Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Giải pháp về thị trƣờng xuất khẩu lao động

Thị trƣờng XKLĐ là “Đầu ra” của XKLĐ, là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự tăng trƣởng của XKLĐ tỉnh trong thời gian tới. Để phát triển thị trƣờng XKLĐ cần tiến hành các biện pháp sau:

Tỉnh cần chủ động phát triển thị trường XKLĐ. Cụ thể là phải có chiến lƣợc phát

triển thị trƣờng XKLĐ. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu lao động của từng thị trƣờng theo ngành nghề, giới tính, tay nghề và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của Nghệ An, xây dựng đề án XKLĐ cho từng thị trƣờng cụ thể. Xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tƣ cho các DN XKLĐ để mở rộng thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng tiềm năng, thị trƣờng có thu nhập cao.

Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh lao động Nghệ An ở thị trường nước ngoài nhằm

tạo thƣơng hiệu cho nguồn lao động Việt Nam trên thị trƣờng LĐ quốc tế thông qua các con đƣờng ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các hội nghị, hội thảo, hội chợ, các cuộc thi tay nghề, nhân rộng các điển hình tiên tiến, mở rộng quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng , qua hệ thống internet và website.

Xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường trong XKLĐ kịp thời và chính xác.

Phối hợp với DN cần lập ngay một bộ máy tổ chức về hệ thống thông tin dự báo thị trƣờng XKLĐ, không chỉ thị trƣờng LĐ ngoài nƣớc mà cả thị trƣờng LĐ trong nƣớc. Các thông tin phải có sự dự báo cao giúp cho DN phát triển, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực của thị trƣờng đối với XKLĐ của tỉnh và của nƣớc ta.

Chung tay góp sức đưa ra những đề án khả thi cho Đảng và Nhà nước về xây

dựng và củng cố mạng lưới các văn phòng đại diện, ban quản lý lao động trực thuộc

cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nƣớc ngoài qua đó giao chi tiêu mở rộng thị phần, thị trƣờng cho các văn phòng này, xem đó nhƣ là một nhiệm vụ hàng đầu, một tiêu chí đánh giá công tác hàng năm. Thông qua các văn phòng này nắm bắt các thông tin, thay đổi nhu cầu lao động, chính sách lao động... của các nƣớc để có chính sách và các đối sách kịp thời phục vụ XKLĐ.

Cần thiết lập các quan hệ chính thức về hợp tác lao động với các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận lao động Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói

chung, tranh thủ vai trò của các tổ chức quốc tế để phát triển thị trường XKLĐ. Thông

qua con đƣờng ngoại giao tiến hành đàm phán với các nƣớc và vùng lãnh thổ có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam để ký các hiệp định, các bản thỏa thuận, bản ghi nhớ trong hợp tác lao động làm cơ sở pháp lý cho việc đƣa LĐ Việt Nam đi làm việc ở

nƣớc ngoài. Tận dụng vai trò thành viên của các tổ chức quốc tế nhƣ ILO, IOM, WTO... và dƣới sự bảo trợ của các tổ chức này làm cầu nối xâm nhập vào các thị trƣờng khó tính, thị trƣờng có thu nhập cao.

Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chủ động mở rộng thị trườngXKLĐ bằng

việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về thị trƣờng XKLĐ: Tổ chức thƣờng xuyên các cuộc khảo sát đến các thị trƣờng tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng nhƣ các nhu cầu nhập khẩu lao động của các thị trƣờng này. Trong công việc cụ thể các DN cần tiến hành khảo sát kỹ thị trƣờng, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nƣớc ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng lao động, thẩm định kỹ các đơn hàng lao động nhất là thị trƣờng thu nhập không cao, thị trƣờng mới.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 111)