Những năm gần đây, tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm chất lượng cán bộ, công chức nói chung, công chức tỉnh Phú Thọ nói riêng nên vấn đề tuyển dụng công chức được đầu tư thoả đáng, hàng năm tỉnh Phú Thọ đều chủ động xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế hành chính. Trên cơ sở kế hoạch được giao chủ động thành lập hội đồng thi tuyển công chức hành chính, phê duyệt
Stt Phân loại công chức
Công chức
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số 1807 1863 1927 1973 1 Xuất sắc (90-100 điểm) 620 34,3 636 34,1 660 34,2 680 34,4 2 Tốt (70-89 điểm) 1047 57,9 1087 58,3 1118 58 1136 57,5 3 Hoàn thành (50- 69 điểm) 84 0,046 84 0,045 87 0,045 95 0,048 4 Chưa hoàn thành (dưới 50 điểm) 56 0,030 56 0,030 62 0,032 62 0,031
kết quả tuyển dụng công chức hành chính. Tất cả công chức trẻ vừa tốt nghiệp Đại học muốn trở thành công chức đều phải qua thi tuyển (ngoại trừ trường hợp thuộc chính sách thu hút nhân tài do tốt nghiệp Đại học loại giỏi, là Đảng viên từ trong trường Đại học, là con em gia đình chính sách. Việc tuyển dụng qua thi tuyển đảm bảo tính công khai, khách quan, dân chủ, công bằng tạo dư luận tốt trong nhân dân. Phần lớn những công chức mới được tuyển dụng đều còn trẻ, nhiều công chức dưới 30 tuổi, được đào tạo bài bản, chính quy, vì vậy khi về công tác tại các sở ngành họ làm quen và nắm bắt công việc rất nhanh, góp phần tích cực vào sự phát triển của sở ngành. Có thể khẳng định đây chính là lực lượng công chức kế cận, là niềm tin, là hy vọng cho các bước phát triển của công tác quản lý hành chính nhà nước ở tỉnh Phú Thọ.
Tuy nhiên, công tác tuyển dụng công chức tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công chức. Việc tuyển dụng công chức vẫn còn có biểu hiện chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu công việc và vị trí công tác. Theo quy định hiện hành, việc tuyển dụng công chức cho các Sở, ngành là do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng do tỉnh giao trên cơ sở đăng ký của các cơ quan chuyên môn. Thực tế cho thấy nhiều cơ quan chuyên môn thường đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng công chức theo chuyên ngành học của những người đang làm hợp đồng tại cơ quan hoặc con em của công chức lãnh đạo chứ không phải theo nhu cầu thiếu của các cơ quan này. (biên chế không phải lúc nào cũng xuất phát từ nhu cầu. Hiện nay, quy hoạch nguồn nhân lực hầu như dựa trên chỉ tiêu biên chế. Chỉ tiêu này lại chủ yếu căn cứ vào đề xuất của từng cơ quan). Rõ ràng chúng ta cần phải có quy định cụ thể về cơ cấu công chức cho các cơ quan chuyên môn của tỉnh. Bên cạnh đó, việc thông báo công khai mọi thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn chuyên ngành tuyển dụng công khai mọi thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn chuyên ngành tuyển dụng công chức vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định về hình thức, nội dung công khai. Chính việc thiếu công khai trong tuyển dụng đã làm hạn chế số người biết và tham gia dự
tuyển do đó khó lựa chọn những người có năng lực phù hợp công việc trong bộ máy hành chính của tỉnh.
Yếu tố tâm lý duy tình ăn sâu trong suy nghĩ của người Việt nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng nên khi sắp xếp tuyển dụng các sở, ngành đều ưu tiên con em trong ngành thậm chí nợ tiêu chuẩn đầu vào vì vậy việc bố trí, phân công công tác khó phù hợp năng lực, sở trường của công chức. Đây là vấn đề tế nhị, phức tạp đã được dư luận nhắc đến nhiều lần nhưng khó được khắc phục tỉnh Phú Thọ đã áp dụng các quy trình cải cách hành chính trong tuyển dụng nhưng quy trình tuyển dụng vẫn còn lỏng lẻo. Việc giao cho các cơ quan tổ chức thi tuyển như hiện nay tưởng như sẽ tuyển dụng được những người đúng tiêu chuẩn của ngành, khắc phục tình trạng trước đây hội đồng thi tuyển cả tỉnh tổ chức thi tuyển chung thi 04 môn bắt buộc: Môn kiến thức chung; môn chuyên môn, nghiệp vụ; tin học; ngoại ngữ cho tất cả thí sinh thi tuyển vào các chuyên ngành khác nhau nhưng thực tế những ảnh hưởng của các mối quan hệ cá nhân trong đó phần nào có tình cảm và cửa quyền dẫn đến việc tuyển dụng chưa thật sự khách quan, trung thực chất lượng công chức được tuyển chưa cao, chưa chọn được người giỏi, đúng việc, đúng người. Việc bố trí phân công công tác khó phù hợp năng lực, sở trường của công chức. Công chức được tuyển dụng mất nhiều thời gian làm quen công việc không thuộc chuyên ngành và lại tiếp tục được cử đi học tập, bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm phù hợp công việc được giao gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.