7. Kết cấu của luận văn
1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
TẾ QUỐC TẾ
1.2.1. Khái niệm
Phát triển XKLĐ là một quá trình tăng trƣởng đƣợc phản ánh thông qua sự gia tăng về mặt số lƣợng cũng nhƣ sự thay đổi về cơ cấu, chất lƣợng, tỷ trọng các thành phần tham gia và các cấu thành tạo nên XKLĐ. Sự phát triển XKLĐ phải chứa đựng yếu tố bền vững, có nền tảng, hiệu quả và ổn định, phát huy các mặt tích cực đồng thời hạn chế các mặt tiêu cực tác động đến nƣớc xuất cƣ cũng nhƣ nƣớc nhập cƣ không chỉ thời gian trƣớc mắt mà cả lâu dài. Phát triển XKLĐ phải phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và phát triển KT-XH theo từng giai đoạn của nƣớc xuất cƣ trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng ngoài nƣớc và khả năng đáp ứng nguồn lực nƣớc XKLĐ. Sự phát triển XKLĐ đƣợc đo lƣờng thông qua việc so sánh các kết quả mà XKLĐ đạt đƣợc với các chỉ tiêu của kế hoạch đề ra hoặc so sánh với các kết quả đạt đƣợc trong quá khứ có tính đến tốc độ phát triển, quy mô, cơ cấu,
, , ( ) * n m l k Qj PjPjqPjc Exj
tỷ trọng, chất lƣợng... liên quan đến thị trƣờng XKLĐ, nguồn nhân lực xuất khẩu hàng năm và thƣờng xuyên làm việc ở nƣớc ngoài, thu nhập, điều kiện sống và làm việc của ngƣời LĐ, Kim ngạch XKLĐ, hình thức đƣa đi, đội ngũ các tổ chức XKLĐ, cơ sở hạ tầng và pháp lý XKLĐ, quản lý nhà nƣớc về XKLĐ.
Từ đó có thể hiểu “Phát triển xuất khẩu lao động là việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động gắn liền với yếu tố bền vững phù hợp với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội của nước xuất cư theo từng giai đoạn trên cơ sở nhu cầu lao động của nước nhập cư bao gồm phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực, phát triển các tổ chức xuất khẩu lao động, phát triển hình thức đưa lao động ra nước ngoài, phát triển cơ chế quản lý và cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu lao động và phát triển quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động”.