Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 120)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.5. Giải pháp về doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Tính đến ngày 31/12/2012 Cả nƣớc có 164 DN (trong đó Tỉnh Nghệ An có hơn 50 DN) đƣợc phép XKLĐ nhƣng trên thực tế các DN mạnh chƣa nhiều, chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Vì vậy, để phát triển XKLĐ bền vững cần xây dựng đội ngũ DN mạnh với các giải pháp sau:

Sắp xếp, tổ chức lại các DN hoạt động kém hiệu quả, Tỉnh cần ban hành một số

chính sách hỗ trợ nhƣ tái đầu tƣ, giảm thuế cho DN trong một thời hạn nhất định, đồng thời rút giấy phép, hoặc sát nhập, giải thể các DN hoạt động kém hiệu quả, thƣờng xuyên vi phạm pháp luật. Cho phép các DN thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đƣợc phép XKLĐ.

Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá DN XKLĐ làm cơ sở cho việc phân loại và quản

lý hiệu quả, động viên, khuyến khích và có chính sách hỗ trợ thỏa đáng các DN năng động, hiệu quả, tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng mới, có chế độ khen thƣởng thỏa đáng cho những thành tích xuất sắc mà các DN đạt đƣợc trong việc giải quyết việc làm cho

ngƣời LĐ, đƣa đƣợc nhiều lao động ra nƣớc ngoài làm việc nhất là các thị trƣờng thu nhập cao, đồng thời phải kịp thời uốn nắn các sai lệch của các DN XKLĐ.

Củng cố, xây dựng đội ngũ doanh nghiệp mạnh, trụ cột trong XKLĐ, đây là những doanh nghiệp mạnh về vốn, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, tiến tới xây dựng các tập đoàn XKLĐ lớn đi tiên phong trong khâu khai thác thị trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực, làm lực lƣợng chủ đạo, dẫn dắt, định hƣớng các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Muốn vậy Tỉnh cần chọn ra một số doanh nghiệp hiện nay làm ăn hiệu quả để đầu tƣ vốn, con ngƣời và cơ chế, ƣu tiên cho doanh nghiệp này đƣợc thí điểm khai thác thị trƣờng mới, hỗ trợ ngân sách cho việc mở rộng thị trƣờng, tham gia đầu thầu các công trình nƣớc ngoài.

Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của DN bằng

nhiều chuyên đề và khóa học khác nhau trong đó cần quan tâm đặc biệt đến ngoại ngữ; Luật pháp liên quan đến XKLĐ, nhất là những quy định mới; Kỹ năng, kinh nghiệm đàm phán cho cán bộ làm công tác thị trƣờng; Kỹ năng, kinh nghiệm tƣ vấn cho cán bộ tuyển chọn và quản lý lao động....

Các DN phải xem xét lại việc lập chi nhánh, trung tâm XKLĐ, các chi nhánh, trung tâm XKLĐ phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, chỉ là đầu mối tạo nguồn LĐ và thực hiện một số thủ tục liên quan đến tài chính theo sự ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp, tránh tình trạng giao khoán cho các chi nhánh tự hoạt động, tự tuyển LĐ, tự thu tiền của ngƣời LĐ và thực hiện chức năng XKLĐ độc lập.

Nâng cấp doanh nghiệp thuộc mức trung bình, các doanh nghiệp đang hoạt động

có kết quả tuy hiệu quả chưa cao. Cần đầu tƣ cấp đủ vốn điều lệ, đầu tƣ từ nguồn ngân

sách và vốn tự có để xây dựng cơ sở đào tạo nguồn lao động, đào tạo, tái đào tạo và bố trí cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và phẩm chất tốt vào đúng vị trí hợp lý, tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hƣớng gọn nhẹ và hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 120)