Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong công tác nâng cao chất lượng cán

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 76)

Thông qua tình hình nâng cao chất lượng công chức cấp tỉnh của tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Ninh Bình một số bài học kinh nghiệm

được rút ra đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ trong công tác nâng cao chất lượng công chức như sau:

- Giải quyết tốt chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ về phúc lợi là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục tình trạng hoạt động kém hiệu quả của bộ máy nhà nước cũng như hạn chế nạn tham nhũng.

- Việc xác định mức lương tối thiểu cần phải căn cứ vào sự biến động của giá cả sinh hoạt, quan hệ cung, cầu lao động và mức sống của các tầng lớp dân cư; đồng thời áp dụng các hình thức trả lương linh hoạt để đảm bảo cuộc sống trung bình của cán bộ, công chức và đánh giá họ. Ngoài ra các cơ cấu tiền lương của Nhà nước cần phải được rà soát, xem xét định kỳ và điều chỉnh lại để đảm bảo hiệu lực liên tục của chúng cũng như để đảm bảo mức thu nhập thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức. Trước mắt chúng ta chưa thể áp dụng trả lương dựa trên hiệu quả công việc bởi để làm được việc trên cần phải có một hệ thống quản lý nguồn nhân lực chặt chẽ thống nhất và phát triển; trước hết các chức danh, chức vụ phải được xác định rõ ràng qua phương pháp đánh giá nghề nghiệp và mục tiêu các nhân phải được đánh giá và xác định rõ ràng. Nhưng chúng ta có thể vận dụng một vài yếu tố của phương thức trả lương gắn với thực thi nhiệm vụ vào hệ thống tiền lương cơ bản mang tính truyền thống.

- Để thu hút người tài cũng như tránh tình trạng “Chảy máu chất xám” ngoài các chính sách về tiền lương chúng ta cần thực hiện các chính sách về hình thức thưởng và công nhận về mặt tình thần cũng là các công cụ hữu ích trong việc thúc đẩy hiệu quả công tác miễn là các biện pháp này được sử dụng một cách sáng suốt và tránh hiện tượng tiêu cực.

- Trong công tác cán bộ hiện nay, đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, quy hoạch cán bộ là khâu nền tảng, luân chuyển cán bộ là khâu đột phá và đào tạo,

bồi dưỡng vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Tuy nhiên, việc khó nhất lại là sử dụng cán bộ, công chức như thế nào cho phù hợp. Nhiều đồng chính lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng nhấn mạnh: thể chế có hoàn chỉnh đến mấy, bộ máy có tinh gọn, sắp xếp hợp lý mà người thực hiện không đủ phẩm chất, năng lực thì cũng không đạt được mục tiêu đề ra.

- Hiện nay ở tỉnh Phú Thọ việc bố trí, phân công công tác đối với công chức về cơ bản đảm bảo đúng ngành nghề được đào tạo, phát huy năng lực, sở trường của công chức. Hàng năm, các cơ quan đều có kế hoạch rà soát bố trí công chức đảm bảo cơ cấu, phù hợp năng lực. Công chức trong quy hoạch, công chức trẻ có nhiều triển vọng được điều động, bổ nhiệm và luân chuyển. Tuy nhiên ở một số cơ quan vẫn có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu công chức. Có những bộ phận công chức đến cơ quan chủ yếu xem áo, lên mạng chơi game, xem phim giải trí do không biết việc (bộ máy nhà nước không thiếu việc, chỉ thiếu người biết việc) trong khi đó có những bộ phận công chức làm không hết việc thậm chí phải làm thêm giờ, làm vào thứ bảy, chủ nhật như một số công chức Văn phòng UBND tỉnh, Sở, ngành. Nhiều chức danh công chức chưa được xác định quyền hạn, trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng; một số công chức còn biểu hiện trông chờ, ỷ lại khi giải quyết công việc. Thói thường yếu thì hay ỷ lại, chuyên viên ỷ vào lãnh đạo sở, lãnh đạo sở trông vào lãnh đạo tỉnh, không dám tự giải quyết công việc và tự chịu trách nhiệm vì thế công việc dồn tắc. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc phân công chức năng, nhiệm vụ, khâu tuyển dụng, sử dụng và bố trí không được phối hợp chặt chẽ nên rất khó chuyển đổi công tác đối với công chức.

- Việc thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra việc thực hiện các nội quy, quy định của cơ quan không được làm thường xuyên, thiếu nghiêm túc, còn nể nang. Quy chế làm việc của một số cơ quan chưa được mọi người tôn trọng, được thực hiện một cách tuỳ tiện. Chính sự lỏng lẻo trong quản lý đối

với việc thực hiện quy chế làm việc, chế độ trách nhiệm dẫn đến thái độ, ý thức phục vụ nhân dân, ý thức tổ chức của công chức UBND tỉnh của nhiều Sở, ngành còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác.

- Khi nói đến chất lượng công chức thường nhìn vào tiêu chuẩn: trình độ học vấn, tin học, ngoại ngữ nhưng ít chú ý năng lực giải quyết công việc. Cán bộ, công chức nhất là công chức trẻ được đào tạo cơ bản nhưng kinh nghiệm, kỹ năng thực hành còn ít lại không được tiếp tục đào tạo, rèn luyện qua thực tế nên khó phát huy được kiến thức. Một số công chức khác kể cả công chức lãnh đạo chưa được đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu mới của chuyển đổi cơ chế quản lý, một số công chức được cử đi đào tạo mới nhưng ở các hình thức đào tạo không mang tính hệ thống.

- Việc nâng ngạch, chuyển ngạch cho công chức theo Điều 22, 23 của Nghị định số: 117/2003/NĐ-CP quy định: "Công chức được phân công nhiệm vụ mới không phù hợp với ngạch công chức đang giữ thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn nghiệp vụ được giao. Công chức được chuyển ngạch phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với ngạch công chức của cơ quan". Nhưng thực tế việc chuyển ngạch, nâng ngạch cho công chức các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Phú Thọ thời gian qua chưa được thực hiện thường xuyên. Việc chuyển ngạch, nâng ngạch nhiều khi chỉ căn cứ vào bằng cấp và giải quyết chế độ tiền lương là chính, chưa thực sự căn cứ vào vị trí công tác, khả năng thực tế của công chức. Vì vậy, chất lượng của chuyển ngạch, nâng ngạch cho công chức cũng còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả và có tình trạng nhiều công chức hưởng lương chuyên viên chính nhưng hiệu quả giải quyết công việc không bằng chuyên viên.

- Một trong những nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng đội ngũ công chức hành chính là công tác tổ chức cán bộ, là năng lực tổ chức bộ máy

và con người làm công tác cán bộ. Công chức làm nhiệm vụ tổ chức phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, khả năng chuyên môn cao về quản lý nguồn nhân lực.

- Một bộ phận cán bộ làm công tác tổ chức còn hạn chế về năng lực, chuyên môn, và kinh nghiệm; chưa dày công nghiên cứu, phát hiện cán bộ có năng lực, triển vọng; chưa chủ động tham mưu cho cấp uỷ về công tác cán bộ; chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác cán bộ và chưa chú ý đúng mức đến việc kiểm tra, giám sát cán bộ, công tác cán bộ.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP TỈNH Ở PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 -2013

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp tỉnh ở phú thọ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w