7. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Quan điểm phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An thời gian tới
Phấn đấu đƣa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong khu vực phía Bắc vào năm 2015, và tỉnh khá của cả nƣớc vào năm 2020; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Xây dựng Nghệ An trở thành một trung tâm công nghiệp, du lịch, thƣơng mại, giáo dục, tài chính, y tế, khoa học - công nghệ của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao, có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc xứ Nghệ; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo.
Nghệ An luôn gƣơng mẫu, sáng tạo trong việc thực hiện đƣờng lối của Đảng và Nhà về XKLĐ, khẳng định phát triển hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đƣa ngƣời lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho ngƣời lao động, tăng nguồn thu cho đất nƣớc, cho tỉnh nhà và tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các nƣớc trên thế giới. Với quan điểm này, Chính phủ đã có nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động XKLĐ nhƣ bộ luật lao động, nghị định, thông tƣ hay các công văn hƣớng dẫn thi hành…
Quan điểm về XKLĐ trên đƣợc thủ tƣớng Phan Văn Khải khẳng định trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành trên cả nƣớc và 5 đại sứ tại các nƣớc có ngƣời Việt Nam, rằng “XKLĐ và chuyên gia là một chiến lƣợc quan trọng trƣớc mắt và lâu dài”.
Qua những quan điểm nhƣ trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt động còn rất non trẻ, nhƣng trong tƣơng lai với sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc cùng các cấp chính quyền, hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa của đất nƣớc.
3.3.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu
Mục tiêu XKLĐ mà Bộ LĐ, TB và XH đƣa ra trong năm 2008 là “Phấn đấu năm 2009 đƣa đƣợc 90 ngàn và năm 2010 đƣa đƣợc 100 ngàn LĐ ra nƣớc ngoài làm việc, giai đoạn 2011 đến 2015 phải đƣa đƣợc từ 70 vạn đến 80 vạn tức là bình quân hàng năm phải đƣa đƣợc từ 140 ngàn đến 160 ngàn lao động để đến năm 2015 có 1 triệu lao động thƣờng xuyên làm việc ở nƣớc ngoài” [4 tr.14].
Riêng tỉnh Nghệ An thực hiện Nghị quyết Đại hộ đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII nhiệm kỳ (2011-2015) nêu rõ mục tiêu nhu cầu lao động qua đào tạo nghề đến năm 2020 là 390.000 ngƣời, trong đó lao động kỹ thuật là 125.000 ngƣời. Đƣa tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt trên 55% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 52%; lao động kỹ thuật đạt 9,8%) vào năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 75% (trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 70%; lao động kỹ thuật đạt 15,94%) vào năm 2020. So với giai đoạn 2001- 2010, số lao động qua đào tạo nghề giai đoạn 2011- 2020 của Tỉnh tăng gần gấp 2 lần. Mỗi năm tạo việc làm cho khoảng 35-40 ngàn lao động. Nâng số ngày làm việc bình quân của một lao động ở nông thôn. Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dƣới 2,1% tổng lực lƣợng lao động, tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dƣới 3%.
Mục tiêu trên ở thời điểm hiện nay rất khó đạt đƣợc. Căn cứ vào điều kiện thực tế hiện nay khả năng thực hiện mục tiêu trên chỉ đạt đƣợc từ 70 đến 80% tức là: Phấn đấu năm 2010 đƣa đƣợc 85 ngàn để đến cuối năm 2010 có 550 ngàn LĐ thƣờng xuyên làm việc ở nƣớc ngoài; Giai đoạn 2011 đến 2015 đƣa đƣợc khoảng 450 ngàn LĐ ra nƣớc ngoài làm việc tức là bình quân hàng năm khoảng 90 ngàn ngƣời, đến cuối năm 2015 thƣờng xuyên có khoảng 600 đến 650 ngàn LĐ làm việc ở nƣớc ngoài; Giai đoạn 2016-2020 đƣa đƣợc 550 ngàn ngƣời tức bình quân hàng năm khoảng 110 ngàn ngƣời để đến cuối năm 2020 thƣờng xuyên có khoảng 750 ngàn LĐ làm việc ở nƣớc ngoài. Điều đáng lƣu ý ở đây là chúng ta không XKLĐ bằng mọi giá mà sẽ lấy chất lƣợng và hiệu quả KT-XH là kim chỉ nam cho XKLĐ trong thời gian tới.
Căn cứ vào nhu cầu tiếp nhận LĐ Việt Nam của thị trƣờng nƣớc ngoài, khả năng đáp ứng của nguồn LĐ nƣớc ta trong thời gian tới, tốc độ phát triển XKLĐ thời gian qua, tổng hợp các báo cáo của các Ban Quản lý LĐ Việt Nam, số lƣợng LĐ xuất khẩu trong thời gian tới đƣợc dự báo trong bảng 13 sau:
Bảng 3.13: Dự báo số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam thời gian tới
Đơn vị tính: ngƣời
TT Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2012 Năm 2015 Năm 2020
01 Nhật Bản 6.000 8.000 11.000 15.000 02 Hàn Quốc 10.000 12.000 15.000 18.000 03 Đài Loan 30.000 34.000 32.000 32.000 04 Macao 3.000 4.000 5.000 5.000 05 Đông Nam Á 12.000 9.000 6.000 6.000 06 Trung Đông 13.000 11.000 8.000 8.000 07 Bắc Phi 7.000 6.000 5.000 5.000 08 Tây, Bắc Âu 500 1.000 3.000 5.000 09 Đông Âu 1.500 4.000 5.000 8.000
10 Nga và CIS 1.000 3.000 4.000 6.000
11 Bắc Mỹ 500 1.000 2.000 5.000
12 Châu Úc 500 2.000 4.000 7.000
Tổng cộng 85.000 95.000 100.000 120.000
Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài và tài liệu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội [10], [11]
Trong mục tiêu chung của cả nƣớc, tỉnh cũng đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ cho năm gần nhất là năm 2013 phấn đấu toàn tỉnh đƣa đƣợc 10.000 đến 11.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài; trong đó các huyện nghèo Kỳ Sơn, Tƣơng Dƣơng, Quế Phong bình quân đạt 100 ngƣời/huyện. Đồng thời tiếp tục nâng cao chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng đƣợc yêu cầu của phí đối tác; đƣa số loa động có trình độ chuyện môn kỷ thuật đi xuất khẩu lao động lên 43% - 45%.
3.3.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu
Theo Đề án dạy nghề cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc Chính phủ thông qua năm 2006, XKLĐ trong thời gian tới chƣa thể bỏ qua ngay việc đƣa một bộ phận lao động chƣa có nghề hoặc trình độ tay nghề thấp ra nƣớc ngoài làm việc nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng nƣớc ngoài và nguyện vọng của ngƣời lao động, thì cần hƣớng đến việc tăng dần tỷ lệ lao động qua đào tạo, có tay nghề, có trình độ ngoại ngữ, giảm dần lao động tay nghề thấp, phấn đấu “Đến năm 2010 tỷ trọng lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề đạt 70%; trong đó, lao động lành nghề và trình độ cao trở lên đạt 30%; Đến năm 2015, 100% lao động đi làm việc ở nước ngoài có nghề, trong đó 40% có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao” [4 tr.14].
Nghệ An đã và đang nỗ lực vƣợt khó, quyết tâm phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu phát triển năm 2011, phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020 và đến năm 2015 trở thành một trong những tỉnh khá của cả nƣớc. Đồng thời, xây dựng thành phố Vinh trở thành một trung tâm kinh tế văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Để đạt mục tiêu trên, định hƣớng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 tập trung vào rất nhiều vấn đề (kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,…) trong đó vấn đề quan trọng nhất là lao động cụ thể theo Báo cáo dự thảo của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tháng 11 năm 2011 về “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020” nêu: dự báo trình độ đào tạo nghề của tỉnh: đến năm 2015 dự báo có trên 55% lao động trong nền kinh tế đã qua đào tạo (868,2 nghìn lao động) trong đó có 408 nghìn lao động đƣợc đào tạo nghề (47% tổng
lao động đƣợc đào tạo); Đến năm 2020 dự báo có trên trên 477,2 nghìn lao động đƣợc đào tạo nghề (50% tổng lao động đƣợc đào tạo). Lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp: Đến năm 2015 có khoảng 40,8 nghìn ngƣời, chiếm 4,7% tổng lao động đƣợc đào tạo và đến năm 2020 có khoảng 43,32 nghìn ngƣời, chiếm 4,54% tổng lao động đƣợc đào tạo. Lao động có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và trình độ cao hơn: Đến năm 2015 có khoảng 224.000 ngƣời, chiếm 25,6% tổng số lao động đƣợc đào tạo và đến năm 2020 có 250 nghìn ngƣời, chiếm 26,2% tổng số lao động đƣợc đào tạo.
Qua việc phân tích về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng của thị trƣờng LĐ nƣớc ngoài, Ta có thể tổng hợp cầu XKLĐ Việt Nam đến năm 2020 với các ngành nghề nhƣ sau: Xây dựng, cơ khí (hàn, tiện, cơ điện), may mặc, lắp ráp điện tử, công nghệ thông tin, dịch vụ nhà hàng khách sạn, bán hàng, sỹ quan thuyền viên, dịch vụ xã hội, nông lâm nghiệp đƣợc tổng hợp trong bảng 14 sau.
Bảng 3.14:Tổng hợp ngành nghề của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam
Nghề Nƣớc Xây dựng Cơ khí May mặc Điện tử CN- TT Khách Sạn Bảo vệ, Vệ sỹ Thuyền Viên Điều dƣỡng Khán hộ công Nông, Lâm, nghiệp Nhật Bản X X X X X X X X X Hàn Quốc X X X X X X X X X Đài Loan X X X X X X X Macao X X X X Malaysia X X X X X X X X Singapore X X X X X Bruney X X Lào X X Trung Đông X X X X X Bắc Phi X X X Tây, Bắc Âu X X X X X X X Đông Âu X X X X X X X Nga và CIS X X X X X Bắc Mỹ X X X X X X Châu Úc X X X X X X
Muốn phát triển bền vững XKLĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng nhƣ cả nƣớc trong thời gian tới cần bám sát nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc ngoài của từng thị trƣờng ngoài nƣớc theo từng ngành nghề để có kế họach chủ động chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với khả năng, trình độ, tố chất nguồn nhân lực, bản chất con ngƣời Việt Nam.
Trong cơ cấu nghề, cần gắn việc đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài với việc phát triển nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc, nhắm tới những ngành nghề có kỹ thuật hiện đại, công nghệ cao, những lĩnh vực mà thị trƣờng lao động sẽ có nhu cầu lao động trong tƣơng lai theo cách hƣớng sau:
+ Đẩy mạnh cung ứng lao động xây dựng, hình thành các đơn vị xây dựng mạnh đủ điều kiện đấu thầu, nhận thầu quốc tế các công trình xây dựng ở nƣớc ngoài và đƣa lao động đến làm việc tại các công trình này.
+ Đƣa lao động cơ khí hiện đại, điện - điện tử, công nghệ thông tin đến các nƣớc công nghiệp phát triển làm việc nhằm tăng thu nhập cho ngƣời lao động và tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động.
+ Mở rộng XKLĐ dịch vụ trong các lĩnh vực kiểm toán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ xã hội và gia đình đến một số nƣớc có mức thu nhập cao và có nền văn hóa tƣơng đồng với Việt Nam.
+ Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc đƣa sỹ quan, thủy thủ làm việc trên tàu vận tải biển theo ê kíp.
+ Đảm bảo một tỷ lệ nam, nữ hợp lý trong đó nữ chiếm hơn 40%. Tăng độ tuổi trung bình của ngƣời lao động khi đi nƣớc ngoài làm việc để đảm bảo về thể lực, tinh thần, tay nghề và nhận thức của ngƣời lao động.
+ Tăng tỷ trọng lao động xuất thân từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa vừa đáp ứng nhu cầu công ăn việc làm vừa thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi.
3.3.2.3. Cơ chế và bộ máy quản lý xuất khẩu lao động
Thống nhất quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, kiện toàn và xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc đủ mạnh trong tình hình mới, củng cố và tổ chức lại Cục Quản lý Lao động ngoài nuớc thuộc Bộ LĐ, TB và XH, hệ thống các Ban quản lý Lao động ở nƣớc ngoài, hỗ trợ và tạo hành lanh pháp lý cho các văn phòng đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở nuớc ngoài hoạt động. Tiến hành cải cách hành
chính trong hoạt động XKLĐ theo hƣớng thông thoáng, hiệu quả nhƣng đảm bảo việc quản lý nhà nuớc về XKLĐ theo pháp luật.
Thực hiện cải cách hành chính, giảm phiền hà cho ngƣời lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Giảm đến mức thấp nhất chi phí đóng góp của ngƣời lao động. Thực hiện xuất khẩu lao động gắn với các chiến lƣợc, chƣơng trình, dự án phát triển nghề, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội trong từng bƣớc đi, phù hợp với từng trình độ phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu lao động gắn với tăng trƣởng kinh tế bền vững, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
Xác định XKLĐ là trách nhiệm của toàn xã hội, khuyến khích và huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc tham gia đồng thời tăng cƣờng trách nhiệm của các bên trong hoạt động XKLĐ. Đẩy mạnh XKLĐ trƣớc hết là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị - xã hội có nhiệm vụ định hƣớng, tạo lập cơ chế chính sách, hệ thống văn bản pháp luật, giám sát, kiểm tra, uốn nắn, đầu tƣ, hỗ trợ phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trƣờng. Các doanh nghiệp XKLĐ, một mặt cần đầu tƣ vốn, kinh nghiệm, khoa học công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, ngoại ngữ và phẩm chất tốt, mặt khác phải nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng LĐ trong và ngoài nƣớc, tăng cƣờng quyền tự chủ, chủ động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật để hội nhập tích cực vào thị trƣờng quốc tế. Người lao động cần phải xác định rõ mục đích đi lao động ở nuớc ngoài, phấn đấu học nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng và tu dƣỡng đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật để nâng cao chất lƣợng sức lao động (thể lực, trí lực, tâm lực), nhằm đáp ứng yêu cầu thị trƣờng LĐ trong nƣớc và quốc tế.
Tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, mở rộng đối tƣợng tham gia xuất khẩu lao động, nhà nƣớc tạo mọi điều kiện cho các tổ chức mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo luật định tham gia vào hoạt động XKLĐ. Nhà nuớc quản lý XKLĐ thông qua pháp luật và các chính sách điều tiết vĩ mô.
Củng cố lại hệ thống các doanh nghiệp XKLĐ hiện có, thu hồi giấy phép các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, vi phạm pháp luật, tăng số lƣợng các DN chuyên trách, xây dựng những tổng công ty, tập đoàn mạnh về con ngƣời, vốn và thị trƣờng, phấn đấu đến năm 2015 có trên 30 DN và năm 2020 có trên 40 doanh nghiệp
với quy mô lao động xuất khẩu trên 1.500 ngƣời/năm [55,tr 4], hình thành một đội ngũ doanh nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Hoàn thiện và nhân rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chính quyền, đoàn thể địa phƣơng, hỗ trợ, tạo điều kiện cho mọi ngƣời có nhu cầu đi làm việc ở nƣớc ngoài nhất là lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa đƣợc tiếp cận tốt nhất với thông tin, cơ chế, thị trƣờng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
3.3.2.4. Hiệu quả kinh tế – xã hội
Cùng với việc nâng dần chất lƣợng lao động xuất khẩu nhằm duy trì số lƣợng lao động làm việc ở nƣớc ngoài từ 60 vạn đến 65 vạn vào năm 2015 và 75 vạn lao động vào năm 2020 chiếm từ 1% đến 1,5% lực lƣợng lao động cả nƣớc, giải quyết từ 5% đến 6% nhu cầu việc làm của ngƣời lao động hàng năm, góp phần vào chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, đồng thời đảm bảo và tăng thu nhập cho ngƣời lao động làm cho