7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia
Indonesia cũng là một nƣớc xuất khẩu lao động lâu năm, ngay từ những năm 1930 đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 ngƣời Indonesia di cƣ lao động sang các đảo của Malaysia. Theo số liệu của Bộ Nhân lực Indonesia thì số lƣợng lao động Indonesia ra nƣớc ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 (số lƣợng tăng lên rất nhanh từ 7.400 ngƣời trong những năm 1970 lên đến hơn 405.000 ngƣời những năm 1989 - 1993 là hơn 465.000 ngƣời). Vào những năm 1994 - 1998 số lƣợng ngƣời lao động Indonesia làm việc ở nƣớc ngoài đã gia tăng rõ rệt từ 2,1 triệu ngƣời
lên 3,2 triệu ngƣời. Vào năm 1999 số lƣợng lao động muốn tìm kiếm việc làm ở nƣớc ngoài gia tăng đáng kể. Bộ Nhân lực đã thống kê trong năm 1999 có khoảng 2,3 triệu ngƣời đăng ký muốn làm việc ở nƣớc ngoài. Năm 2000, sức ép từ nạn thất nghiệp đã trở nên nghiêm trọng do mức tăng trƣởng kinh tế năm 1999 chỉ đạt mức 4%. Từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2000, theo thống kê, Chính phủ đã đƣa đƣợc khoảng 590.000 lao động sang làm việc ở nƣớc ngoài. Nguồn thu nhập ngoại tệ chuyển về nƣớc từ năm 1996 đến năm 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, trong đó lớn nhất là từ khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, tiếp sau đó là khu vực Trung Đông. Tiền chuyển về từ các lao động làm việc ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu thấp hơn, chỉ chiếm 2,3% tổng số tiền chuyển về nƣớc. Riêng năm 1999 và 4 tháng đầu năm 2000 tổng số ngoại tệ do lao động di cƣ chuyển về nƣớc đạt gần 1,7 tỷ USD (đây là số ngoại tệ chuyển theo đƣờng chính thức, số thực tế có thể lớn hơn nhiều) [59].
Chính sách: Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Indonesia xây dựng chính sách về
hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nƣớc ngoài. Chính phủ Indonesia can thiệp vào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉ đạo chƣơng trình việc làm ngoài nƣớc. Năm 1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số PER - 02/MEN 1994, trong đó quy định các thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổ chức tuyển mộ; quy trình đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, trình tự giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý. Quy định này đảm bảo cho ngƣời lao động không bị lạm dụng bóc lột và đảm bảo đƣợc tiền lƣơng phù hợp cho họ, an toàn về công việc của họ ở nƣớc ngoài cho đến khi họ về nƣớc.
Mục tiêu và chiến lược: Năm 1999, Chính phủ đã thông qua Bộ Nhân lực thực hiện cải cách về chính sách và chiến lƣợc đối với XKLĐ nhằm đạt đƣợc mục đích, thể hiện ở bốn điểm: Thứ nhất, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nƣớc; Thứ hai, cải thiện việc bảo vệ lao động ở nƣớc ngoài; Thứ ba, nâng cao kỹ năng của lao động xuất khẩu để sẵn sàng đi làm việc ở nƣớc ngoài; Thứ tư, tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh. Kế hoạch XKLĐ dựa trên ba điểm: Nguồn lao động có kỹ năng, mở rộng cơ hội làm việc ở nƣớc ngoài và những thành tựu đạt đƣợc trong hoạt động XKLĐ của những năm trƣớc đó. Ngoài ra Chính phủ còn xây dựng kế hoạch XKLĐ nhằm mục tiêu giảm dần LĐ phổ thông, tăng lao động có tay nghề, hạn chế LĐ bất hợp pháp phấn đấu duy trì số lao
động làm việc ở nƣớc ngoài thƣờng xuyên khoảng 5 triệu lao động với số ngoại tệ chuyển về nƣớc hàng năm gần 7 tỷ USD [60].
1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Cùng với Philippin và Thái Lan, Trung Quốc là một trong những nƣớc thành công trong XKLĐ nhất là trong những năm gần đây. Trung Quốc bắt đầu XKLĐ từ cuối những năm 1970, đến năm 1996 đã có hơn 1,27 triệu LĐ làm việc ở nƣớc ngoài và phát triển mạnh trong những năm gần đây, đạt hơn 3 triệu ngƣời năm 2008. Kim ngạch XKLĐ mỗi năm của Trung Quốc gần 10 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc tăng cƣờng chiếm lĩnh thị trƣờng Đông Á và Châu Phi. Đến cuối năm 2008 có gần 1.000 DN đƣợc cấp phép XKLĐ trong lĩnh vực xây dựng, có hơn 500 công ty XKLĐ tổng hợp và khoảng 60 đại lý dịch vụ việc làm đƣợc Bộ LĐ và Đảm bảo xã hội cấp phép. Trung Quốc đang hy vọng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong thới gian tới [60].
Tại Trung Quốc, Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội chịu trách nhiệm về việc tạo lập môi trƣờng pháp luật, chính sách và các quy chế liên quan về xuất khẩu lao động. Theo quy chế quản lý các đại lý xuất khẩu năm 1992, việc thành lập các công ty, đại lý này phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội, thực hiện chức năng XKLĐ ra nƣớc ngoài theo trình tự: Đào tạo nghề, ngoại ngữ, định hƣớng, quản lý và trợ giúp xã hội, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài.
Trung Quốc đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc thông qua các hình thức sau: qua dự án xây dựng ở nƣớc ngoài, hình thức này có xu thế phát triển trong thời gian gần đây; qua các đại lý, công ty có hợp đồng cung ứng lao động. Đây là hình thức xuất khẩu lao động chủ yếu của Trung Quốc hiện nay.
Thành công của XKLĐ Trung Quốc một phần là do bản chất con ngƣời Trung Quốc chịu thƣơng, chịu khó, cần cù, thông minh, đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau và chấp hành tốt pháp luật của nƣớc sở tại một phần do chính sách XKLĐ và quản lý LĐ ở nƣớc ngoài chặt chẽ và phù hợp. Ngƣời LĐ Trung Quốc muốn đi nƣớc ngoài làm việc phải qua một quy trình chọn lựa, đào tạo bài bản. Trƣớc khi đi xuất cảnh phải có sự cam kết và có ngƣời trong nƣớc hoặc tổ chức bảo lãnh để tránh tình trạng vi phạm hợp đồng, thu nhập khi làm việc ở nƣớc ngoài chỉ đƣợc lãnh một phần để duy trì cuộc sống phần còn lại đƣợc các tổ chức đƣa đi giữ và chuyển về cho thân nhân ở quê nhà.