Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Phát triển xuất khẩu lao động và hội nhập kinh tế quốc tế

Phát triển XKLĐ ngày nay gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Quá trình hội nhập tạo điều kiện cho XKLĐ phát triển, đồng thời thông qua XKLĐ để các nƣớc ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng lao động quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng lao động và nguồn nhân lực đất nƣớc.

Hiện nay, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hóa chính vì vậy mà hợp tác quốc tế về XKLĐ là cơ sở điều kiện đẩy nhanh sự phân công lao động trên toàn thế giới, đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề của chiến lƣợc toàn cầu hóa hiện nay. Trong quá trình hợp tác quốc tế về XKLĐ, trong đó các quốc gia phát triển đẩy nhanh đƣợc quá trình đảm bảo lực lƣợng lao động trong việc thể hiện vai trò là những ƣu thế phát triển hàng đầu. Đồng thời, các quốc gia đang phát triển và kém phát triển có nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế giải quyết cùng một lúc nhiều vấn đề nhƣ thất nghiệp, đói kém, lạc hậu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao năng lực trình độ tay nghề cho ngƣời lao động. Ngoài việc giúp cải thiện tình trạng đói nghèo, tình trạng thất nghiệp thì nguồn thu từ lao động xuất khẩu còn có vài trò thúc đẩy đầu tƣ, giảm bớt sự lệ thuộc vào các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, cũng nhƣ viện trợ của các nƣớc phát triển, tăng thu ngoại tệ cho đất nƣớc.

Theo ƣớc tính của Vụ Dân số LHQ, ít nhất có 214 triệu ngƣời trong 7 tỷ ngƣời trên hành tinh sống ngoài nƣớc họ sinh ra và hàng trăm triệu ngƣời di chuyển trong nƣớc. Tổ chức di cƣ quốc tế gọi di cƣ quốc tế là một trong những vấn đề toàn cầu của

đầu thế kỷ 21. Năm 2010, châu Âu dẫn đầu về số lƣợng ngƣời di cƣ quốc tế với 69,8 triệu, tiếp đến là châu Á: 61,3 triệu, Bắc Mỹ: 53 triệu, châu Phi: 19,3 triêu, Mỹ Latinh: 7,5 triệu và Thái Bình Dƣơng: 6 triệu. Các quốc gia có số ngƣời di cƣ quốc tế lớn nhất gồm: Mỹ (42,8 triệu), Liên bang Nga (12,3 triệu), Đức (10,8 triệu), Saudi Arabia (7,3 triệu) và Canada (7,2 triệu). Ba quốc gia có số ngƣời di cƣ ra nƣớc ngoài nhiều nhất là Trung Quốc (35 triệu), Ấn độ (20 triệu) và Philipin (7 triệu) [43].

Lƣợng kiều hối từ những ngƣời di cƣ gửi về nƣớc giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2008-2010, nhƣng đã nhanh chóng phục hồi, đặc biệt là dòng tiền chuyển về Mỹ Latinh và vùng Caribê do sự ổn định của kinh tế Mỹ. Nhƣng tình trạng ở châu Âu thì ngƣợc lại do tỷ lệ thất nghiệp cao, cắt giảm chi tiêu công, thắt chặt kiểm soát nhập cƣ, và thái độ tiêu cực đối với ngƣời di cƣ. Năm 2010, tổng lƣợng kiều hối trên thế giới đạt 325 tỷ USD và dự kiến là 404 tỷ USD năm 2013.

Bên cạnh đó di cƣ trong nƣớc vẫn đang gia tăng cả về số lƣợng và loại hình di cƣ. Tại Ấn Độ bên cạnh luồng di cƣ thành thị-thành thị, nông thôn-thành thị di cƣ ở những ngƣời có trình độ học vấn và thu nhập cao cũng đang tăng. Còn ở Trung Quốc, nếu năm 1982 có 6,6 triệu ngƣời di cƣ trong nƣớc, thì năm 2010 là 260 triệu, và dự kiến sẽ lên tới 350 triệu vào năm 2050. Những ngƣời di cƣ sinh ra vào những năm 1980 và 1990 đƣợc gọi là „thế hệ di cƣ thứ hai”, có học vấn, hiểu biết cao và tham gia nhiều hơn trong lĩnh vực chính trị.

Trong thế kỷ 21, việc di cƣ quốc tế cùng với toàn cầu hóa và tự do kinh tế, môi trƣờng thƣơng mại và đầu tƣ đã và sẽ duy trì các luồng di cƣ. Vì thế di cƣ là quá trình tất yếu và quan trọng. Quản lý di cƣ đúng và có trật tự sẽ mang lại lợi ích cho cả cá nhân và XH.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)