Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 45)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông "bùng nổ" xây dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lƣợng lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng dần lên qua các năm 293 ngƣời năm 1973, 3.870 ngƣời năm 1977 lên 21.500 ngƣời 1980, gần 110.000 năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985. Những năm đầu 1990 số lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc lại tăng lên,

đặc biệt trong những năm cuối 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đƣa đƣợc khoảng 200.000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lƣợng tiền chuyển về nƣớc của ngƣời lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm (tƣơng đƣơng với 1,5 tỷ USD/năm) trong năm 1998 và 1999. Ngoài ra, còn một số lƣợng tiền của ngƣời lao động gửi về nƣớc qua các con đƣờng khác [59].

Chính sách: Thái Lan thực hiện chính sách tự do hoá XKLĐ. Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân ngƣời lao động và các đại lý tuyển lao động tƣ nhân thực hiện. Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài bằng visa du lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, Chính phủ thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nƣớc thuộc Tổng cục Lao động Bộ Nội vụ. Chức năng của Văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tƣ nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nƣớc ngoài.

Chủ trương: Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc để làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nƣớc và tăng nguồn thu ngoại tệ sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 -1998. Cùng với việc những ngƣời có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc giản đơn ở nƣớc ngoài, Chính phủ bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho lực lƣợng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ cũng đã ƣu tiên để ủng hộ các chính sách về thị trƣờng lao động ngoài nƣớc một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nƣớc. Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài cũng đƣợc chú ý và là cần thiết.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 45)