Theo tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 90)

Chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc thực tiễn cán bộ, công chức chưa cao, mặc dù theo đánh giá công chức năm 2013 có đến trên 91,9% công chức hoàn thành xuất sắc, tốt nhiệm vụ, nhưng dường như chỉ là con số đánh giá còn chất lượng thật của hiệu quả công việc cần phải xem xét ở nhiều góc độ. Thực tế một số nơi tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí của công vẫn đang diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân. Hiện tượng lãng phí thời gian, đi muộn về sớm, làm việc riêng trong giờ như tán chuyện, chơi game trên máy

tính vẫn chưa được khắc phục. Công chức đi làm, dự hội thảo, dự họp không đúng giờ; để chuông điện thoại reo khi hội họp vẫn diễn ra phổ biến. Công chức có văn bằng, chứng chỉ tin học nhưng vẫn lúng túng khi thao tác máy, soạn thảo văn bản vẫn bị sai sót những lỗi sơ đẳng về chính tả, cách hành văn, thể thức văn bản. Cá biệt có một số công chức cả công chức lãnh đạo lợi dụng chức năng, nhiệm vụ chuyên môn để trục lợi cá nhân gây bất bình trong dự luận và làm mất lòng tin của nhân dân. Ngoài ra còn có thể có nhiều trường hợp chưa bị phát hiện, xử lý. Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 3/4/2007 của Tỉnh uỷ Phú Thọ về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã chỉ thẳng khuyết điểm, tồn tại của đội ngũ cán bộ, công chức Phú Thọ: "Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn nhiều bất cấp; cơ cấu chưa hợp lý, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ còn thấp, tuổi đời bình quân cao, thiếu cán bộ giỏi, cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật", "cán bộ có trình độ sau Đại học còn quá ít, đội ngũ cán bộ nhìn chung vẫn trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu", "một bộ phận cán bộ lãnh đạo kể cả cán bộ chủ chốt chưa tận tụy với công việc, tinh thần trách nhiệm chưa cao, phương pháp công tác chậm đổi mới, thiếu chủ động trong công tác tham mưu, né tránh trách nhiệm, thiếu tính quyết đoán, chưa năng động, sáng tạo, thiếu sâu sát, cụ thể; khả năng nhận thức và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực công tác được phân công còn hạn chế; một số ít lười suy nghĩ, lười học tập, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, ý thức tổ chức kỷ luật kém, phiền hà, sách nhiễu, vi phạm chính sách pháp luật; việc học tập lý luận chính trị của một số cán bộ chất lượng thấp".

Năng lực "tiềm ẩn" của người cán bộ, công chức, nó quyết định sức mạnh để có thể hoàn thành công việc với mục đích cuối cùng là hiệu quả như sau:

- Trình độ văn hóa không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nhưng đây là yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của đội ngũ này. Nó là nền tảng cho nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong thực tiễn.

- Hạn chế về trình độ văn hóa sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của người cán bộ, công chức. Do vậy cần phải nâng cao trình độ văn hóa cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, sau đại học. Đó là những kiến thức mà nhà trường trang bị cho người học theo các chuyên ngành nhất định được thể hiện qua hệ thống bằng cấp. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện mọi hoạt động quản lý, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên thực tế. Nếu cán bộ, công chức không có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết mang tính cảm tính, tùy tiện chắc chắn hiệu quả sẽ không cao thậm chí còn mắc sai phạm nghiêm trọng.

- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổ chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang hình thành ở nước ta với sự tác động không nhỏ của nó (cả tích cực và tiêu cực) tới cuộc sống của mỗi người trong đó có cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh thì việc giữ vững tác phong lối sống của người cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng. Thực tế đã có không ít cán bộ, công chức bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất, lối sống thực dụng, vị kỷ làm giảm uy tín

của người cán bộ "là công bộc của dân", làm mất lòng tin của nhân dân. Vì vậy để nâng cao năng lực của cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị.

- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội. Đó là những thủ pháp mà nhà quản lý sử dụng trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra. Hoạt động quản lý vừa được coi là một khoa học, vừa là nghệ thuật. Để thực hiện được hoạt động này, đòi hỏi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước thì mới có được kỹ năng, phương pháp quản lý. Thực tế cho thấy, có những cán bộ, công chức có nhiệt tình, có sức khỏe, có hiểu biết nhưng thiếu kiến thức quản lý thì năng lực hoạt động của họ cũng sẽ bị hạn chế. Vì thế những kiến thức quản lý hành chính nhà nước cũng là yếu tố quan trọng trong năng lực của cán bộ, công chức.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh phải có kiến thức trong nhiều lĩnh vực khác về quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Sức khoẻ của mỗi con người được đánh giá qua nhiều tiêu chí, song tiêu chí cơ bản nhất là thể lực và trí lực. Trí lực được đánh giá thông qua sự minh mẫn linh hoạt trong phản ứng xử lý công việc. Nếu chỉ có trình độ năng lực chuyên môn mà không có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ thì cũng không thể biến năng lực chuyên môn ấy thành hoạt động thực tiễn được. Sự phát triển bình thường về thể chất và tâm lý trong một cơ thể khoẻ mạnh cũng là một tiêu chí quan trọng của năng lực cán bộ, công chức chính quyền cấp tỉnh.

Trí lực còn thể hiện ở người cán bộ, công chức có bản lĩnh trong công việc, giám nghĩ, giám làm, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và trong

khuôn khổ pháp luật, đảm bảo quyết định đó phải đúng, trúng, phù hợp và hiệu quả. Hiện nay, các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đánh giá kết quả thực hiện công tác của cán bộ, công chức thông qua phương pháp cho điểm. Các cơ quan, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công tác thông qua các nội dung sau:

- Tư tưởng chính trị đạo đức: 10 điểm - Chấp hành chính sách pháp luật: 10 điểm - Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: 30 điểm - Tinh thần kỷ luật: 10 điểm

- Học tập nâng cao trình độ: 10 điểm - Thái độ phục vụ nhân dân: 10 điểm

- Tinh thần phối hợp trong công tác: 10 điểm - Tinh thần trách nhiệm trong công tác: 10 điểm

Sau khi công chức được chấm điểm được phân loại như sau:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đạt từ 90 đến 100 điểm - Hoàn thành tốt nhiệm vụ: đạt từ 70 đến 89 điểm

- Hoàn thành nhiệm vụ: đạt từ 50 đến 69 điểm - Không hoàn thành nhiệm vụ: đạt dưới 50 điểm.

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức cấp tỉnh của tỉnh Phú Thọ

Stt Phân loại công chức

Công chức

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 1518 1656 1734 1792 1 Xuất sắc (90-100 điểm) 502 33 555 33,5 584 33,6 599 33,4 2 Tốt (70-89 điểm) 920 60,6 1018 61,4 1037 59,8 1064 59,3

3 Hoàn thành (50- 69 điểm) 59 0,038 51 0,030 65 0,037 81 0,045 4 Chưa hoàn thành (dưới 50 điểm) 37 0,024 32 0,019 48 0,027 48 0,026

Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w