Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 122)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.7. Giải pháp về tài chính cho xuất khẩu lao động

Giải pháp tài chính góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh XKLĐ, quyết định đến hiệu quả kinh tế - xã hội và phụ thuộc vào số lƣợng và chất lƣợng LĐ làm việc ở nuớc ngoài cũng nhƣ các chính sách của Đảng và Nhà nuớc.

3.4.7.1. Tiền dịch vụ

Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà ngƣời LĐ phải nộp cho DN XKLĐ để thực hiện hợp đồng đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Theo quy định hiện nay (Thông tƣ Liên bộ số 16/2007/TTLT - LĐTBXH - BTC ngày 11/07/2007) tiền dịch vụ không quá một tháng luơng cơ bản (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc đối với LĐ và không quá 1,5 tháng lƣơng đối với sỹ quan thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển, tổng mức tiền dịch vụ không đƣợc vƣợt quá 3 tháng

lƣơng theo hợp đồng/ngƣời/hợp đồng và phải đƣợc ghi rõ trong hợp đồng. Hiện nay mức phí này còn cao đối vối ngƣời LĐ nhất là thị trƣờng có thu nhập cao nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, chính vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất theo hƣớng giảm tiền dịch vụ theo từng thị trƣờng và có thể tối đa không quá 1 tháng lƣơng hợp đồng/năm đối với thị trƣờng có thu nhập cao.

Khuyến khích các DN giảm tiền phí dịch vụ cho ngƣời LĐ hoặc tạo điều kiện để ngƣời LĐ đƣợc khấu trừ dần từ thu nhập khi ra nƣớc ngoài làm việc.

3.4.7.2. Tiền môi giới

Tiền môi giới là khoảng chi phí mà DN phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng LĐ. Ngƣời LĐ có trách nhiệm hoàn trả một phần hay toàn bộ tiền môi giới cho DN. Theo Thông tƣ số 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11/7/2007, DN XKLĐ đƣợc thu tiền môi giới với mức không vuợt quá 1 tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng cho một năm làm việc nhƣng không vƣợt quá mức quy định theo quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB và XH cho từng thị trƣờng và công việc. Quyết định này nhằm hạn chế chi phí cho ngƣời lao động, tránh việc lừa đảo, thu quá quy định của DN. Tuy nhiên trên thực tế, đơn hàng khan hiếm làm nhà môi giới trở nên có giá, họ dễ dàng chia nhỏ đơn hàng và chào cho nhiều DN với mức phí môi giới tăng dần làm cho phí môi giới thực tế các DN XKLĐ phải trả ngày càng cao. Hậu quả tình trạng này là tiền môi giới trên thị trƣờng là phí “ ảo” do môi giới tự nâng lên vì lợi nhuận, bắt ép các DN Việt Nam, trong khi đó một số DN cạnh tranh nhau, chấp nhận bằng mọi giá để có đƣợc đơn hàng, còn Nhà nƣớc thì khó quản lý, gây thiệt thòi cho ngƣời lao động. Vì vậy, Nhà nƣớc nên quy định mức trần linh hoạt cho từng thị trƣờng và trên cơ sở thực tế và không nên cứng nhắc để DN dễ vận dụng tránh tình trạng các DN lách luật bằng cách để ra nhiều loại phí trá hình. Nhà nƣớc cần phải thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra, xử phạt nghiêm khắc các DN thực hiện không đúng theo quy định về tiền môi giới.

3.4.7.3. Tiền ký quỹ

Tiền ký quỹ bao gồm tiền ký quỹ của DN và ngƣời lao động nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Hiện nay việc thu tiền ký quỹ đƣợc căn cứ vào thông tƣ liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/09/2007. Tiền ký quỹ của DN mức tối thiểu là 1 tỷ đồng ngoài ra đối với các hợp đồng nâng cao tay nghề các DN phải ký quỹ thêm với mức 10% tiền vé máy bay một

lƣợt theo số lƣợng lao động đăng ký. Tiền ký quỹ của ngƣời lao động do ngƣời lao động và DN tự thỏa thuận và không vƣợt quá mức quy định mà Bộ LĐ-TB và XH ban hành và phải đƣợc ghi trong hợp đồng. Cách quy định này hiện nay đang gây khó khăn cho ngƣời LĐ vì rất ít các DN thực hiện theo mức trần mà thƣờng thỏa thuận với ngƣời LĐ và để ngoài hợp đồng trong khi đó ngƣời LĐ nôn nóng đƣợc ra nƣớc ngoài làm việc nên thƣờng chấp nhận mức đƣa ra của DN làm tăng chi phí trƣớc khi đi.

Do tự thỏa thuận ký quỹ nên tại một số thị trƣờng nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... các doanh nghiệp đã đƣa ra nhiều hình thức ký quỹ khác nhau nhƣ giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, giữ giấy tờ có giá trị… dẫn đến khi xảy ra những rủi ro trong quá trình đi làm việc ở nƣớc ngoài đã kéo theo những tranh chấp khó xử lý về bồi thƣờng cho lao động, hoàn tiền ký quỹ… Ngay cả việc doanh nghiệp sử dụng, quản lý tiền ký quỹ của ngƣời lao động cũng gặp khó khăn.

Nhƣ vậy, những quy định đã có không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tế nên cần phải có quy định cụ thể mức trần ký quỹ và cần chi tiết đến từng thị trƣờng hoặc từng ngành nghề đặc biệt. Tiền ký quỹ sẽ đƣợc sử dụng khi lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài gặp rủi ro, muốn trở về nƣớc... Đặc biệt, đây cũng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng lao động bỏ hợp đồng khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.

Mặt khác, cần khuyến khích các DN áp dụng các biện pháp nhƣ bảo lãnh, cam kết của gia đình, chính quyền sở tại, tín chấp, thế chấp để giảm tiền ký quỹ, làm giảm phần nào gánh nặng tài chính cho ngƣời lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động an tâm khi ra nƣớc ngoài làm việc.

3.4.7.4. Chính sách hỗ trợ và cho người lao động vay vốn

Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích XKLĐ theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009 – 2020; Quyết định số 73/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách xuất khẩu lao động; Hƣớng dẫn số 1964/LĐTBXH-LĐVL ngày 04/10/2010 của Sở Lao động – TB & XH về việc thực hiện chính sách xuất khẩu lao động theo Quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 12/8/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về một số cơ chế chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo tƣ 30% trở lên ngoài Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và Quyết định 470/QĐ-LĐTBXH ngày 19/04/2011 phê duyệt “Dự

án hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng”. Một số việc làm cụ thể giúp ngƣời lao động có đủ tài chính khi đi làm việc ở nuớc ngoài nhƣ sau:

Các ngân hàng thương mại bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của

người LĐ, áp dụng hạn mức cho vay sát với chi phí thực tế từng thị trƣờng với mức lãi

suất hợp lý và ƣu tiên với những ngƣời LĐ mở tài khoản và gửi thu nhập về ngân hàng, xác định kỳ hạn trả nợ vay thích hợp với từng đối tƣợng LĐ trên cơ sở mức vay, thu nhập hàng tháng, thời hạn hợp đồng. Đồng thời đa dạng hóa các nguồn vốn vay và hỗ trợ. Ngƣời đi XKLĐ không chỉ đƣợc vay vốn từ các ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách xã hội mà còn đƣợc hỗ trợ chi phí từ ngân sách nhà nƣớc thông qua Chƣơng trình Quốc gia giải quyết việc làm, Chƣơng trình Xoá đói giảm nghèo, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc hoặc thông qua các tổ chức chính trị xã hội khác.

UBND tỉnh có kế hoạch trích kinh phí từ ngân sách địa phƣơng hàng năm hỗ trợ việc đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lƣợng lao động xuất khẩu, có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các địa phƣơng trong việc điều tra, khảo sát, phân loại lao động và xây dựng quy hoạch, kế hoạch lâu dài về XKLĐ. Sở LĐTB&XH, Sở Kế hoạch – Đầu tƣ, Sở Tài chính phối hợp nghiên cứu tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách ƣu đãi về thuế thu nhập, thu hút đầu tƣ cho công tác XKLĐ, khen thƣởng cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch XKLĐ hàng năm, khuyến khích LĐXK về nƣớc và gửi vốn về đầu tƣ phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà; chỉ đạo thành lập “Quỹ rủi ro”, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý tài chính, sử dụng ngoại tệ tại đơn vị XKLĐ.

Áp dụng các biện pháp tăng cường trách nhiệm của người lao động, gia đình,

chính quyền địa phương và các DN XKLĐ để đảm bảo thu hồi nợ cho ngân hàng. Hiện

nay, việc một số ngƣời lao động không hoàn trả đủ, đứng kỳ hạn vốn và lãi vay đang làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy cần thiết phải áp dụng một số các biện pháp đảm bảo thu hồi nợ vay thông qua việc phối kết hợp của các bên có liên quan nhƣ:

+ Phối kết hợp chặt chẽ giữa Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội, các cấp chính quyền thành phố/xã/thị trấn, các ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp XKLĐ trong hoạt động cho vay vốn và thu hồi nợ.

+ Ngƣời LĐ mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng đã cho vay vốn và cam kết chuyển thu nhập về tài khoản này. Doanh nghiệp XKLĐ đàm phán với chủ sử dụng

lao động định kỳ chuyển thu nhập của ngƣời LĐ về nƣớc vào tài khoản của họ mở tại ngân hàng. Định kỳ ngân hàng trích từ tài khoản cá nhân của ngƣời LĐ để thu hồi vốn và lãi vay theo các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký.

+ Áp dụng các biện pháp đảm bảo nhƣ hợp đồng bảo lãnh với trƣờng hợp vay không phải thế chấp tài sản đối với ngƣời LĐ không thuộc diện chính sách.

+ Cần áp dụng các biện pháp chế tài trong trƣờng hợp ngƣời lao động không hoàn trả các khoản vay vì lý do chủ quan hoặc trục lợi.

Tiến hành cải tiến, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn đối với người lao động,

rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ và quyết định cho vay để ngƣời lao động có thể vay

vốn đƣợc nhanh nhất, dễ dàng nhất.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến sâu rộng chủ trƣơng chính

sách cho vay vốn của Nhà nƣớc không chỉ đến từng ngƣời LĐ mà còn cả gia đình họ để giáo dục, động viên con em họ làm việc tốt, chấp hành tốt các điều khoản trong hợp đồng vay đã ký, trả lãi và vốn cho ngân hàng đúng kỳ hạn.

3.4.7.5. Thành lập Quỹ rủi ro xuất khẩu lao động

Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời LĐ, nhất là những LĐ phải về nƣớc trƣớc hạn nên có quy định bắt buộc các DN ngoài mức ký quỹ hiện nay là 1 tỷ nộp tại Ngân hàng cần phải lập quỹ chống rủi ro cho ngƣời LĐ, các DN căn cứ vào số lƣợng LĐ đƣa đi làm việc ở nuớc ngoài, trích từ tiền phí dịch vụ để lập Qũy rủi ro, mức trích phụ thuộc vào từng thị trƣờng, mức phí dịch vụ và số lƣợng LĐ sao cho đủ khả năng hỗ trợ cho LĐ nếu xảy ra tình trạng LĐ phải về nƣớc trƣớc hạn.

Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên trong tỉnh thành lập "Quỹ rủi ro" với sự hƣởng ứng nhiệt tình của tất cả lao động chuẩn bị đi xuất khẩu. Tỉnh Hà tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị làm nhiệm vụ xuất khẩu lao động thành lập "Quỹ rủi ro" bƣớc đầu đã có những thành quả đáng kể, cụ thể từ năm 2000 đến năm 2004, bình quân mỗi năm toàn tỉnh Hà Tỉnh đƣa đƣợc 7.000 ngƣời đi lao động ở nƣớc ngoài (trƣớc đây con số này chỉ là kế hoạch đặt ra nhƣng chƣa thực hiện đƣợc). Việc thành lập "Quỹ rủi ro" là một trong những giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác xuất khẩu lao động [61]. Đây là phƣơng pháp hay để tỉnh Nghệ An học hỏi.

Song song với Quỹ rủi ro do DN lập, khuyến khích các địa phƣơng có nhiều LĐ đi làm việc ở nuớc ngoài lập Quỹ rủi ro bằng tiền LĐ đóng góp, tiền hỗ trợ của DN

nhằm chủ động giải quyết những trƣờng hợp LĐ về nuớc trƣớc hạn do lý do khách quan gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập xã hội.

3.4.7.6. Phát huy hiệu quả hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước

Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu lao động theo quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tƣờng Chính phủ, trong đó quy định Quỹ Hỗ trợ Việc làm ngoài nƣớc hoạt động phi lợi nhuận, đƣợc miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc. Quỹ do Bộ LĐ TB và XH quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật. Quỹ chấp hành các quy định hiện hành của nhà nuớc về thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán. Mức vốn ban đầu của Quỹ đƣợc hình thành từ số dƣ của Quỹ hỗ trợ XKLĐ, 1% từ doanh thu phí dịch vụ XKLĐ của DN, phần góp 100.000 VNĐ/ngƣời/hợp đồng từ ngƣời LĐXK và tiền lãi từ tài khoản tiền gửi, các khoản thu hợp pháp khác của Quỹ.

Báo An ninh thủ đô ngày 09/9/2010 đăng bài “Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động:

Hoạt động chưa hiệu quả” trong đó viết “tính đến hết năm 2012, số dƣ của quỹ là hơn

114 tỷ đồng, trong đó thu từ các doanh nghiệp và ngƣời lao động gần 30 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm gần đây Quỹ mới chi hỗ trợ số tiền trên 5 tỷ đồng, trong đó, tiền hỗ trợ trực tiếp cho ngƣời lao động và thân nhân trên 600 trƣờng hợp gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài phải về nƣớc, trên 120 thân nhân của lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài. Trong khi đó cuối năm 2010 và 2011, rất nhiều ngƣời lao động và doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế phải về nƣớc trƣớc thời hạn không nhận đƣợc sự hỗ trợ”. Đây là vấn đề đáng lƣu tâm cho lãnh đạo chuyên trách XKLĐ tỉnh nhà nói riêng và nhà nƣớc nói chung.

Trong thời gian tới cần đƣa Quỹ vào hoạt động có hiệu quả, muốn vậy cần thực hiện tốt quy định của Quỹ; Sở LĐ- TB&XH tỉnh phối kết hợp với Bộ LĐ- TB&XH cần làm rõ trách nhiệm việc vận hành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc.

Mặt khác, tăng vốn cho Quỹ, mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng hỗ trợ, đơn giản hóa và tiến hành nhanh thủ tục hỗ trợ, đồng thời tăng cƣờng công tác quảng bá tuyên truyền lợi ích của Quỹ để các bên có liên quan ủng hộ và tham gia tích cực.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)