Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 130)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

1. Đầu tƣ, xây dựng, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN mình trên thị trƣờng LĐ quốc tế bằng cách đầu tƣ cơ sở vật chất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm XKLĐ không chỉ trong khâu ngoại ngữ mà cả các kiến thức khác nhƣ: Tâm lý lao động, quản trị nhân sự, luật, kinh doanh thƣơng mại quốc tế… Xây dựng quy trình làm việc khoa học, có chính sách khen thƣởng thỏa đáng.

2. Xây dựng bộ phận phát triển thị trƣờng của DN, ƣu tiên nhân lực và tài lực cho bộ phận này, chủ động chọn lựa chiến lƣợc phát triển thị trƣờng XKLĐ, tổ chức thƣờng xuyên các cuộc khảo sát đến các thị trƣờng tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng nhƣ các nhu cầu LĐ của các thị trƣờng này. Trong công việc cụ thể các doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát kỹ thị trƣờng, tìm hiểu kỹ pháp luật lao động của từng thị trƣờng nhất là thị trƣờng mới, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nƣớc ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng LĐ, thẩm định kỹ các đơn hàng.

Thực tế trên nhiều lĩnh vực hiện nay nhiều DN Nghệ An không thể cạnh tranh đƣợc với DN ở trong nƣớc cũng nhƣ ở nƣớc ngoài, do họ có bề dầy kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, thƣơng hiệu, uy tín… Do đó, thay vì đối đầu trực tiếp trên các thị trƣờng lớn thì hãy chọn các thị trƣờng ngách, thị trƣờng nhỏ với chiến lƣợc "đại dƣơng xanh" - khai phá mảng thị trƣờng có thể nhỏ hẹp nhƣng mới và ít đối thủ cạnh tranh. Ngay trong mảng mua sắm công, thay vì tham gia đấu thầu trực tiếp những hợp đồng lớn, DN Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn trở thành nhà thầu phụ. Điều này phù hợp với tiềm lực và khả năng của DN Việt Nam hơn.

3. Những quy định về môi trƣờng, lao động hay bảo hộ sở hữu trí tuệ là xu hƣớng phát triển tất yếu của môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, văn mình. Dù muốn hay không thì DN cũng phải chấp nhận xu hƣớng này. Do đó, thay vì cố tình trì hoãn, đi theo lối kinh doanh cũ, DN Nghệ An cũng nhƣ rộng hơn là các DN Việt Nam phải từng bƣớc cải cách hoạt động của DN mình cho phù hợp với xu thế của thời đại.

4. Các doanh nghiệp trên địa bàn có chức năng XKLĐ phải có văn phòng hoặc cán bộ đại diện ở các nƣớc nhập khẩu lao động, những cán bộ này vừa là cầu nối thƣờng xuyên giữa doanh nghiệp và đối tác, vừa là lực lƣợng thƣờng xuyên theo dõi, tƣ vấn, hỗ trợ ngƣời lao động khi họ gặp khó khăn, động viên góp ý để ngƣời lao động thực hiện tốt hợp đồng;

5. Bố trí phiên dịch hoặc phân công những lao động xuất khẩu có ý thức, có kinh nghiệm và ngoại ngữ tốt làm tổ trƣởng, giữ mối liên hệ giữa doanh nghiệp, đại diện

doanh nghiệp và tổ trƣởng cũng là biện pháp có hiệu quả để theo sát thực hiện chấp hành của lao động xuất khẩu. Cách làm này đƣợc Airseco, Tocontap Saigon và nhiều doanh nghiệp khác đang áp dụng và thấy có hiệu quả;

6. Chủ động lập các đoàn công tác đi tiếp xúc với doanh nghiệp sử dung lao động ở sở tại để xem xét tình hình sản xuất, áp lực công việc, giờ làm thêm, quan hệ chủ thợ… để xử lý trƣớc những áp lực, nguyên nhân dẫn đến ngƣời LĐ bỏ trốn, từ đó làm lành mạnh hóa môi trƣờng sống và làm việc, đảm bảo an ninh trật tự của cộng đồng ngƣời lao động Việt Nam nhằm duy trì và tăng thị phần ở những thị trƣờng XKLĐ truyền thống và thâm nhập vào các thị trƣờng mới.

7. Xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhận chức năng tạo nguồn lao động, chủ động trong việc tuyển chọn, đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ cho ngƣời LĐ theo nhu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn lao động xuất khẩu, chuẩn hóa các điều kiện của ngƣời lao động tham gia XKLĐ.

8. Tìm kiếm những đơn hàng tốt, thu nhập cao, điều kiện sống và làm việc hợp lý, tiến hành thẩm định kỹ đơn hàng và đối tác nƣớc ngoài để đƣa ngƣời lao động ra nƣớc ngoài làm việc.

9. Đa dạng hóa các hình thức XKLĐ, phát triển các hình thức đƣa LĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài theo tổ, đội đƣợc tổ chức bài bản bao chọn một công việc nhất định nhƣ các đội xây dựng, các tổ phục vụ,... hoặc những đơn hàng lớn hoặc những đối tác uy tín vừa đảm bảo đƣợc yêu cầu của thị trƣờng vừa đảm bảo đem lại hiệu quả cao trong XKLĐ, giảm dần các hình thức đƣa lao động đi làm việc đơn lẻ, sống đan xen, khó quản lý và khó khăn trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động.

10. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên thông với địa phƣơng để tạo nguồn lao động xuất khẩu, công khai mọi thông tin liên quan đến XKLĐ, xây dựng một số địa phƣơng tạo nguồn trọng điểm để có điều kiện đầu tƣ chiều sâu, đồng thời phát triển tạo nguồn lao động ở những địa phƣơng mới trên cơ sở kinh nghiệm và mô hình sẳn có. Chuẩn hóa quy trình tạo nguồn LĐ nhất là trong lĩnh vực thủ tục, tài chính nhằm tạo điều kiện tối đa cho ngƣời lao động có điều kiện tham gia XKLĐ. Xây dựng đội ngũ công tác viên tạo nguồn lao động, có chính sách nhất quán, đãi ngộ hợp lý cho đối tƣợng này đồng thời có cơ chế giám sát để các cộng tác viên thực hiện đúng quy định của DN.

11. Tăng cƣờng công tác thông tin tuyên tuyền về XKLĐ của DN đến tận ngƣời LĐ thông qua các hình thức khác nhau nhƣ: thông qua chính quyền và các tổ chức

đoàn thể địa phƣơng, thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, qua hệ thống loa, đài phƣờng xã, thông tin luu động.. Minh bạch hóa các thông tin và chi phí cũng nhƣ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia XKLĐ.

12. Công khai hóa mọi chi phí mà ngƣời LĐ phải đóng trƣớc khi đi trên cơ sở tuân thủ các quy định về XKLĐ nhất là các khoản chi phí đƣợc nhà nƣớc quy định nhƣ: tiền môi giới, tiền quản lý, lƣơng tối thiểu. đồng thời tiết giảm tối đa chi phí cho ngƣời lao động nhƣ phí thủ tục, vé máy bay, phí khám sức khỏe. giảm phí môi giới bằng cách tìm kiếm và ký hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng LĐ, thay tiền đặc cọc bằng thủ tục hợp đồng bảo lãnh của gia đình, ngƣời thân của ngƣời LĐ. Tuyệt đối không đƣợc thu các khoản phí không đƣợc phép.

13. Giải quyết tốt quyền lợi của ngƣời lao động khi về nƣớc. Trong trƣờng hợp ngƣời lao động về nƣớc trƣớc hạn, cần xác định rõ nguyên nhân và có chính sách hỗ trợ ngƣời lao động sớm hòa nhập cộng đồng, thành lập bộ phận dịch vụ trong nƣớc để giới thiệu việc làm cho ngƣời lao đồng khi họ có nhu cầu.

14. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính, chế độ đăng ký thực hiện hợp đồng và chế độ thông tin báo cáo...

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 130)