7. Kết cấu của luận văn
3.1. DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG NGHỆ AN
3.1.1. Thị trƣờng lao động Việt Nam trong thời gian tới
Mặc dù đã có những chuyển biến đáng kể, nhƣng sau hơn 20 năm đổi mới, thị trƣờng LĐ nƣớc ta vẫn chỉ mới trong giai đoạn hình thành, phát triển chƣa tƣơng xứng với sự phát triển trong hệ thống các thị trƣờng của nền kinh tế.
Theo dự báo, dân số trung bình nƣớc ta sẽ đạt 88,78 triệu ngƣời năm 2012, 91,58 triệu ngƣời năm 2015 và 96,18 triệu ngƣời năm 2020, trong đó lực lƣợng LĐ từ 15 tuổi trở lên năm 2012 có 52,58 triệu ngƣời, năm 2015 có 60,33 triệu ngƣời, năm 2020 có 63,20 triệu ngƣời, chiếm khoảng 62,44% dân số, bình quân hàng năm có khoảng 1 triệu ngƣời bƣớc vào độ tuổi LĐ, trong khi nhu cầu LĐ chỉ có giới hạn nên số LĐ đƣợc tạo việc làm bao gồm cả LĐ xuất khẩu và LĐ dôi dƣ từ nông thôn và từ các DN nhà nƣớc sắp xếp lại chỉ đạt 1,60 triệu ngƣời/năm giai đoạn 2011-2020. Nhƣ vậy hàng năm vẫn còn một lực lƣợng lớn LĐ không có việc làm tạo nên nạn thất nghiệp ở thành thị với tỷ lệ năm 2011 khoảng 3,6% và bình quân giai đoạn 2012-2020 là 3,65%.
Bảng 3.11: Một số dự báo về lực lượng lao động Việt Nam
Đơn vị: triệu ngƣời
Dân số và lao động Năm 2011 Năm 2012 Năm 2015 Năm 2020 Bình quân 2011-2020
Dân số trung bình Việt Nam 87,84 88,78 91,58 96,18 + 1.00% Lực lƣợng LĐ từ 15 tuổi trở lên 51,40 52,58 60,33 63,20 + 1,20% LĐ đang làm việc trong nền KT 50,35 51,69 54,70 58,80 +2,01%
LĐ đƣợc tạo việc làm 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60
Tỷ lệ thất nghiệp thành thị 3,60% 3,25% 4,10% 4,00% 3,65%
Những năm tới thị trƣờng LĐ Việt Nam có những đặc điểm nhƣ sau:
- Thị trƣờng LĐ ở nƣớc ta vẫn ở giai đoạn đầu, xét về tổng thể, cung LĐ lớn hơn cầu LĐ. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng CNH - HĐH và hội nhập vào kinh tế thế giới nên nền kinh tế thị trƣờng nƣớc ta sẽ phát triển nhanh hơn, tạo điều kiện cho thị trƣờng lao động phát triển mạnh mẽ.
- Trong điều kiện nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, thị trƣờng LĐ phát triển không đồng đều và vẫn đang tồn tại sự phân tầng đa dạng, phức tạp.
Thị trƣờng LĐ khu vực chính thức có xu hƣớng phát triển mạnh, nhất là ở các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm và đƣợc kiểm soát, quản lý chặt chẽ hơn. thị trƣờng LĐ nông thôn, vùng kinh tế chậm phát triển, khu vực phi chính thức đã bắt đầu phát triển nhƣng còn chậm. Phân tầng thị trƣờng vẫn còn diễn ra giữa các loại hình DN (DN nhà nƣớc, tƣ nhân, đầu tƣ nƣớc ngoài), giữa các ngành, nhất là giữa ngành có lợi thế và ngành không có lợi thế... tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng về LĐ và là yếu tố cản trở tính linh hoạt của thị trƣờng LĐ, đặc biệt làm cho khả năng di chuyển LĐ bị hạn chế, mang tính tự phát, khó kiểm soát.
- Sự tác động của thị trƣờng thế giới vào thị trƣờng LĐ Việt Nam mạnh hơn làm cho cạnh tranh ngày càng gay gắt, kể cả thị trƣờng LĐ trong nƣớc, khu vực và quốc tế; cơ hội thu hút các nguồn đầu tƣ, tạo việc làm tăng, nhƣng tính chất rủi ro trong LĐ (thất nghiệp, mất việc làm) cũng gia tăng do bị tác động bởi sự biến động của thị trƣờng khu vực và quốc tế khó lƣờng trƣớc, trong khi hệ thống an ninh xã hội, bảo đảm việc làm trong nƣớc chƣa đƣợc hoàn chỉnh.
- Các hình thức giao dịch trên thị trƣờng lao động tiếp tục phát triển đa dạng, hoạt động đan xen nhau và sôi động, các hình thức giao dịch chính thống phát triển mạnh và có hiệu quả hơn, dần trở thành hình thức giao dịch cơ bản và phổ biến trên thị trƣờng lao động, nhất là thị trƣờng lao động trình độ cao, các đô thị lớn và xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, giao dịch không chính thống vẫn có vị trí quan trọng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Hoạt động có tính chất thƣơng mại trong giao dịch trên thị trƣờng có xu hƣớng tăng.
Những đặc điểm và xu hƣớng của thị trƣờng LĐ trong nƣớc và quốc tế trong thời gian tới sẽ có những tác động không nhỏ đến XKLĐ của nƣớc ta.
3.1.2. Thị trƣờng lao động Nghệ An trong thời gian tới
Với việc phân tích biến động dân số giai đoạn 2006-2010 dựa vào tăng trƣởng tự nhiên và di chuyển cơ học, dự kiến dân số trung bình của Nghệ An tăng bình quân 0,8%/năm; dự báo nguồn dân số tỉnh Nghệ An đến năm 2020 nhƣ sau (theo dự báo của Trung tâm thông tin Viện Chiến lƣợc phát triển dân số năm 2020 dự báo 3.100 nghìn ngƣời/dự báo cũ 3.500 nghìn ngƣời):
Bảng 3.12: Dự báo dân số đến năm 2020
Đơn vị: ngƣời, % Chỉ tiêu 2011 2015 2020 Tăng trƣởng Bình quân 2011- 2015 2016- 2020 Tổng số 2.941.801 3.046.023 3.180.227 0,76 0,87 Nam 1.460.096 1.523.122 1.595.795 0,87 0,94 Nữ 1.481.705 1.522.901 1.584.432 0,66 0,80
Dân số dƣới tuổi lao động 729.470 732.058 783.981 0,09 1,38
- Tỷ trọng so với tổng dân số 24,80 24,03 24,65
Dân số trong tuổi lao động 1.853.725 1.910.645 1.909.462 0,57 -0,01
- Tỷ trọng so với tổng dân số 63,01 62,73 60,04
Dân số ngoài tuổi lao động 358.606 403.320 486.784 2,98 3,83
- Tỷ trọng so với tổng dân số 12,19 13,24 13,31
Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An
Do tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm mạnh trong thời gian qua do chính sách dân số đƣợc kiểm soát chặt chẽ, kèm theo đó là một số lƣợng lớn ngƣời thuộc giai đoạn tăng sinh bắt đầu bƣớc vào tuổi lao động nên nhóm dân số dƣới tuổi lao động giảm nhẹ cả về số lƣợng và tỷ trọng, từ mức 24,80% dân số năm 2011 xuống còn khoảng 24,65% dân số năm 2020.
Dự báo cơ cấu dân số đến năm 2011- 2015 và 2016- 2020 có những đặc điểm chính nhƣ sau: Tỷ lệ dân đô thị tăng từ 12,5% hiện nay lên 22% năm 2015 và 45% năm 2020. Cơ cấu dân số theo giới tính cũng sẽ thay đổi vào năm 2020; Cơ cấu dân số theo độ tuổi sẽ có thay đổi theo hƣớng tỷ trọng dân số dƣới 15 tuổi giảm dần trong khi tỷ trọng nhóm dân số từ 15 - 60 tuổi tăng lên.
Tốc độ đô thị hoá nhanh kéo theo sự gia tăng dân số các vùng đô thị, tạo ra sức ép đối với hệ thống cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, cung cấp nƣớc sạch, xử lý nƣớc thải, rác thải, vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.1.2.2. Nguồn nhân lực
Quy mô dân số trong tuổi lao động chỉ tăng nhẹ do xuất cƣ vẫn diễn ra mạnh trong thời kỳ dự báo. Dự báo dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1.909 nghìn ngƣời năm 2020, tăng thêm gần 55,74 nghìn ngƣời so với năm 2011, tăng bình quân 3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng bình quân 2%/năm giai đoạn 2016- 2020. Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2011-2020, trung bình mỗi năm, lực lƣợng dân số trong tuổi lao động của tỉnh đƣợc bổ sung hơn 4 vạn ngƣời.
Với quy mô dân số trong độ tuổi nhƣ trên, sau khi trừ các nhóm dân số không tham gia lao động nhƣ nhóm đi học, nhóm nội trợ, nhóm thất nghiệp tự nhiên do thay đổi công nghệ... thì dự báo số lƣợng lao động trong độ tuổi có nhu cầu làm việc đạt khoảng 1.571 nghìn ngƣời vào năm 2015 và đạt khoảng 1.536 nghìn ngƣời vào năm 2020, chiếm tỷ trọng khoảng 80% dân số trong tuổi lao động và khoảng 49,7% dân số toàn tỉnh.
Tình hình suy thoái kinh tế vẫn chƣa ổn định trở lại tác động đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Số lao động bổ sung vào nguồn lớn làm tăng nhu cầu về việc làm; Chất lƣợng nguồn lao động chƣa đáp ứng yêu cầu cao của thị trƣờng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cạnh tranh và hội nhập; Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật dài hạn còn quá ít, giải quyết việc làm sau đào tạo còn bất cập; Sự phân hoá giàu nghèo, mức sống các đối tƣợng yếu thế trong xã hội ngày càng tăng so với mặt bằng chung xã hội; Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đối tƣợng chính sách và ở vùng miền núi cao (Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong…) còn gặp nhiều khó khăn; Tỷ lệ hộ nghèo cao, hộ tái nghèo sẽ lớn; địa bàn phức tạp; Số lƣợng đối tƣợng xã hội cần trợ cấp còn bổ sung lớn; Các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý còn diễn biến phức tạp, khó có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả cao.
Nhƣ vậy, quy mô dân số và nguồn lao động lớn là một lợi thế để tỉnh thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhƣng kéo theo đó là những áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm.
3.2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An sẽ gặp không ít những cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có sự nhận định chính xác và chủ động để phát huy các cơ hội có đƣợc đồng thời hạn chế và vƣợt qua các thách thức gặp phải.
3.2.1. Cơ hội
Tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực mặc dù có có những diễn biến phức tạp, nhƣng dự báo chiều hƣớng chung về cơ bản sẽ theo hƣớng có tác động tích cực đến nền kinh tế - xã hội nƣớc ta nói chung và Nghệ An nói riêng.
Một là, xu thế hợp tác để phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới và khu vực. Châu Á - Thái Bình Dƣơng vẫn là khu vực phát triển năng động nhất. Theo dự báo của Ngân hàng thế giới, khu vực này có khả năng tăng trƣởng với tốc độ 5-5,5%/năm trong giai đoạn đến năm 2020, cao gấp đôi so với mức dự báo cho toàn thế giới (2,5- 2,7%/năm). Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015 tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
Hai là, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và một số lĩnh vực khoa học - công nghệ then chốt khác sẽ tiếp tục phát triển theo chiều sâu và trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, có những tác động rộng lớn đến việc cơ cấu lại nền kinh tế thế giới theo khả năng tiếp thu trình độ công nghệ của mỗi nền kinh tế, theo đó là sự phân công lao động toàn cầu, có tác động thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển.
Ba là, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do thƣơng mại sẽ đƣợc đẩy mạnh; dòng đầu tƣ, lƣu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn sẽ ngày càng đƣợc mở rộng. Vấn đề đặt ra đối với Nghệ An là phải có các chính sách phù hợp và điều hành linh hoạt hơn để tận dụng đƣợc những cơ hội mới của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế, vƣợt qua thách thức, hạn chế tác động tiêu cực, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, từng bƣớc khắc phục sự tụt hậu về kinh tế.
Bốn là, Xuất khẩu lao động ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc, sự chỉ đạo thƣờng xuyên của Chính phủ và sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành liên quan ở trung ƣơng và địa phƣơng với hệ thống chính sách, pháp luật về XKLĐ từng bƣớc đƣợc hoàn thiện và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định XKLĐ là hƣớng phát triển lâu dài phù hợp với quy luật nền kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ban hành một bộ luật riêng về XKLĐ năm 2006 và các văn bản dƣới luật thời gian gần đây một lần nữa khẳng định sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội đối với hoạt động XKLĐ.
dồi dào, cần cù, thông minh, sáng tạo. Lực lƣợng LĐ chiếm gần 80% dân số với đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo, năng động và có khả năng tiếp thu nhanh, đặc biệt khi có động lực về kinh tế thì họ có thể làm việc bất kể thời gian và có thể hoàn thành công việc với năng suất cao... Vì vậy, không ít lao động Nghệ An cũng nhƣ Việt Nam nói chung đƣợc chủ sử dụng LĐ nƣớc ngoài đánh giá cao, bƣớc đầu tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng LĐ quốc tế, đƣợc nhiều nƣớc chấp nhận.
Sáu là, thị trường lao động quốc tế ngày càng cạnh tranh gay gắt, đang có nhu cầu lớn về sử dụng lao động nước ngoài với những ngành nghề phù hợp khả năng của
lao động Nghệ An. Tại một số nƣớc, xu thế già hóa dân số đã dẫn đến tình trạng thiếu
LĐ trầm trọng, đang có nhu cầu khá lớn về sử dụng LĐ nƣớc ngoài. Đa số nhu cầu về ngành, nghề, việc làm thƣờng tập trung vào những lĩnh vực yêu cầu về trình độ phù hợp với khả năng của LĐ xứ Nghệ nhƣ: lắp ráp điện tử, dệt, may mặc, dịch vụ, giúp việc gia đình, chăm sóc ngƣời bệnh, trồng và khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp... Ngoài ra, ở một số quốc gia, nhu cầu lao động làm trong các ngành kỹ thuật cao hơn nhƣ cơ khí, công nghệ thông tin, xây dựng, lao động trên biển, đánh bắt hải sản... sẽ còn rất cao trong những năm tới.
Bảy là, nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài của Nghệ An là rất lớn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ trong việc tuyển chọn, cung ứng lao động phù hợp với từng thị trƣờng và yêu cầu của phía đối tác.
Tám là, sau thời gian đất nƣớc mở cửa và đƣa LĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài, đến nay tuy là nƣớc đi sau trong khu vực XKLĐ nhƣng chúng ta đã hình thành đƣợc đội ngũ DN XKLĐ, trong đó có những DN mạnh có nhiều kinh nghiệm và sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, cùng với sự quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn của Đảng, Nhà nƣớc và xã hội chắc chắn XKLĐ trong những năm tới sẽ có những hƣớng phát triển và thay đổi mới cả về chất lẫn về lƣợng.
3.2.2. Thách thức
Tuy có những cơ hội kể trên nhƣng dự báo bối cảnh quốc tế trong thời kỳ từ nay cho đến năm 2020 vẫn có nhiều thách thức.
Một là, XKLĐ Việt Nam với gần 30 năm tồn tại tuy đã thu đƣợc một số thành tựu nhất định, nhƣng thời gian thực sự phát triển theo cơ chế thị trƣờng mới đƣợc khoảng 10 năm gần đây. Vì vậy, so với các nƣớc XKLĐ trong khu vực và trên thế giới, chúng ta còn non yếu và nhiều hạn chế, nhất là về thị trƣờng, năng lực cạnh tranh và chất
lƣợng LĐ. Việc ổn định và phát triển các thị trƣờng trọng điểm nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông không dễ dàng do tình trạng vô tổ chức kỷ luật của LĐ Việt Nam còn khá phổ biến, phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong sinh hoạt và làm việc của ngƣời LĐ làm ảnh hƣởng đến uy tín LĐ Việt Nam. Việc mở thêm các thị trƣờng mới ở Bắc Mỹ, Úc, Châu Âu... ngày càng khó khăn do số lƣợng các nƣớc tham gia XKLĐ ngày càng nhiều, yêu cầu chất lƣợng LĐ ngày càng cao.
Trong khi đó tình hình chính trị thế giới còn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và khó lƣờng. Khủng hoảng kinh tế thế giới (lạm phát, suy thoái, khủng hoảng nợ công…) tác động rất lớn đến nƣớc ta, nhất là trong thu hút nguồn lực những năm tới. Những xung đột cục bộ, khủng bố và những bất ổn khác vẫn có thể xảy ra đối với một