Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.1.Những hạn chế của phát triển xuất khẩu lao động thời gian qua

Phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung trong thời gian qua còn nhiều hạn chế và tồn tại đến từ nhiều phía.

2.5.1.1. Hạn chế từ thị trường xuất khẩu lao động

Thị trƣờng XKLĐ của Nghệ An cũng nhƣ cả nƣớc thời gian qua phát triển chƣa ổn định, phụ thuộc nhiều vào biến động của thị trƣờng lao động nƣớc ngoài, Thị trƣờng XKLĐ hiện nay rất hạn hẹp, đặc biệt là thị trƣờng có thu nhập cao, việc mở rộng các thị trƣờng tiềm năng đang gặp phải nhiều khó khăn và có chiều hƣớng chững lại, công tác thông tin và dự báo thị trƣờng còn thiếu, yếu và nhiều bất cập.

Thời gian qua, Nhà nƣớc chƣa có chiến lƣợc phát triển thị trƣờng và khai thông ở tầm vĩ mô các quan hệ cấp Nhà nƣớc về XKLĐ. Đến nay, Nhà nƣớc chỉ ký đƣợc một số hiệp định khung hoặc thỏa thuận chung nhằm thông tin về thị trƣờng tạo cơ sở pháp lý liên quan. Để phát triển thị trƣờng các DN XKLĐ phải tự thân vận động, quan hệ với đối tác, môi giới tìm kiếm hợp đồng và đơn hàng. So với các nƣớc XKLĐ trong khu vực thì Việt Nam là nƣớc đi sau yếu và thiếu kinh nghiệm nên các hợp đồng XKLĐ của ta thƣờng nhỏ lẻ với nhiều điều kiện bất lợi. Thị trƣờng xuất khẩu lao động tuy đang từng bƣớc đƣợc mở rộng, song còn hạn chế về thị phần, ở hầu hết các thị trƣờng trọng điểm, thị phần của ta thƣờng không cao, tại Nhật Bản chiếm hơn 5%, Hàn Quốc khoảng 9%, Malaysia hơn 5%, Đài Loan khoảng 20%, Trung Đông hơn 0,2% và chỉ mới tập trung vào những lĩnh vực, ngành nghề lao động giản đơn, lƣơng thấp, điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại. Tại các thị trƣờng này, lao động các nƣớc trong khu vực đến làm việc với số lƣợng lớn nên sự cạnh tranh rất gay gắt. Thời gian qua, tuy ta rất chú trọng và áp dụng nhiều biện pháp mở rộng thị phần nhƣng kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Số lƣợng lao động đƣa đi năm sau tuy có cao hơn năm trƣớc nhƣng so với nhu cầu việc làm và so với một số nƣớc trong khu vực thì thị phần lao động của nƣớc ta còn khiêm tốn.

Thời gian qua, tuy thị trƣờng XKLĐ dao động khoảng 40 nƣớc và vùng lãnh thổ nhƣng thực tế xuất khẩu lao động chỉ tập trung vào một số thị trƣờng trọng điểm nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông, Lào với hơn 90% số lƣợng lao động đƣa đi hàng năm, một số thị trƣờng mới khai thông nhƣng do công tác quản lý và ý thức chấp hành pháp luật kém của ngƣời lao động nên bị đóng lại hoặc hạn chế tiếp nhận.

Đến nay, tỉnh cũng nhƣ cả nƣớc chƣa có một bộ máy tổ chức, cơ chế hoạt động và phối hợp liên quan đến công tác thông tin và dự báo thị trƣờng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, quản lý lao động còn nặng về những sự vụ mà thiếu đi sự định hƣớng phát

triển XKLĐ nói chung và thị trƣờng nói riêng, việc dự báo nhu cầu lao động, ngành nghề, công việc, điều kiện tuyển chọn của từng thị trƣờng ngoài nƣớc gần nhƣ không có. Hiện nay chúng ta đang loay hoay tìm cách mở rộng thị trƣờng, nhất là thị trƣờng có thu nhập cao nhƣng lại thiếu thông tin thị trƣờng đáng tin cậy để có những định hƣớng cụ thể, những chính sách hợp lý và các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển thị trƣờng XKLĐ bền vững.

2.5.1.2. Hạn chế từ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động.

Quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động chƣa theo kịp đòi hỏi của thực tế, Chúng ta đang thiếu bộ máy quản lý đồng bộ, một cơ chế quản lý hợp lý, bài bản và hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên trong XKLĐ và Nhà nƣớc khi tham gia vào thị trƣờng lao động quốc tế.

Cho đến nay Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng đã có hiệu lực hơn 6 năm, tuy vậy hệ thống pháp luật về XKLĐ vẫn chƣa hoàn chỉnh, nhiều văn bản thiếu tính thực tế, hiện nay thiếu nhiều quy định hƣớng dẫn cụ thể, nhất là trong chiến lƣợc phát triển thị trƣờng XKLĐ, chính sách tài chính và quản lý DN XKLĐ, chính sách tạo nguồn LĐ xuất khẩu, mô hình liên kết DN XKLĐ và chính quyền địa phƣơng, mô hình quản lý LĐ xuất khẩu, chính sách hậu XKLĐ....

Bộ máy quản lý XKLĐ tuy có đƣợc chú trọng đầu tƣ về cơ sở vật chất và con ngƣời nhƣng thực tế cho đến nay hiệu quả của công tác QLNN về XKLĐ chƣa cao. Công tác kiểm tra, thanh tra chƣa thƣờng xuyên, việc xử lý các sai phạm của DN XKLĐ và ngƣời LĐ chƣa nghiêm, còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng. Tình hình vi phạm pháp luật của các DN XKLĐ xảy ra thƣờng xuyên nhƣng thiếu sự uốn nắn kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền.

Một số huyện, xã, phƣờng, thị trấn chƣa thực sự quan tâm trong việc quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xuất khẩu lao động; thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tuyển LĐXK, việc hƣớng dẫn cho ngƣời lao động có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài về quy trình, thủ tục còn chƣa đƣợc chú trọng. Do đó, thời gian vừa qua, vẫn còn có một bộ phận lao động bị các cá nhân, tổ chức lợi dụng nhất là thị trƣờng Hàn Quốc gây thiệt hại trong quá trình đăng ký đi làm việc ở nƣớc ngoài. Việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo, xã nghèo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, nhiều lao động chƣa biết và chƣa đƣợc thụ hƣởng các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc. Việc giới thiệu, cung ứng nguồn lao động

xuất khẩu của các xã cho đơn vị XKLĐ đã xuất hiện tình trạng vòi vĩnh phí dịch vụ với mức cao, mang tính cạnh tranh, ai trả cao hơn thì giới thiệu (giới thiệu một ngƣời thu 4 - 6 triệu đồng).

2.5.1.3. Hạn chế từ quản lý lao động làm việc ở nước ngoài

Tình hình lao động Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung làm việc ở nƣớc ngoài đang rất phức tạp, lao động bỏ trốn ở các thị trƣờng trọng điểm chiếm tỷ trọng lớn so với các nƣớc xuất khẩu lao động khác, tỷ lệ lao động phải về nƣớc trƣớc hạn còn cao so với số lƣợng đƣa đi hàng năm, xuất hiện các băng đảng tội phạm có lao động Việt Nam tham gia, số vụ việc phức tạp liên quan đến ngƣời lao động Việt Nam gia tăng. Trong khi số lƣợng, trình độ nghiệp vụ cán bộ và cơ sở vật chất của các Ban quản lý lao động thuộc cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nƣớc ngoài và văn phòng đại diện doanh nghiệp quản lý lao động ở nƣớc ngoài chƣa đáp ứng hiện nay.

Tình hình lao động phá vỡ hợp đồng, sống và làm việc bất hợp pháp thời gian gần đây tuy có đƣợc cải thiện nhƣng tỷ lệ và mức độ vẫn còn cao, tại hầu hết tất cả các thị trƣờng tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động nƣớc ngoài bỏ trốn nhất là tại Nhật Bản và Đài Loan. Số lƣợng lao động phải về nƣớc trƣớc hạn do vi phạm hợp đồng, nhà máy phá sản, thu nhập thấp... chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số lao động đƣợc đƣa đi mà điển hình là Đài Loan và Malaysia.

Ở một số thị trƣờng xuất hiện các tổ chức phản động hoạt động rất tích cực nhằm lợi dụng lôi kéo ngƣời lao động vi phạm pháp luật, phá vỡ hợp đồng, chống đối và phá hoại đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách XKLĐ của Đảng và Nhà nƣớc. Cụ thể nhƣ tại Đài Loan có Tổ chức nhà thờ do linh mục Nguyễn Văn Hùng cầm đầu; tại Thị trƣờng Malaysia, Một trong những vụ việc gần đây nhất liên quan đến trƣờng hợp lao động N.V.L, quê ở một tỉnh miền Trung. Anh N.V.L ký hợp đồng với một DN sang Malaysia làm việc thông qua công ty môi giới Vital Manpower ở Kuala Lumpur. Do bị trừ lƣơng vào chi phí đƣợc tạm ứng trƣớc khi đi không hợp lý và bị thu thêm cho mỗi lần chuyển chủ, anh N.V.L đã khiếu nại. Ngày 1-10-2010, không biết bằng cách nào, Văn phòng Trợ giúp công nhân Việt Nam (Tanagatina) ở Penang, thành viên Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á – Mỹ (gọi tắt là CAMSA) tiếp cận và chuyển hồ sơ của anh N.V.L đến một nhà thờ Công giáo ở Johor. Đầu tháng 12-2010, hai tổ chức này hỗ trợ pháp lý để anh N.V.L kiện ra Tòa Lao động bang Johor. Trƣớc đó, một nhóm 8 lao động Việt Nam làm việc cho hãng sản xuất nhôm Spektra Alucast khiếu

nại về việc hãng này ăn chặn lƣơng của họ. Sau khi tranh chấp xảy ra, họ bị cảnh sát bắt giữ do không có giấy tờ tùy thân. Vụ việc nhanh chóng đƣợc Tanagatina của CAMSA can thiệp và phát đơn kiện vào giữa tháng 12-2010. Một trong những vụ việc có quy mô lớn hơn có sự giật dây của tổ chức phản động, đó là vụ đình công của 167 lao động Việt Nam ở Jordan trƣớc đó. Trong vụ này, Ủy ban Cứu trợ thuyền nhân (Boat People SOS) ở Mỹ mà ngƣời cầm đầu là Nguyễn Đình Thắng, cũng là ngƣời sáng lập tổ chức CAMSA nói trên, đã kích động ngƣời LĐ đình công, gây rối. Một số vụ việc khác nhƣ vụ 29 lao động hết hạn không về nƣớc bị bọn phản động kích động ở lại kiện công ty môi giới Mỹ; vụ 10 thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu đánh cá Đài Loan bị cảnh sát Nam Cực bắt và xét xử ở Cape Town ngày 5-5-2009… đều có sự giật dây của các tổ chức phản động ở nƣớc ngoài…

Thêm vào đó các phát sinh phức tạp do một số lao động của ta gây ra nhƣ: trộm cắp, đánh nhau, nấu rƣợu lậu, cờ bạc, nhậu nhẹt, trồng cần sa… không giảm mà có xu hƣớng tăng đang là bài toán vô cùng khó khăn cho công tác XKLĐ của nƣớc ta nhất là trong việc duy trì và phát triển các thị trƣờng trọng điểm

Việc quản lý lao động xuất khẩu của các doanh nghiệp bị buông lỏng, đôi khi khoán trắng cho đối tác nƣớc ngoài. Theo quy định, ở một số thị trƣờng đặc thù và số lƣợng lao động lớn thì doanh nghiệp XKLĐ phải cử đại diện đến quản lý và hỗ trợ ngƣời lao động. Tuy nhiên tính đến năm 2012 Đài Loan chỉ có 7 doanh nghiệp có đại diện trong 71 DN có lao động làm việc, Malaysia chỉ có 8 DN trong số gần 100 doanh nghiệp, UAE chỉ có 3 DN trong số 23 DN, và Cata chỉ có 2 DN trong số 15 DN. Số doanh nghiệp có đại diện quản lý lao động hiện nay ở nƣớc ngoài là quá thấp so với số lƣợng doanh nghiệp lẽ ra phải có đại diện quản lý lao động ở nƣớc ngoài.

2.5.1.4. Hạn chế từ nguồn lao động xuất khẩu

Tại kỳ họp thứ 6 (ngày 6/12/2013) của Quốc hội khóa XIII nhiều đại biểu quốc hội các tỉnh khác nêu ý kiến: Nếu so kết quả đạt đƣợc với công sức bỏ ra, có lẽ phải nói lãng phí phạm phải trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và phát triển con ngƣời là tổn thất lớn nhất so với bất kỳ lãng phí nào khác đã phạm phải trong 28 năm đổi mới, với nhiều hệ quả lâu dài nhất. Vấn đề đƣợc nêu thông qua 2 nội dung sau:

Một là, chất lƣợng nguồn nhân lực và năng suất lao động so với các nƣớc chung quanh, khoảng cách phát triển không thu hẹp đƣợc bao nhiêu; nếu lấy chỉ số thu nhập tính theo đầu ngƣời làm thƣớc đo chung nhất, khoảng cách này có xu hƣớng đang rộng

thêm. Sau hơn 30 năm đổi mới GDP danh nghĩa tính theo đầu ngƣời năm 2013 tăng gấp 12 lần năm 1986. Số liệu này khẳng định tất cả những gì đã làm đƣợc. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của IMF năm 2013: GDP danh nghĩa toàn thế giới tính theo đầu ngƣời năm 2012 là 13.263 USD, của Việt Nam là 1.245 USD (Nghệ An là 1.150 USD), nghĩa là bằng 9,4% mức của thế giới – nghĩa là khoảng cách của nƣớc ta so với thế giới bên ngoài là rất lớn. So sánh với các nƣớc láng giềng chung quanh, cùng nguồn thống kê nêu trên cho thấy: Mặc dù gần một thập kỷ liên tiếp Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng đứng thứ hai thế giới sau Trung Quốc, nhƣng GDP danh nghĩa tính theo đầu ngƣời của Việt Nam năm 2012 bằng 33% của Trung Quốc (1940 USD); 2,1% Singapore (29765 USD), 3,6% Hàn Quốc (17865 USD); 4,2% Đài Loan (15387 USD); 12% Malaysia (5376 USD); 21% Thái Lan (2993 USD); 43% Indonesia (1500 USD); và 50% Philippines (1278 USD).

Năm 1986 – năm bắt đầu công cuộc đổi mới – thu nhập theo đầu ngƣời của ta kém Trung Quốc 200USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Malaysia 1950 USD, kém Indonesia 550 USD, kém Philippines 440 USD, kém Hàn Quốc 6940 USD… Cũng so sánh nhƣ vậy, năm 2012 thu nhập của ta kém Trung Quốc 1100 USD, Thái lan 2140 USD, Malaysia 4520 USD, Indonesia 750 USD, Philippines 420 USD, Hàn Quốc 17.000 USD… Nghĩa là khoảng cách thu nhập của ta so với những nƣớc này đang ngày càng rộng ra!

Hai là, khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức trần, nƣớc ta đứng trƣớc đòi hỏi phải bằng mọi cách chuyển từ lợi thế so sánh dựa trên lao động giá rẻ, nhờ cậy vào tài nguyên và môi trƣờng sáng tạo ra lợi thế cạnh tranh chủ yếu dựa trên phát huy nguồn lực con ngƣời. Ngay trƣớc mắt, thời cơ đang đem lại cho đất nƣớc khả năng đột phá sang một giai đoạn phát triển mới, có thể khắc phục tình trạng tụt hậu. Song nƣớc ta đang vấp phải 3 trở lực lớn: chất lƣợng còn thấp về nguồn nhân lực, sự bất cập lớn của kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuât, thể chế và năng lực quản lý hẫng hụt nhiều mặt.

Phải chăng đất nƣớc đứng trƣớc một nghịch cảnh: Kinh tế phát triển mạnh và cơ hội đang đến với đất nƣớc rất lớn, nhƣng trong khi đó giáo dục – đào tạo – khoa học và vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung sau thời kỳ giành đƣợc những một số thành tựu ban đầu theo xu hƣớng phát triển đại trà, ngày nay đang đi tới một điểm nóng, với nhiều hệ quả trầm trọng. Trong phát triển con ngƣời và nguồn nhân lực,

nhiều yếu kém và tiêu cực tích tụ lâu năm đang dồn nén lại thành nguy cơ có thể làm cho đất nƣớc bó tay trƣớc cơ hội lớn. Bản thân ngành giáo dục - đào tạo – khoa học, và nhìn chung là toàn hệ thống phát triển nguồn nhân lực đang có nguy cơ rơi vào khủng hoảng: đào tạo nhiều mà dùng đƣợc ít, số ngƣời đƣợc đào tạo thất nghiệp cao, chi phí của toàn xã hội quá lớn so với những gì gặt hái đƣợc, có nhiều hậu quả lớn phải xử lý tiếp (ví dụ vấn đề đào tạo lại, việc bố trí ngƣời không đúng việc, không chuẩn bị kịp cho các bƣớc phát triển tiếp theo của đất nƣớc, phát sinh bộ máy cồng kềnh khiến cho quan liêu tham nhũng không thể tránh đƣợc…). Đất nƣớc đứng trƣớc tình hình: không đẩy nhanh phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học thì bất cập, đẩy nhanh thì thiếu nhiều nguồn lực, đẩy nhanh theo hƣớng đang làm sẽ có thể đi tới đổ vỡ lớn hơn, hƣớng đúng là gì chƣa rõ, ý kiến đang rất khác nhau [57].

Xét về chất lƣợng hiện tại lao động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất thấp, trình độ tay nghề và ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, sức cạnh tranh và thu nhập của ngƣời LĐ không cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng tiếp nhận LĐ, đặc biệt là thị trƣờng có thu nhập cao. Một bộ phận LĐXK có tác phong, kỷ luật LĐ, ý thực chấp hành pháp luật nƣớc sở tại còn yếu, vi phạm hợp đồng LĐ, vi phạm pháp luật đã làm ảnh hƣởng đến khả năng duy trì và phát triển thị trƣờng XKLĐ. Theo cục Thống kê Nghệ An chất lƣợng việc làm của lao động thấp, cụ thể: việc

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 84)