạn bắt buộc thực hiện trong quá trình tuyển dụng công chức. Sau khi nhận được quyết định thông báo tuyển dụng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; UBND tỉnh, chậm nhất là 30 ngày Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành gửi thông báo tuyển dụng tới tất cả các đơn vị đồng thời đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo tuyển dụng báo gồm điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng vị trí việc làm cần tuyển, chức danh cần tuyển theo từng ngạch công chức, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn nhận hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển, số điện thoại liên hệ; hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển. Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 30 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo tuyển dụng; chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phải lập danh sách người đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc

thời gian đăng ký thông báo tuyển dụng, cơ quan tuyển dụng bắt đầu tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tổng hợp hồ sơ để loại bỏ bót những hồ sơ không hợp lệ. Nếu hồ sơ người đăng ký dự tuyển lớn và nhiều hơn 2 lần chỉ tiêu được tuyển thì tùy vào tình hình cụ thể, Hội đồng tuyển dụng có thể quyết định tổ chức sơ tuyển hay không. Mục đích của sơ tuyển là để tiếp tục loại những hồ sơ không đủ điều kiện và tiêu chuẩn mà khi kiểm tra hồ sơ không phát hiện ra. Giai đoạn này Hội đồng tuyển dụng sẽ tiến hành tổng hợp hồ sơ, lập danh sách, tổ chức họp hội đồng xét duyệt danh sách các thí sinh đủ điều kiện và tiêu chuẩn; lập danh sách những người đã được Hội đồng xét duyệt để báo cáo với thủ trưởng cơ quan tổ chức tuyển dụng kèm theo những hồ sơ cần thiết và biên bản họp Hội đồng; số người được sơ tuyển phải nhiều hơn chỉ tiêu được tuyển dụng 02 người.

Giai đoạn 5: Hội đồng tuyển dụng tiến hành tổ chức thi tuyển giai

đoạn tổ chức thi tuyển sẽ được tổ chức trên cấp tỉnh. Cùng với thí sinh của các huyện khác. Những ai qua vòng sơ tuyển sẽ tiến hành các thủ tục và thi tuyển theo sự chỉ đạo của Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội Vụ tỉnh.

Các thí sinh tham gia thi tuyển sẽ thực hiện các môn thi sau đây:

- Môn Kiến thức chung: Thi viết thời gian 180 phút;

- Môn nghiệp vụ chuyên ngành: Thi viết thời gian 180 phút và thi trắc nghiệm thời gian 45 phút;

- Môn Tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm, thời gian 45 phút;

- Môn Ngoại ngữ: Thi viết hoặc thi vấn đáp 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định; thi viết thời gian 90 phút hoặc thi vấn đáp thời gian từ 15 đến 30 phút.

Giai đoạn 6: Thông báo kết quả thi tuyển, tập sự và bổ nhiệm người

phân về các đơn vị. Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự này để làm quen với môi trường làm việc và tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng thời gian tập sự đã được quy định tại Điều 20 Nghị định 24 của Chính phủ.

1.3.3.2.Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức cấp tỉnh

Đề bạt là cất nhắc lên chức vụ cao hơn. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “cất nhắc” cán bộ thay cho thuật ngữ “đề bạt”. Còn “bổ nhiệm” thường chỉ loại cán bộ do bầu, rồi được cấp trên “bổ nhiệm” bằng văn bản chính thức. Bổ nhiệm lại cán bộ là danh từ thường được dùng trong lĩnh vực tổ chức cán bộ và thường được hiểu là giao cho ai giữ một trọng trách, một vị trí trong cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị. Nếu chỉ hiểu theo cách đơn giản đó thì chưa hiểu hết nội dung sâu xa của bổ nhiệm cán bộ và dễ đánh đồng với khái niệm đề bạt, cất nhắc, bố trí cán bộ. Theo Từ điển tiếng việt của Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia thì “bổ nhiệm cán bộ” có nghĩa: “Cử giữ một chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Điều này có nghĩa là giao giữ một chức vụ có thể là cao hơn nhưng cũng có thể là tương đương.

Như vậy, bổ nhiệm cán bộ, công chức là quyết định cử hoặc giao cho cán bộ, công chức một chức vụ, một trọng trách trong cơ quan, đơn vị có thể là đề bạt, cất nhắc nhưng cũng có thể chỉ là bố trí công chức cho phù hợp. Giữa bổ nhiệm với đề bạt, cất nhắc, bố trí công chức có mặt thống nhất nhưng không đồng nhất. Bổ nhiệm là bước tiếp theo của đề bạt, cất nhắc, bố trí công chức.

Quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện như sau: cơ quan, đơn vị có nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, trong đó nêu rõ số lượng và dự kiến phần công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý, lãnh đạo đơn vị đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:

Tập thể lãnh đạo cơ quan đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ, công chức hoặc ý kiến giới thiệu của cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Tập thể lãnh đạo cơ quan thảo luận, lựa chọn giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị và người dân tại địa phương (khi cần bổ nhiệm 01 chức danh có thể lựa chọn giới thiệu nhiều hơn 01 người).

Tổ chức lấy ý kiến tín nhiệm của lãnh đạo chủ chốt và cán bộ làm việc tại phòng ban hoặc vị trí cán bộ, công chức được bổ nhiệm để trao đổi thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức được bổ nhiệm; thông báo danh sách cán bộ, công chức được giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

Đảng ủy hoặc Thường vụ Đảng ủy cơ quan có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.

Tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức làm việc tại phòng ban hoặc vị trí tại đơn vị mà cán bộ, công chức được bổ nhiệm tại cơ quan thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên tán thành. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm.

1.3.3.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh

Đào tạo bồi dưỡng chính là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là cán bộ công chức làm việc trong tổ chức. Đào tạo bồi dưỡng tác động đến con người trong tổ chức, làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năng vốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ.

Đào tạo bồi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức. Nó không chỉ nâng cao năng lực công tác cho cán bộ, công chức hiện tại mà chính là đáp ứng các yêu cầu về nhân lực trong tương lai của tổ chức. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức là thực hiện nhiệm vụ lấp đầy khoảng trống giữa một bên là những điều đã đạt được, đã có trong hiện tại với một bên là những yêu cầu cho những thứ cần ở tương lai, những thứ mà cần phải có theo chuẩn mực

Quy trình đào tạo bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà cán bộ công chức hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của cán bộ công chức đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức.

Những thứ hiện có

- Những kết quả đạt được - Những kiến thức và kỹ năng có được

-Thực hiện công việc thực tế của các cá nhân Những thứ cần phải có - Các tiêu chuẩn đề ra - Những kiến thức và kỹ năng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 54)