Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 74)

Thực hiện Nghị quyết lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh đã được triển khai nghiêm túc, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực. Trong đó đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh những năm trước vẫn còn một số hạn chế: Một số cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi dự các lớp đào chưa hợp lý, còn trùng lắp; một số ít cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh được cử đi đào tạo sau đại học chưa hợp lý, chủ yếu ở một số ngành như Kinh tế - Tài chính; khoa học xã hội và nhân văn.

Trong khi đó, một số ngành còn ít như du lịch, quy hoạch, quản lý đô thị, môi trường, khoa học kỹ thuật trước thực tế trên, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 937-CV/TU ngày 19/12/2012 về việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học. Do vậy, việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học đã khắc phục được tình trạng lãng phí, chuyên ngành đào tạo đã phù hợp với vị trí công tác, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nâng cao hiệu quả ứng dụng vào thực tế công việc. Kết quả, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cử 60 cán bộ, công chức, đi đào tạo thạc sĩ, 2 đồng chí đi đào tạo tiến sĩ, trong đó có 1 đồng chí đào tạo tiến sĩ theo Đề án

165 của Ban Tổ chức Trung ương tại Trường Đại học Hồ Nam (Trung Quốc); 12 đồng chí đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp 1, cấp 2.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa chức danh và đáp ứng yêu cầu của công tác cán bộ, thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chú trọng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở. Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Tổ chức Trung ương cũng như của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc duy trì 1 lớp Cao cấp lý luận chính trị hành chính hệ tại chức khoá 6 (2013-2015) cho 110 học viên, tỉnh ta còn tổ chức khai giảng 1 lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung cho 95 học viên và cử 29 đồng chí đi học lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung. Mở 2 lớp bồi dưỡng kiến thức mới cho 400 cán bộ chủ chốt của tỉnh và cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020; 3 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo Quy định số 164- QĐ/TW của Bộ Chính trị cho 388 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ quản lý (đối tượng 3), 12 lớp cho 2.420 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ huyện, thành, thị uỷ và tương đương quản lý (đối tượng 4).

Đặc biệt, để chuẩn bị nguồn nhân sự cho nhiệm kỳ 2015-2020, tỉnh đã quan tâm tạo điều kiện mở 1 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh cho 86 học viên là cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2015-2020; mở 2 lớp đào tạo Đại học chuyên ngành Luật và Kinh tế cho 144 cán bộ chủ chốt. Thông qua các lớp nhằm cung cấp một cách có hệ thống những kiến thức mới về khoa học lãnh đạo, quản lý, góp phần hình thành tầm nhìn và tư duy chiến lược của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành, huyện, thành phố, thị xã.

Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, ngoài việc chỉ đạo chặt chẽ việc kiện toàn, sắp xếp hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến huyện theo hướng tập trung, thống nhất, thời gian

qua, tỉnh đã quan tâm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; công tác bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc. Trong công tác đào tạo, đã đổi mới và áp dụng tốt các phương pháp truyền đạt kiến thức theo từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Giảng viên mời tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức là những người có kiến thức sâu, rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế. Đặc biệt đã mời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị công tác ở ngành, các địa phương có kinh nghiệm thực tiễn để truyền đạt kiến thức, hướng dẫn kỹ năng theo từng vị trí công việc. Qua đó cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực.

Cùng với việc tăng dần số lượng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng được nâng lên; nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng được triển khai toàn diện. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã mở 75 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 8.183 cán bộ, công chức khối Đảng, đoàn thể và khối Nhà nước; 8 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 610 quần chúng ưu tú, 4 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho 295 đảng viên mới. Thực tế cho thấy, qua đào tạo, bồi dưỡng, khả năng ứng xử, kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên rõ rệt, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, “vừa hồng, vừa chuyên”, đưa tỉnh Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực đồng bằng sông Hồng vào năm 2020 và xa hơn là trở thành một tỉnh giàu mạnh của cả nước.

1.5.4. Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 74)