Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 128)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.9. Giải pháp về hậu xuất khẩu lao động

Chính sách xuất khẩu lao động mang trong nó hai mục tiêu lớn: giải quyết việc làm và đào tạo nguồn lực cho đất nƣớc. Nhƣng khi sứ mệnh “giảm nghèo cho vùng khó khăn, làm giàu cho vùng thuận lợi” hoàn tất, một số đông lao động chất lƣợng cao về nƣớc trở lại cảnh thất nghiệp hoặc chờ một cơ hội ra đi khác.

Nhƣ vậy, để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sau XKLĐ góp phần điều hòa nguồn lao động phục vụ quá trình CNH - HĐH đất nƣớc, là động lực gián tiếp làm tăng khả năng cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cho XKLĐ và giảm tỷ lệ lao động phá vỡ hợp đồng khi làm việc ở nƣớc nƣớc, góp phần vào việc củng cố và phát triển

XKLĐ. Các chính sách cần phải cụ thể và phân biệt cho từng loại lao động khi về nƣớc với những lý do khác nhau.

Đối với lao động về nƣớc trƣớc hạn cần phân biệt nguyên nhân về nƣớc để có quy định hỗ trợ cụ thể nhằm tạo điền kiện cho ngƣời LĐ sớm tái hòa nhập xã hội.

Rủi ro do lý do khách quan: Mức hỗ trợ tài chính tỷ lệ nghịch với thời gian làm

việc ở nƣớc ngoài và thu nhập của ngƣời lao động, thời gian làm việc càng ngắn, thu nhập càng thấp thì mức hỗ trợ càng cao và ngƣợc lại, mức hỗ trợ phải đủ cho ngƣời LĐ có thể bù đắp các chi phí trƣớc khi đi và có khả năng hòa nhập vào cộng đồng.

Rủi ro do lý do chủ quan: Căn cứ vào nguyên nhân về nƣớc và tùy từng trƣờng

hợp cụ thể để hỗ trợ tài chính trên nguyên tắc tạo điều kiện cho ngƣời lao động có khả năng trả nợ vay và tái hòa nhập vào xã hội.

Đối với ngƣời LĐ hoàn thành hợp đồng, Nhà nuớc cần có chính sách hỗ trợ để tái hòa nhập, nhất là khuyến khích LĐ về nƣớc đúng hạn tránh tình trạng bỏ trốn gây khó khăn cho quản lý LĐ ở nƣớc ngoài. Nhà nuớc hỗ trợ kiến thức, tay nghề để ngƣời LĐ tự tạo việc làm hoặc đƣợc giới thiệu việc làm kể cả việc đào tạo lại theo đơn đặt hàng của các DN, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho ngƣời LĐ sử dụng hiệu quả đồng vốn tích lũy đƣợc sau khi làm việc ở nƣớc ngoài thông qua chính sách khuyến khích đầu tƣ, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất.

Các DN XKLĐ cần kết hợp giữa tạo việc làm nƣớc ngoài và tạo việc làm trong nƣớc, giới thiệu việc làm cho các lao động hoàn thành hợp đồng về nƣớc hoặc làm cầu nối giữa chủ sử dụng nƣớc ngoài và chủ sử dụng trong nƣớc, khuyến khích việc đƣa lao động đến làm việc tại các công ty mẹ, các công ty trong cùng hệ thống để sau khi về nƣớc, ngƣời lao động có ngay việc làm ổn định, nhanh chóng hòa nhập xã hội.

Hình thành một bộ máy trực thuộc Ngành LĐ-TB và XH nhằm khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hậu XKLĐ, đồng thời có sự phân công, phân cấp quản lý nguồn LĐ này trong phạm vi cả nƣớc, quản lý thông tin liên quan đến LĐ theo thị trƣờng, ngành nghề,... khi còn làm việc ở nƣớc ngoài và nhu cầu LĐ của các DN trong nƣớc để có thể gắn kết và giới thiệu công việc cho ngƣời LĐ ngay sau khi về nƣớc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 128)