7. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Một số mô hình có liên quan đến phát triển xuất khẩu lao động
Trên cơ sở nghiên cứu các hiện tƣợng di dân quốc tế các nhà khoa học đã đƣa ra một số mô hình có liên quan đến XKLĐ mà cụ thể hơn là liên quan đến di chuyển lao động quốc tế với điều kiện cụ thể của thị trƣờng lao động quốc tế.
1.2.5.1. Mô hình “lực đẩy – lực hút” Ravenstien
Ravenstien một nhà kinh tế học ngƣời Anh là ngƣời đầu tiên đƣa ra mô hình di chuyển lao động quốc tế “Lực đẩy - lực hút” năm 1889 trong khi nghiên cứu và phân tích các dòng di cƣ từ Ailen qua Anh đầu thế kỷ thứ XIX [23, tr.8]. Khi phân tích các yếu tố tác động và thúc đẩy các dòng nông dân bị tƣớc đoạt hết ruộng đất tại Ailen và phải di cƣ sang Anh để tìm kiếm các công việc tại các nhà máy, xí nghiệp công
nghiệp, Ông đã chỉ ra mức thu nhập của công nhân trong các ngành công nghiệp tại Anh cao hơn mức thu nhập của nông dân tại Ailen, đã thu hút lƣợng lao động từ Ailen sang Anh làm việc trong đó không riêng lao động không có ruộng đất mà cả lao động đang có việc làm tại Ailen cũng tham gia vào lực lƣợng di dân đến Anh. Khi xem xét đến các yếu tố tác động đến việc di cƣ Ông đã khái quát các yếu tố tại nƣớc xuất cƣ (thất nghiệp, nghèo đói, thu nhập thấp, điều kiện sống và làm việc không đảm bảo, cuộc sống bấp bênh) gọi là yếu tố lực đẩy và các yếu tố tại nƣớc nhập cƣ (cơ hội việc làm, thu nhập cao, điều kiện sống và làm việc đảm bảo, có điều kiện thăng tiến) gọi là
yếu tố lực hút. Từ đó Ông đƣa ra lý thuyết di chuyển lao động quốc tế “Lực hút - lực
đẩy” và cho rằng chính các yếu tố lực hút là nguyên nhân quan trọng quyết định việc di cƣ của ngƣời lao động từ Ailen đến Anh làm việc. Điều này đến nay vẫn còn nguyên giá trị khi xem xét các nguyên nhân của xuất khẩu lao động trong điều kiện hội nhập kinh tế, khi mà nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài, thu nhập và điều kiện sống và làm việc của ngƣời lao động nhập cƣ là yếu tố lực hút, là điều kiện quyết định đến việc xuất cƣ của ngƣời lao động.
1.2.5.2. Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy
Nhằm đƣa ra phƣơng pháp đánh giá nguyên nhân và kết quả của di chuyển LĐ quốc tế, nhà khoa học Stouffer (1944) đã đƣa ra mô hình chi phí hay còn gọi là mô hình lợi ích sau đó học trò của Ông là Iva S. Lowry (1966) đã khái quát hóa và đƣa ra hàm thể hiện quan hệ giữa số LĐ di cƣ từ vùng này qua vùng khác và các biến thất nghiệp và việc làm, thu nhập, khoảng cách nhƣ sau [54, tr.28]:
(1.10) Tr. đó: + Mij: Số lƣợng ngƣời di chuyển từ i đến j
+ Ui,Uj: Tỷ lệ thất nghiệp tại i và j
+ Wi,Wj: Thu nhập theo lƣơng bình quân tại i và j + Li, Lj: Số lƣợng lao động phi nông nghiệp tại i và j + Dij: Là Khoảng cách từ i đến j
+ K: Là hằng số
+ i, j: Là nơi ngƣời lao động xuất cƣ và nhập cƣ
* * * Ui Wj Li Lj Mij K Uj Wi Dij
Mô hình cho thấy quy mô di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có cơ cấu dân số, phân bổ dân cƣ, tăng trƣởng dân số, tỷ lệ thất nghiệp tạo nên sức ép việc làm khác nhau giữa các vùng là nguyên nhân đầu tiên của xuất cƣ, đƣợc thể hiện qua biến Ui, Uj, Li, Lj. Tiếp theo là nguyên nhân kinh tế do sự chênh lệch thu nhập của ngƣời lao động giữa các vùng thông qua biến Wi, Wj và khoảng cách từ nơi xuất cƣ đến nơi nhập cƣ cũng tác động đến di cƣ của ngƣời lao động đƣợc thể hiện bởi biến Dij.
Việc di chuyển lao động phụ thuộc vào thị trƣờng lao động nƣớc xuất cƣ và nhập cƣ, nhu cầu lao động nƣớc nhập cƣ càng lớn, sự dƣ thừa lao động tại nƣớc xuất cƣ càng cao, mức chênh lệch thu nhập càng lớn sẽ thúc đẩy di chuyển lao động giữa các nƣớc.Tính hiệu quả của di chuyển lao động đƣợc thể hiện thông qua số lƣợng lao động xuất cƣ.
Mô hình chi phí Stouffer và Lowsy tuy đƣa ra phƣơng pháp lƣợng hóa số lƣợng lao động xuất cƣ phụ thuộc vào các biến Ui, Uj, Wi, Wj, Li, Lj, Dij trong điều kiện tự do di cƣ, tuy vậy ngoài các yếu tố trên xuất khẩu lao động ngày nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhƣ chính sách xuất cƣ của nƣớc gửi đi, chính sách nhập cƣ của nƣớc tiếp nhận, chất lƣợng lao động xuất khẩu, khả năng tài chính của ngƣời lao động khi đi làm việc ở nƣớc ngoài, thời gian làm việc ở nƣớc ngoài cơ chế và các tổ chức tham gia thị trƣờng lao động quốc tế..
1.2.5.3. Mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad
Nhằm hoàn thiện mô hình của Stouffer và Lowsy, nhà kinh tế học Sjaastad L.A. (1962) đã đƣa ra mô hình chi phí và lợi ích kinh tế của di chuyển lao động quốc tế. Ông cho rằng lao động xuất cƣ đƣợc xem nhƣ là một loại chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và ngƣời sử dụng phải xem xét khả năng hoàn vốn khi sử dụng loại lao động này, mặt khác ngƣời lao động khi xuất cƣ đều mong muốn thu đƣợc lợi ích kinh tế cao hơn so với làm việc tại trong nƣớc sau khi đã trừ chi phí ban đầu cần bỏ ra để đƣợc xuất cƣ, mô hình có dạng sau [54, tr.29]:
(1.11)
Tr. đó: + B: Lợi ích kinh tế kỳ vọng khi xuất cƣ lao động
+ n: Số năm lao động ở nƣớc ngoài 1 ( ) (1 ) n j j Ydj Yoj B T r
+ Ydj: Thu nhập năm j của lao động làm việc ở nƣớc ngoài + Yoj: Thu nhập năm j của lao động làm việc trong nƣớc + T: Chi phí xuất cƣ của ngƣời lao động
+ r: Lãi suất ngân hàng
Theo Ông yếu tố quyết định đến việc ngƣời LĐ xuất cƣ đó là hiệu quả kinh tế mà việc xuất cƣ mang lại, nó liên quan đến thu nhập, thời gian, điều kiện sống và làm việc ở nƣớc ngoài, thu nhập trong nƣớc, chi phí mà ngƣời xuất cƣ phải bỏ ra để có thể ra nƣớc ngoài làm việc và lãi suất ngân hàng. Theo mô hình này cho phép tính toán đƣợc hiệu quả kinh tế cho từng ngƣời hoặc một nhóm ngƣời xuất cƣ và hiệu quả kinh tế do ngƣời xuất cƣ mang lại cho nền kinh tế.
Ngày nay, mô hình chi phí - lợi ích kinh tế Sjaastad đƣợc sử dụng để tính chỉ tiêu mức sinh lợi kỳ vọng (xem 1.8) khi ngƣời LĐ ra nƣớc ngoài làm việc so với công việc trong nƣớc, có tính đến các chi phí mà ngƣời lao động phải bỏ ra để đƣợc ra nƣớc ngoài làm việc và thời hạn làm việc của ngƣời LĐ ở nƣớc ngoài.