ĐƢỜNG LỐI, CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. ĐƢỜNG LỐI, CHỦ TRƢƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC

NƢỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Đầu những năm 1990 sau khi hệ thống các nƣớc XHCN tan rã, kế thừa những kết quả và một số kinh nghiệm đạt đƣợc trong thời kỳ hợp tác quốc tế về LĐ với các nƣớc XHCN giai đoạn 1980-1990, Đảng và Nhà nƣớc ta nhận thấy ý nghĩa và hiệu quả của XKLĐ đối với sự phát triển đất nƣớc. Vì vậy, đã có những thay đổi về nhận thức và

chỉ đạo hoạt động XKLĐ. Điều này đƣợc khẳng định qua các văn kiện Đại hội Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Ngày 9/11/1991 Chính phủ ban hành Nghị định số 370/ HĐBT, đã nêu rõ: “Đưa người LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người LĐ và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hoá khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước đã sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng,

hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau”[25].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 và nhất là Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22/9/1998 của Bộ Chính trị đã xác đinh rõ: “XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động KT-XH góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.... Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nuớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp

tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước”[2].

Đại hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế chính sách về đạo tạo nguồn lao động, đưa lao động ra nước ngoài, bảo vệ quyền lợi và tăng uy tín của người lao động Việt

Nam ở nước ngoài”[13]. Luật hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng về XKLĐ, Nhà

nƣớc đã ban hành Bộ Luật LĐ và một số nghị định liên quan đến XKLĐ. Năm 2006 đánh dấu một bƣớc quan trọng trong việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến XKLĐ bằng việc Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007.

Những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về xuất khẩu lao động trong thời kỳ này đƣợc thể hiện thông qua các chính sách sau:

Cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ: Nhà nƣớc cho phép các DN, tổ

chức kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, hội đủ các điều kiện về vốn pháp định, bộ máy tổ chức, có đề án hoạt động đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, đóng tiền ký quỹ đƣợc tham gia XKLĐ.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động: Nhà nƣớc khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho các DN XKLĐ tiến hành thăm dò, tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng phù hợp với trình độ, tay nghề và chất lƣợng nguồn nhân lực Việt Nam.

Đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người LĐ: các tổ chức

trƣớc khi đƣa ngƣời LĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài phải tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo tay nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng cho ngƣời LĐ phù hợp với từng loại hình công việc, thị trƣờng nơi ngƣời LĐ sẽ đến làm việc.

Hỗ trợ tài chính trong xuất khẩu lao động: Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣời lao động một

phần các phí đào tạo tay nghề, dạy ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng từ Quỹ Giải quyết việc làm và cho ngƣời lao động vay tín chấp theo lãi suất ƣu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách - Xã hội, ngân hàng thƣơng mại nhất là các đối tƣợng chính sách, bộ đội xuất ngũ, LĐ nghèo, lao động vùng sâu, vùng xa, hải đảo, dân tộc ít ngƣời, thiểu số.

Quản lý xuất khẩu lao động: Nhà nƣớc thống nhất quản lý XKLĐ theo đƣờng lối,

chủ trƣơng, chính sách và pháp luật trên cơ sở thông thoáng và bình đẳng, nhằm tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện cùng tham gia.

2.3. TÌNH HÌNH XKLĐ NGHỆ AN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

Từ năm 1991 đến nay, XKLĐ nƣớc ta nói chung, và tỉnh Nghệ an nói riêng phát triển theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc qua 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1991 đến năm 1999, đƣợc gọi là thời kỳ chuyển đổi XKLĐ. Trong thời gian này, bắt đầu tiến hành và thể chế hóa chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về đổi mới chính sách, cơ chế XKLĐ với việc ra đời các văn bản pháp luật và hình thành đội ngũ các DN, tổ chức làm dịch vụ XKLĐ. Giai đoạn tiếp theo từ năm 2000 - đến nay đƣợc gọi là thời kỳ đẩy mạnh và hội nhập của XKLĐ. Trong thời gian này, XKLĐ vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển. Chúng ta đã đẩy mạnh XKLĐ cả về tốc độ lẫn quy mô với các hình thức đƣa đi đa dạng, số lƣợng DN XKLĐ ngày càng tăng, xây dựng đƣợc hệ thống văn bản pháp lý về XKLĐ tƣơng đối hoàn chỉnh với việc ban hành Luật ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)