Cung lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Cung lao động

- Quy mô và phân bố lực lượng lao động

Nghệ An là tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, số dân trong độ tuổi lao động của tỉnh (từ 15-64 tuổi) là 2.015.879 ngƣời, chiếm 66,95% tổng số dân cả tỉnh.

Lực lƣợng lao động (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế) bao gồm toàn bộ những ngƣời từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhƣng có nhu

cầu làm việc. Năm 2012, lực lƣợng lao động của tỉnh Nghệ An là 1.826.275 ngƣời, chiếm 56,7% tổng dân số của tỉnh. Tỉ lệ tham gia lực lƣợng lao động (tỉ số giữa những ngƣời thuộc lực lƣợng lao động và tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) của Nghệ An năm 2012 là 76,6%, trong đó, tỉ lệ lao động nam tham gia nhiều hơn so với nữ (nam là 78,67% và nữ 74,62%) và tỉ lệ tham gia lực lƣợng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (78,97% so với 61,48%).

Lực lƣợng lao động của Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2012, lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn là 1.628.008 ngƣời, chiếm 89,14%, còn lực lƣợng lao động ở thành thị là 198.267 ngƣời, chiếm 10,86% tổng lao động toàn tỉnh. Những huyện có lực lƣợng lao động đông là các huyện đồng bằng nhƣ huyện Quỳnh Lƣu 12,24%, huyện Diễn Châu (9,23%), huyện Yên Thành (8,87%), thành phố Vinh (8,53%). Kết cấu lực lƣợng lao động theo giới tính đang có sự thay đổi đáng kể so với Tổng điều tra dân số năm 1999. Năm 1999, tỉ trọng nữ trong lực lƣợng lao động chiếm 52%, nam giới là 48%. Đến năm 2012, tỉ trọng nữ giới trong cơ cấu lực lƣợng lao động giảm chỉ còn chiếm 49,7% tổng lực lƣợng lao động; trong khi đó lao động nam là 922.384 ngƣời, chiếm 50,3%.

Tỉ trọng nữ trong lực lƣợng lao động chênh lệch không đáng kể giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Những huyện miền núi có tỉ trọng nữ trong lực lƣợng lao động thấp hơn so với các huyện đồng bằng. Mức thấp nhất là huyện Tƣơng Dƣơng 47,95%, tiếp đến là Quỳ Hợp 47,97%, Tân Kỳ 48,46%. Những huyện có tỉ trọng nữ trong lực lƣợng lao động lớn nhất là huyện Diễn Châu 51,59%, Đô Lƣơng 50,4%, Nam Đàn 50,38%. Nguyên nhân chủ yếu là các huyện miền núi phụ nữ ít tham gia hoạt động kinh tế và một phần do tác động của tỉ số giới tính cao (số lƣợng nam giới lớn hơn nữ giới).

Bảng 2.1: Lực lượng lao động chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và đơn vị hành chính năm 2012 Nơi cƣ trú Lực lƣợng lao động (ngƣời) Tỉ trọng lao động theo huyện (%) Tỉ trọng nữ (%) Tổng số Nam Nữ Toàn tỉnh 1.826.275 922.384 903.891 100,0 49,49 Thành Thị 198.267 100.083 98.184 10,86 49,52 Nông thôn 1.628.008 822.301 805.707 89,14 49,49

Phân theo huyện, thành phố, thị xã

TP. Vinh 155.826 78.644 77.181 8,53 49,53

Thị xã Cửa Lò 31.733 15.899 15.834 1,74 49,9

Thị xã Thái Hòa 37.163 18.943 18.221 2,03 49,03 Huyện Quế Phong 41.507 21.073 20.435 2,27 49,23

Huyện Quỳ Châu 36.236 18.521 17.717 1,98 48,89

Huyện Kỳ Sơn 42.919 21.867 21.053 2,35 49,05

Huyện Tƣơng Dƣơng 47.523 24.741 22.788 2,6 47,95 Huyện Nghĩa Đàn 79.738 40.542 39.198 4,37 49,16

Huyện Quỳ Hợp 78.165 40.679 37.494 4,28 47,97

Huyện Quỳnh Lƣu 223.538 114.850 108.702 12,24 48,63 Huyện Con Cuông 44.107 22.694 21.416 2,42 48,55

Huyện Tân Kỳ 83.267 42.920 40.354 4,56 48,46

Huyện Anh Sơn 69.853 34.905 34.945 3,82 50,03

Huyện Diễn Châu 168.558 81.572 86.960 9,23 51,59 Huyện Yên Thành 162.074 81.772 80.302 8,87 49,55 Huyện Đô Lƣơng 114.672 56.867 57.798 6,28 50,4 Huyện Thanh Chƣơng 125.919 63.563 62.355 6,89 49,52

Huyện Nghi Lộc 115.034 57.766 57.266 6,3 49,78

Huyện Nam Đàn 94.087 46.683 47.396 5,15 50,38

Huyện Hƣng Nguyên 74.355 37.883 36.476 4,07 49,06

Nguồn: Điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, Cục Thống kê Nghệ An

- Kết cấu theo độ tuổi

Nghệ An là tỉnh có lực lƣợng lao động trẻ. Theo điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, lực lƣợng lao động trong độ tuổi từ 20-39 tuổi chiếm 51,65% tổng lực lƣợng lao động. Giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự khác nhau về phân bố lực lƣợng theo độ tuổi. Tỉ lệ lực lƣợng lao động nhóm tuổi trẻ (từ 15-24 tuổi) và nhóm tuổi già (60 tuổi trở lên) của khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Ngƣợc lại, đối với nhóm tuổi lao động chính (từ 25-59 tuổi) khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. Điều này cho thấy, ngƣời lao động ở thành thị tham gia vào lực lƣợng lao động muộn hơn và ra khỏi lực lƣợng lao động sớm hơn so với ngƣời lao động ở

khu vực nông thôn. Nguyên nhân là do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị có thời gian đi học dài hơn và ngƣời lớn tuổi ở khu vực thành thị nghỉ làm việc sớm hơn.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Lực lƣợng lao động dồi dào là một điểm lợi thế trong thời kỳ dân số vàng của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Nghệ An còn thấp, gây khó khăn không nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm năm 2012, trong tổng số 1.826,3 nghìn lao động, chỉ có 230,9 nghìn ngƣời đƣợc qua đào tạo, chiếm 13,98% tổng lực lƣợng lao động. Trong đó số lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật, trình độ đại học trở lên chiếm tỉ lệ thấp 3,79%, đào tạo cao đẳng đạt tỉ lệ 1,93%, trình độ trung cấp 6,16% và sơ cấp là 2,1%. Tỉ lệ lực lƣợng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Năm 2012, tỉ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của khu vực thành thị chiếm 44,04% lực lƣợng lao động của thành thị, trong đó trình độ cao đẳng và đại học trở lên chiếm 20,59%, còn lại là lao động có trình độ sơ cấp và trung cấp. Trong khi đó, lực lƣợng lao động nông thôn đã đƣợc đào tạo chỉ chiếm tỉ trọng 10,32% và chủ yếu là trình độ sơ cấp và trung cấp (6,41% tổng lực lƣợng lao động), số lao động khu vực nông thôn đạt trình độ cao đẳng trở lên chiếm 3,91% tổng lực lƣợng lao động nông thôn.

Có sự khác biệt đáng kể về trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động giữa các đơn vị hành chính. Tỉ trọng những ngƣời có trình độ chuyên môn trong lực lƣợng lao động cao nhất ở thành phố Vinh với 49,23%, tiếp đến là thị xã Thái Hòa 19,48%, thị xã Cửa Lò 13,08%; thấp nhất là huyện Nghĩa Đàn 7,15%, huyện Tƣơng Dƣơng 8,56%, huyện Quế Phong 9,21%, huyện Quỳ Châu 9,95%…

- Lực lượng lao động phân theo ngành kinh tế

Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế- xã hội của một địa phƣơng, một vùng lãnh thổ. Năm 2012, Nghệ An có 1.826.275 lao động có việc làm, chiếm 97,45% tổng số lực lƣợng lao động của cả tỉnh. Phần lớn lao động đang làm việc trong nền kinh tế là lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp và lao động làm nghề giản đơn. Điều này chứng tỏ Nghệ An vẫn là một tỉnh nông nghiệp, thị trƣờng lao động đang ở mức thấp, vấn đề đào tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đƣợc đặt ra hết sức cấp bách.

Theo điều tra Lao động – Việc làm năm 2012 cho thấy lao động có việc làm phân theo loại hình kinh tế có sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế. Loại hình kinh tế cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh cá thể chiếm tới 87,9%. Thành phần kinh tế tập thể giảm tỉ trọng nhanh và chiếm 0,27%; Lao động kinh tế nhà nƣớc chiếm 8,52%; kinh tế tƣ nhân 2,29% và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ 0,6%.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu lao động của Nghệ An đang có sự chuyển dịch đúng hƣớng. Đó là sự tăng tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ và giảm tỉ trọng lao động trong nhóm ngành nông, lâm và thủy sản. Tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp giảm 10,37% trong giai đoạn 1999-2009 (giảm 4,24% giai đoạn 2009-2012); lao động khu vực công nghiệp - xây dựng tăng thêm 6,41% (giảm ít ở giai đoạn 2009-2012 là 0,23%) và khu vực dịch vụ tăng thêm 3,96% (tăng 4,47% giai đoạn 2009-2012). Tuy nhiên, phần lớn lao động tập trung trong nhóm ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Nghệ An

Đơn vị tính: %

Ngành Năm 1999 Năm 2009 Năm 2012

Tổng 100,0 100,0 100,0

Ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp 80,06 69,69 65,45

Ngành công nghiệp - xây dựng 6,28 12,69 12,46

Ngành dịch vụ 13,66 17,62 22,09

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh Nghệ An

Qua nguồn số liệu phân tích trên, chúng ta có thể đánh giá chung về lực lƣợng lao động ở tỉnh Nghệ An nhƣ sau:

- Nghệ An có nguồn lao động dồi dào và đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi trong độ tuổi phụ thuộc. Đây là một lợi thế lớn để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

- Lực lƣợng lao động của tỉnh Nghệ An có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động. Lao động có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất.

- Lực lƣợng lao động của Nghệ An bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch đúng hƣớng, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đó là sự giảm tỉ trọng của lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp và tăng tỉ trọng của lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

- Trong những năm qua, trình độ học vấn của lao động đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất của lao động một cách dễ dàng.

Hiện tại, trên địa bàn Nghệ An có 05 trƣờng đại học, 05 trƣờng cao đẳng, 06 trƣờng và 01 phân hiệu trung cấp chuyên nghiệp, 21 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 06 trƣờng cao đẳng nghề, 08 trƣờng trung cấp nghề, 25 trung tâm dạy nghề và 24 cơ sở đào tạo nghề. Tại thời điểm tháng 9/2013, theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, hầu hết các đơn vị nói trên đều có tham gia hoạt động đào tạo liên thông, liên kết với tổng số 12.211 học sinh, sinh viên, trong đó đào tạo thạc sĩ: 65; đào tạo đại hoc: 9.562; đào tạo cao đẳng: 1.406; đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: 524; … Chỉ có một số ít đơn vị không đào tạo liên thông, liên kết nhƣ: Trƣờng Đại học Y khoa Vinh; Trƣờng Trung cấp Du lịch Miền Trung;…

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 50)