KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC

1.3.1. Kinh nghiệm của Philipin

Hiếm có quốc gia nào có nhiều công dân sống và làm việc ở nƣớc ngoài và nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn nhân lực xuất khẩu lớn nhƣ Philippines. Đó là cả một ngành công nghiệp “xuất khẩu nhân lực” bài bản và hiệu quả, trong đó chú trọng vào việc tạo thƣơng hiệu cho đội ngũ lao động bằng uy tín và chất lƣợng, những ngƣời biết tôn trọng kỷ luật và cũng đƣợc bảo vệ quyền lợi tối ƣu.

Cùng với Indonesia, Thái Lan… là những nƣớc có truyền thống về XKLĐ ở Đông Nam Á, Philippin nổi bật với chiến lƣợc đầu tƣ, khai thác và thu về nguồn ngoại tệ khổng lồ từ XKLĐ. Khoảng 1 triệu lao động Philippines ra nƣớc ngoài làm việc mỗi năm, tính ra mỗi ngày gần 3.000 ngƣời rời đất nƣớc đi XKLĐ, trong đó có cả những gia đình hai thế hệ.

Theo thống kê chính thức của Chính phủ Philippines từ năm 1990 đến 2001 riêng số tiền kiều hối gửi về chiếm 20,3% thu nhập xuất khẩu của cả nƣớc. Thời điểm cuối tháng 12-2008, khoảng 9 triệu ngƣời, chiếm gần 10% dân số Philippines đang sống và làm việc ở 140 nƣớc. Một nửa số này là lao động hợp đồng, thƣờng tập trung ở Saudi Arabia, Nhật Bản, Hong Kong, UAE, Đài Loan, một nửa còn lại chủ yếu di cƣ ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản, Anh quốc. Chỉ tính riêng năm 2007, số

kiều hối gửi về qua các kênh chính thức là 14 tỷ USD, đóng góp 10% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nƣớc này, vƣợt qua cả tiền viện trợ phát triển hay đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Philippines.

Những con số ấn tƣợng đó phần nào lý giải vai trò và vị trí của ngƣời lao động đối với chính sách và văn hóa của quốc gia này. Mỗi năm, Tổng thống Philippines thƣờng kỷ niệm Ngày Công nhân di cƣ bằng cách trao giải thƣởng “Baygong Bayani” (Anh hùng thời hiện đại) cho 20 lao động xuất khẩu xuất sắc nhất về phẩm hạnh, tính chăm chỉ và kỷ lục gửi tiền về quê hƣơng.

Về mặt chính sách: Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Chính phủ Philippin đã thành lập 3 cơ quan chuyên nghiệp trực thuộc Bộ lao động và việc làm là: Ban phát triển việc làm ngoài nƣớc, Hội đồng thủy thủ Quốc gia và văn phòng dịch vụ việc làm. Chính phủ tạo mọi điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho mỗi ngƣời dân muốn làm việc trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài, tạo mọi điều kiện cho việc tự do lựa chọn việc làm phù hợp với lợi ích quốc gia. Tạo điều kiện và quản lý di cƣ lao động, tăng cƣờng mạng lƣới các văn phòng việc làm công cộng và hợp lý hoá sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào việc tuyển và bố trí việc làm cho ngƣời lao động ở trong và ngoài nƣớc.

Về mặt biện pháp:

- Xây dựng nhu cầu tiếp thị việc làm ngoài nƣớc - Xây dựng chính sách

- Thiết lập hệ thống tiếp thị

- Thiết kế chƣơng trình và chiến lƣợc tiếp thị

Nếu coi Philippines nhƣ một tấm gƣơng điển hình về chính sách XKLĐ thì bài học rút ra rõ ràng nhất là phải có khả năng suy xét một cách bao quát, cân nhắc các nhu cầu và có chính sách linh động. Một khi hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động, động viên và ủng hộ họ một cách tích cực, hoạt động XKLĐ sẽ có hiệu quả tích cực.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan bắt đầu xuất khẩu lao động từ những năm 1970, khi ở Trung Đông "bùng nổ" xây dựng công trình khai thác dầu lửa. Số lƣợng lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài tăng dần lên qua các năm 293 ngƣời năm 1973, 3.870 ngƣời năm 1977 lên 21.500 ngƣời 1980, gần 110.000 năm 1982 và bắt đầu giảm mạnh vào năm 1985. Những năm đầu 1990 số lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc lại tăng lên,

đặc biệt trong những năm cuối 1990 trung bình hàng năm Thái Lan đƣa đƣợc khoảng 200.000 lao động ra nƣớc ngoài làm việc, trong đó hơn 50% là đến Đài Loan. Lƣợng tiền chuyển về nƣớc của ngƣời lao động qua hệ thống ngân hàng Thái Lan cũng tăng dần lên từ 52 tỷ Bath năm 1997 lên gần 60 tỷ Bath/năm (tƣơng đƣơng với 1,5 tỷ USD/năm) trong năm 1998 và 1999. Ngoài ra, còn một số lƣợng tiền của ngƣời lao động gửi về nƣớc qua các con đƣờng khác [59].

Chính sách: Thái Lan thực hiện chính sách tự do hoá XKLĐ. Thời kỳ đầu hoạt động XKLĐ do cá nhân ngƣời lao động và các đại lý tuyển lao động tƣ nhân thực hiện. Nhiều lao động Thái Lan đi làm việc ở nƣớc ngoài bằng visa du lịch sau đó ở lại và làm việc bất hợp pháp. Tuy nhiên, sau đó để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động ở nƣớc ngoài, Chính phủ thành lập Văn phòng Quản lý việc làm ngoài nƣớc thuộc Tổng cục Lao động Bộ Nội vụ. Chức năng của Văn phòng này là giám sát hoạt động của các đại lý tuyển lao động tƣ nhân, xây dựng các tiêu chuẩn, điều kiện làm việc và bảo vệ lao động ở nƣớc ngoài.

Chủ trương: Chính phủ Thái Lan đã áp dụng các biện pháp mới trong việc thúc đẩy lao động Thái Lan ra nƣớc ngoài làm việc để làm giảm nhẹ tình trạng thất nghiệp trong nƣớc và tăng nguồn thu ngoại tệ sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997 -1998. Cùng với việc những ngƣời có trình độ học vấn và tay nghề thấp đi làm những công việc giản đơn ở nƣớc ngoài, Chính phủ bắt đầu chú ý đến đào tạo tay nghề cho lực lƣợng lao động để phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động hiện đại, đòi hỏi kỹ thuật và tay nghề cao. Chính phủ cũng đã ƣu tiên để ủng hộ các chính sách về thị trƣờng lao động ngoài nƣớc một cách tích cực, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong nƣớc. Bên cạnh đó các biện pháp bảo vệ ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài cũng đƣợc chú ý và là cần thiết.

1.3.3. Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia cũng là một nƣớc xuất khẩu lao động lâu năm, ngay từ những năm 1930 đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 ngƣời Indonesia di cƣ lao động sang các đảo của Malaysia. Theo số liệu của Bộ Nhân lực Indonesia thì số lƣợng lao động Indonesia ra nƣớc ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 (số lƣợng tăng lên rất nhanh từ 7.400 ngƣời trong những năm 1970 lên đến hơn 405.000 ngƣời những năm 1989 - 1993 là hơn 465.000 ngƣời). Vào những năm 1994 - 1998 số lƣợng ngƣời lao động Indonesia làm việc ở nƣớc ngoài đã gia tăng rõ rệt từ 2,1 triệu ngƣời

lên 3,2 triệu ngƣời. Vào năm 1999 số lƣợng lao động muốn tìm kiếm việc làm ở nƣớc ngoài gia tăng đáng kể. Bộ Nhân lực đã thống kê trong năm 1999 có khoảng 2,3 triệu ngƣời đăng ký muốn làm việc ở nƣớc ngoài. Năm 2000, sức ép từ nạn thất nghiệp đã trở nên nghiêm trọng do mức tăng trƣởng kinh tế năm 1999 chỉ đạt mức 4%. Từ tháng 1/1999 đến tháng 6/2000, theo thống kê, Chính phủ đã đƣa đƣợc khoảng 590.000 lao động sang làm việc ở nƣớc ngoài. Nguồn thu nhập ngoại tệ chuyển về nƣớc từ năm 1996 đến năm 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, trong đó lớn nhất là từ khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng, tiếp sau đó là khu vực Trung Đông. Tiền chuyển về từ các lao động làm việc ở khu vực Châu Mỹ và Châu Âu thấp hơn, chỉ chiếm 2,3% tổng số tiền chuyển về nƣớc. Riêng năm 1999 và 4 tháng đầu năm 2000 tổng số ngoại tệ do lao động di cƣ chuyển về nƣớc đạt gần 1,7 tỷ USD (đây là số ngoại tệ chuyển theo đƣờng chính thức, số thực tế có thể lớn hơn nhiều) [59].

Chính sách: Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Indonesia xây dựng chính sách về

hệ thống tuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc và chính sách quan hệ hợp tác lao động với nƣớc ngoài. Chính phủ Indonesia can thiệp vào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉ đạo chƣơng trình việc làm ngoài nƣớc. Năm 1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số PER - 02/MEN 1994, trong đó quy định các thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổ chức tuyển mộ; quy trình đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, trình tự giải quyết tranh chấp và các vấn đề pháp lý. Quy định này đảm bảo cho ngƣời lao động không bị lạm dụng bóc lột và đảm bảo đƣợc tiền lƣơng phù hợp cho họ, an toàn về công việc của họ ở nƣớc ngoài cho đến khi họ về nƣớc.

Mục tiêu và chiến lược: Năm 1999, Chính phủ đã thông qua Bộ Nhân lực thực hiện cải cách về chính sách và chiến lƣợc đối với XKLĐ nhằm đạt đƣợc mục đích, thể hiện ở bốn điểm: Thứ nhất, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nƣớc; Thứ hai, cải thiện việc bảo vệ lao động ở nƣớc ngoài; Thứ ba, nâng cao kỹ năng của lao động xuất khẩu để sẵn sàng đi làm việc ở nƣớc ngoài; Thứ tư, tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh. Kế hoạch XKLĐ dựa trên ba điểm: Nguồn lao động có kỹ năng, mở rộng cơ hội làm việc ở nƣớc ngoài và những thành tựu đạt đƣợc trong hoạt động XKLĐ của những năm trƣớc đó. Ngoài ra Chính phủ còn xây dựng kế hoạch XKLĐ nhằm mục tiêu giảm dần LĐ phổ thông, tăng lao động có tay nghề, hạn chế LĐ bất hợp pháp phấn đấu duy trì số lao

động làm việc ở nƣớc ngoài thƣờng xuyên khoảng 5 triệu lao động với số ngoại tệ chuyển về nƣớc hàng năm gần 7 tỷ USD [60].

1.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Cùng với Philippin và Thái Lan, Trung Quốc là một trong những nƣớc thành công trong XKLĐ nhất là trong những năm gần đây. Trung Quốc bắt đầu XKLĐ từ cuối những năm 1970, đến năm 1996 đã có hơn 1,27 triệu LĐ làm việc ở nƣớc ngoài và phát triển mạnh trong những năm gần đây, đạt hơn 3 triệu ngƣời năm 2008. Kim ngạch XKLĐ mỗi năm của Trung Quốc gần 10 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc tăng cƣờng chiếm lĩnh thị trƣờng Đông Á và Châu Phi. Đến cuối năm 2008 có gần 1.000 DN đƣợc cấp phép XKLĐ trong lĩnh vực xây dựng, có hơn 500 công ty XKLĐ tổng hợp và khoảng 60 đại lý dịch vụ việc làm đƣợc Bộ LĐ và Đảm bảo xã hội cấp phép. Trung Quốc đang hy vọng đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong thới gian tới [60].

Tại Trung Quốc, Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội chịu trách nhiệm về việc tạo lập môi trƣờng pháp luật, chính sách và các quy chế liên quan về xuất khẩu lao động. Theo quy chế quản lý các đại lý xuất khẩu năm 1992, việc thành lập các công ty, đại lý này phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Lao động và Đảm bảo xã hội, thực hiện chức năng XKLĐ ra nƣớc ngoài theo trình tự: Đào tạo nghề, ngoại ngữ, định hƣớng, quản lý và trợ giúp xã hội, bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài.

Trung Quốc đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc thông qua các hình thức sau: qua dự án xây dựng ở nƣớc ngoài, hình thức này có xu thế phát triển trong thời gian gần đây; qua các đại lý, công ty có hợp đồng cung ứng lao động. Đây là hình thức xuất khẩu lao động chủ yếu của Trung Quốc hiện nay.

Thành công của XKLĐ Trung Quốc một phần là do bản chất con ngƣời Trung Quốc chịu thƣơng, chịu khó, cần cù, thông minh, đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau và chấp hành tốt pháp luật của nƣớc sở tại một phần do chính sách XKLĐ và quản lý LĐ ở nƣớc ngoài chặt chẽ và phù hợp. Ngƣời LĐ Trung Quốc muốn đi nƣớc ngoài làm việc phải qua một quy trình chọn lựa, đào tạo bài bản. Trƣớc khi đi xuất cảnh phải có sự cam kết và có ngƣời trong nƣớc hoặc tổ chức bảo lãnh để tránh tình trạng vi phạm hợp đồng, thu nhập khi làm việc ở nƣớc ngoài chỉ đƣợc lãnh một phần để duy trì cuộc sống phần còn lại đƣợc các tổ chức đƣa đi giữ và chuyển về cho thân nhân ở quê nhà.

Báo cáo tại Lễ Kỷ niệm 30 năm đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài do Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2013 đã nêu bật những thành tựu cả về kinh tế, xã hội và cả về công tác đối ngoại của lĩnh vực này trong hai giai đoạn lớn là: hợp tác quốc tế về lao động với các nƣớc xã hội chủ nghĩa những năm 1980 – 1990 và xuất khẩu lao động từ năm 1991 đến nay. Tuy ở hai giai đoạn, khối lƣợng công việc, phƣơng thức xuất khẩu, bộ máy điều hành, phân công quản lý, địa bàn làm việc, không gian, thời gian và kết quả công việc… có khác nhau, nhƣng nội dung của thành tựu đã đạt đƣợc và những khuyết nhƣợc điểm tồn tại thì lại không khác nhau bao nhiêu. Tổng kết 10 năm hợp tác quốc tế về lao động vào tháng 11-1990, đã xác định rõ một số khuyết nhƣợc điểm chính, có thể tóm tắt nhƣ sau:

1- Trƣớc khi ký kết các hiệp định, các hợp đồng cung cấp LĐ, chúng ta chƣa thấy hết tính chất phức tạp của việc đƣa LĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài nên nội dung các điều khoản của hiệp định, của hợp đồng đã ký đều thiếu định lƣợng, có nhiều sơ hở.

2- Tổ chức lực lƣợng đi hợp tác lao động với nƣớc ngoài về cơ bản là hành chính bao cấp, chƣa thật sự là tổ chức một đội quân đi làm kinh tế.

3- Chƣa xây dựng và ban hành đƣợc một hệ thống các chế độ, chính sách, đồng bộ, toàn diện và cụ thể đáp ứng yêu cầu quản lý của toàn lĩnh vực, làm cơ sở cho các đơn vị kinh tế hoạt động có hiệu quả.

4- Công tác tổ chức và quản lý ngƣời lao động ở ngoài nƣớc tuy có cố gắng cải tiến từng bƣớc nhƣng nói chung còn nhiều tồn tại khuyết điểm.

5- Một trong những mục tiêu của hợp tác lao động là tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nƣớc nhƣng trong các hiệp định chúng ta chƣa quan tâm đầy đủ đến số lƣợng ngoại tệ phải thu đƣợc mà chỉ quan tâm nhiều hơn về số lƣợng lao động đƣa đi.

6- Một bộ phận ngƣời lao động thoái hóa, biến chất, sa sút phẩm chất đạo đức, gây ra nhiều vụ việc tiêu cực, có những vụ việc rất nghiêm trọng.

Sáu khuyết nhƣợc điểm nói trên, về mặt quản lý, có thể phân chia một cách tƣơng đối làm hai nhóm là: quản lý nhà nước (gồm các điểm 1, 3 và 5) và quản lý doanh nghiệp (tác nghiệp cụ thể ở đơn vị cơ sở, gồm các điểm 2, 4 và 6).

Nhƣ vậy, Chƣơng I của khoá luận sẽ là tiền đề cho việc phân tích thực trạng và triển vọng hoạt động xuất khẩu lao động của Nghệ An trong chƣơng II và chƣơng III.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TỈNH NGHỆ AN

Bƣớc vào năm 2013, tình hình kinh tế thế giới nói chung đang trên đà hồi phục nhƣng chậm hơn dự báo và diễn biến khó lƣờng. Tình hình trong nƣớc chƣa có nhiều chuyển biến khả quan và còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội của tỉnh. Ở trong tỉnh, thời tiết diễn biến bất thƣờng (bão, lụt, lốc xoáy,…), tình hình dịch bệnh, sâu hại diễn biến phức tạp, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm mạnh, tồn kho cao ở một số ngành, đời sống dân cƣ gặp nhiều khó khăn…

Tuy nhiên với sự chỉ đạo, điều hành Nghệ An đƣợc Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Đây là cơ sở để Đảng bộ và nhân dân Nghệ An phấn đấu để thoát khỏi tỉnh nghèo. Kết quả cụ thể đạt đƣợc thể hiện trong báo cáo tình hình kinh tế - xã

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 44)