Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 94)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.2. Nguyên nhân của yếu kém và hạn chế trong thời gian qua

XKLĐ của tỉnh thời gian qua đạt đƣợc một số thành tựu là do sự quan tâm, chỉ đạo thƣờng xuyên của Lãnh đạo tỉnh và các Sở ban ngành liên quan, sự cố gắng và năng động của các bên tham gia, sự đồng tình và ủng hộ của dƣ luận xã hội. Tuy vậy XKLĐ Nghệ An còn nhiều hạn chế nhƣ trên là do những nguyên nhân yếu kém sau:

- Nhận thức về công tác XKLĐ của các cấp, các ngành và ngƣời lao động chƣa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Chƣa xác định lợi ích nhiều mặt do XKLĐ mang lại cho xã hội và bản thân ngƣời lao động nên chƣa thực sự quan tâm, tập trung đầu tƣ chỉ đạo thực hiện.

- Công tác thông tin, tuyên truyền về XKLĐ còn nhiều hạn chế, ngƣời lao động chƣa tiếp cận đƣợc nhiều các thông tin về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về XKLĐ, thông tin về thị trƣờng, nghĩa vụ và lợi ích, điều kiện làm việc, thu nhập và các khoản chi phí đóng góp trƣớc khi đi... Mặt khác sự nhiễu loạn của việc quảng cáo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng cũng nhƣ hoạt động môi giới trái phép của một số cá nhân và tổ chức đã gây không ít hoài nghi cho ngƣời lao động.

- Năng lực và hiệu quả hoạt động của một số doanh nghiệp XKLĐ và đơn vị làm dịch vụ cung ứng LĐXK còn hạn chế thiếu sót trong việc khai thác hợp đồng, độ tin cậy của một số hợp đồng cung ứng thấp. Chƣa thật sự gắn lợi ích của đơn vị mình với

lợi ích của ngƣời lao động và lợi ích chính trị - xã hội nói chung trong quá trình thực hiện nhiệm vụ XKLĐ.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số địa phƣơng chƣa thực sự quyết liêt, còn xem nhẹ lợi ích nhiều mặt của công tác xuất khẩu lao động.

- Trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của một số UBND huyện, xã đối với công tác XKLĐ, nhất là việc phối hợp chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động dịch vụ, môi giới XKLĐ trên địa bàn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thƣờng xuyên.

- Thị trƣờng lao động ngoài nƣớc đang có những thay đổi căn bản về nhu cầu, chất lƣợng và cơ cấu lao động nhập khẩu dẫn đến sự cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các nƣớc XKLĐ, trong số đó có nhiều nƣớc trong khu vực có điều kiện tƣơng đồng với nƣớc ta, nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin,... là những nƣớc đã có nhiều năm kinh nghiệm về XKLĐ, đã có quan hệ hợp tác lao động lâu dài với một số nƣớc tiếp nhận lao động. Sự cạnh tranh không dừng lại giữa các quốc gia mà ngay cả giữa các DN XKLĐ trong cùng một quốc gia, giữa ngƣời lao động với nhau cũng hết sức quyết liệt. Trong khi đó chính sách nhập khẩu lao động nƣớc ngoài của các nƣớc tiếp nhận luôn có biến động và khó lƣờng gây nên sự thụ động và bất lợi cho việc ổn định thị trƣờng xuất khẩu lao động của ta trong thời gian vừa qua.

- Phần lớn lao động xuất khẩu có chất lƣợng thấp,một bộ phận chƣa ý thức đƣợc về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia XKLĐ, thiếu ý thức về danh dự và cộng đồng, nhiều lao động còn thụ động trong việc xác định nghề nghiệp và công việc, trong khi đó đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng cho ngƣời LĐ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng LĐ ngoài nƣớc. Ví dụ cụ thể hiện nay ý thức cộng đồng của một số lao động đang làm việc tại Hàn Quốc chƣa cao nên sau khi hết hạn hợp đồng lao động không về nƣớc đúng hạn mà ở lại làm việc và cƣ trú bất hợp pháp dẫn đến phía đối tác Hàn Quốc dừng tiếp nhận lao động Việt Nam nói chung và LĐ Nghệ An nói riêng. Là nguyên nhân dẫn đến hơn 1.200 lao động Nghệ An đã vƣợt qua kỳ thi tiếng Hàn không thể sang làm việc tại Hàn Quốc.

- Chính sách hậu XKLĐ chƣa tạo đƣợc sự an tâm cho lao động làm việc ở nƣớc ngoài cũng nhƣ phát huy hiệu quả vốn, tay nghề, kinh nghiệm của ngƣời lao động thu lƣợm đƣợc trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu về thị trƣờng lao động Nghệ An trong những năm qua để thấy đƣợc việc mất cân đối trong quan hệ cung, cầu lao động và việc đƣa lao động đi nƣớc ngoài làm việc là đòi hỏi khách quan mang tính cấp bách nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần chung sức với toàn quốc vào tăng cƣờng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng trƣởng và pháp triển bền vững. Chƣơng 2 đã đƣa ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách xuất khẩu lao động kể từ năm 1991 đến nay và nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế tế hiện nay để từ đó đi sâu phân tích một cách toàn diện tình hình phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An trong những năm qua nhất là 5 năm trở lại đây, nhấn mạnh đến các thị trƣờng trọng điểm chiếm gần 90% số lƣợng lao động xuất khẩu hàng năm của Nghệ An nhƣ Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Đông, phân tích hình thức đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc, các cơ cấu lao động xuất khẩu, tình hình doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tình hình tạo nguồn lao động xuất khẩu, hiệu quả kinh tế và xã hội mà xuất khẩu lao động mang lại cho ngƣời lao động, doanh nghiệp, nhà nƣớc và toàn xã hội.

Đồng thời chƣơng 2 đã chỉ ra nhƣng tồn tại và hạn chế cơ bản của phát triển xuất khẩu lao động Nghệ An thời gian qua. Đó là những hạn chế từ thị trƣờng xuất khẩu lao động, từ cơ chế, chính sách và quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, quản lý lao động làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu lao động, từ nguồn lao động xuất khẩu, từ hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động để từ đó đi sâu phân tích các nguyên nhân cơ bản của những tồn tại và hạn chế đó.

Nội dung chƣơng 2 chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm phát triển bền vững xuất khẩu lao động Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

Hội nhập kinh tế thế giới và tham gia ngày càng tích cực vào thị trƣờng lao động quốc tế là xu hƣớng tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay và là một trong những định hƣớng quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động của tỉnh nghệ an đến năm 2020 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)